Nhiều năm trở lại đây, khi nhu cầu sử dụng thuốc điều trị bệnh, chăm sóc sức khỏe, cũng như nhu cầu về mỹ phẩm, thực phẩm chức năng của người dân tăng lên thì ngành Dược lại càng có nhiều cơ hội khẳng định tầm quan trọng của mình. Hiện nay, Việt Nam đã trở thành thị trường dược phẩm lớn thứ hai tại Đông Nam Á và là một trong 17 quốc gia được xếp vào nhóm có mức tăng trưởng ngành Dược cao nhất. 

Chuyển đổi số hiện là mục tiêu hàng đầu của quốc gia và ngành Dược là một trong số những ngành ưu tiên chuyển đổi. Xu hướng chuyển đổi số mở ra cho doanh nghiệp những cơ hội thực hiện các chiến dịch marketing nhanh chóng và hiệu quả, giúp tiếp cận khách hàng với chi phí rẻ hơn, đồng thời, việc quản lý hồ sơ, dữ liệu của các doanh nghiệp hay các nhà thuốc cũng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

THỰC TRẠNG NGÀNH DƯỢC TẠI VIỆT NAM

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, số dân Việt Nam có độ tuổi từ 65 trở lên dự kiến đạt 7,4 triệu người vào cuối năm nay, tăng gần 7,9% trong tổng số dân cả nước và thậm chí đến năm 2050 ước đạt 18,1%. Điều này có nghĩa là, khi tốc độ già hóa gia tăng, nhu cầu chăm sóc sức khỏe cũng sẽ tăng theo, dẫn đến tỷ lệ sử dụng bảo hiểm y tế tăng lên và do đó, ngành Dược có nhiều cơ hội phát triển hơn.

Theo thống kê gần đây cho thấy, chi tiêu bình quân đầu người dành cho thuốc và các thực phẩm chức năng tại Việt Nam đã tăng từ 37,97 USD/ người vào năm 2015 lên 56USD/ người vào cuối năm 2017. Nếu tính chung chi phí y tế, tỷ lệ chi tiêu cho thuốc tại Việt Nam đang chiếm 33%, trong khi con số này ở Trung Quốc là 39 %, Thái Lan 34%, còn Australia là 16%. 

Dự báo từ hãng nghiên cứu thị trường IBM về độ lớn thị trường, thị trường dược phẩm nước ta sẽ đạt 7,7 tỷ USD vào năm 2021, và có thể lên đến 16,1 tỷ USD năm 2026, với tỷ lệ tăng trưởng kép lên tới 11% tính theo Việt Nam Đồng. Theo kết quả khảo sát của Vietnam Report, 100% các chuyên gia nhận định rằng ngành Dược Việt Nam trong giai đoạn 2019-2020 sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức hai con số, trong đó 80% chuyên gia tin tưởng rằng, mức tăng trưởng sẽ ổn định từ 10-15%. 

Mặc dù ngành Dược trong nước đã có những bước tăng trưởng mạnh mẽ song tình hình sản xuất dược phẩm vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Sản xuất dược phẩm chỉ đáp ứng được khoảng 52,5% nhu cầu dược phẩm trong nước, số còn lại phải thông qua nhập khẩu. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu dược phẩm tháng 2/2020 tăng 26,5% so với tháng 1/2019, đạt 267,38 triệu USD, so với tháng 2/2019 cũng tăng 49,2%. Tính chung cả 2 tháng đầu năm 2020, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng dược phẩm vào Việt Nam đạt 460,5 triệu USD, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm trước. 

Pháp, Đức, Mỹ, Ấn Độ vẫn là những thị trường lớn cung cấp dược phẩm cho Việt Nam, trong đó nhập khẩu nhiều nhất từ thị trường Pháp với 59,74 triệu USD, chiếm 13% tổng kim ngạch nhập khẩu dược phẩm của cả nước. Đức là thị trường lớn thứ 2 chiếm 12,2% tổng kim ngạch với 55,93 triệu USD. Đứng thứ ba là thị trường Mỹ với 47,77 triệu USD, chiếm 10,4%.

TÁC ĐỘNG CỦA CHUYỂN ĐỔI SỐ ĐẾN NGÀNH DƯỢC

Cuộc cách mạng 4.0 đã tác động lớn đến mọi ngành nghề, trong đó có cả ngành Dược. Để việc tham gia hội nhập trong cuộc cách mạng này hiệu quả, luôn cần môi trường chính sách, cơ chế quản lý theo phương thức dữ liệu, số hóa cụ thể. Điều này đã được Cục Quản lý Dược khẳng định trong lễ công bố số hóa và kế hoạch chuyển đổi số ngành Dược. 

Thứ nhất, khám, chữa bệnh từ xa, thiết bị y tế hỗ trợ AI, hồ sơ sức khỏe điện tử là những minh chứng rõ rệt nhất cho thấy tác động tích cực của công nghệ trong việc chăm sóc sức khỏe. Chuyển đổi số trong ngành Dược giúp hợp lý hóa công việc của bác sĩ, tối ưu hóa hệ thống, cải thiện kết quả của người bệnh, giảm thiểu các lỗi hay gặp của con người, đồng thời giảm chi phí thông qua các trải nghiệm qua website hay ứng dụng điện thoại.

Theo nghiên cứu của một công ty tư vấn sức khỏe tại Mỹ, người tiêu dùng ngày nay lên mạng để lấy thông tin y tế vì những lý do sau:

Như vậy, qua các kênh trực tuyến liên kết trực tiếp với bác sĩ hay dược sĩ, đội ngũ y tế này trở thành nhà cung cấp dịch vụ sức khỏe theo yêu cầu để đáp ứng tốt hơn nhu cầu thay đổi của bệnh nhân. Đây chính là một trong những lợi ích của chuyển đổi số trong ngành chăm sóc sức khỏe.

Thứ hai, nguồn dữ liệu online giúp giảm tỷ lệ sai sót trong kê đơn, cảnh báo sự mâu thuẫn giữa sức khỏe bệnh nhân với đơn thuốc và những nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra cho các chuyên gia y tế và bệnh nhân.

Thứ ba, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chăm sóc y tế dự phòng. Có tới 70% số lượng người vào bệnh viện hay các phòng khám là những bệnh nhân tái khám. Việc phân tích dữ liệu có thể xác định những người này và có những phương pháp phòng ngừa để giảm tình trạng họ quay trở lại. Ngoài ra, thông tin được tổng hợp qua các kênh giúp các doanh nghiệp y tế, dược phẩm dự đoán được căn bệnh nào sẽ trở thành vấn nạn trong tương lai gần và có những khuyến nghị về lối sống cho người dân và bệnh nhân.

Thứ tư, phân bổ và sử dụng nhân sự chính xác hơn. Dựa vào nguồn dữ liệu khai thác được, các bệnh viện và phòng khám có thể ước tính tỷ lệ nhập viện trong tương lai, giúp bộ phận nhân sự phân bổ nhân viên phù hợp. Điều này giúp tiết kiệm chi phí và giảm thời gian bệnh nhân phải chờ đợi. 

Thứ năm, các công ty sản xuất dược phẩm có thể khai thác được thông tin thị trường và xác định số lần mua lại sản phẩm và ngân sách sản phẩm dựa trên nhu cầu hiện tại và dự đoán cho tương lai. Cùng với sự hiểu biết thị trường đó, đội ngũ bán hàng và chăm sóc khách hàng cũng sẽ dễ dàng hơn trong việc xác định khách hàng mục tiêu về nhu cầu và mong muốn của họ, từ đó có những chiến lược marketing phù hợp.

KHÓ KHĂN TRONG CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH DƯỢC

Chuyển đổi số là sự chuyển đổi tất cả các hoạt động, quy trình và năng lực theo cách cho phép chúng ta khai thác các lợi thế của công nghệ kỹ thuật số mới. Ngay bây giờ, các công ty dược phẩm đang phải đối mặt với một lựa chọn khó khăn: hoặc phát triển theo kỷ nguyên mới bằng cách xây dựng một tổ chức kỹ thuật số, hoặc có nguy cơ trở nên kém cạnh tranh hơn trên thị trường khi họ không chấp nhận sự thay đổi.

Kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng Coronavirus, lĩnh vực dược phẩm đã chứng kiến lượng truy cập trực tuyến trên các trang web chuyên ngành tăng tới 35%. Sự mở rộng của nó trên các trang web trực tuyến rất đáng chú ý: nằm năm 2014, thị trường dược phẩm trực tuyến toàn cầu đạt 29 tỷ USD; dự kiến đến năm 2023 con số này có thể lên tới 128 tỷ USD.

Sự gia tăng nhu cầu đối với một số loại dược phẩm chỉ là nhu cầu tạm thời và dễ hiểu của thị trường do liên quan đến cuộc khủng hoảng lan truyền. Trọng tâm thực sự của ngành dược là làm thế nào để đáp ứng nhu cầu cũng như những thay đổi trong mạng lưới sản xuất và phân phối. Đồng thời, các công ty sản xuất dược phẩm cũng cần phải có những chiến lược để có thể duy trì chuỗi bán hàng của họ khi phải đối mặt với những thay đổi lâu dài hơn so với những thay đổi do nhu cầu gia tăng đột biến.

Bên cạnh đó, chi phí cao cộng với độ phức tạp về công nghệ mới cũng là một trở ngại đối với việc phát triển công nghệ tại các công ty dược. Mặc dù đã có những ứng dụng sẵn có nhưng để áp dụng nó vào từng doanh nghiệp lại cần một thời gian dài. Thêm nữa, các công ty sẽ phải đầu tư thời gian và tiền bạc vào việc huấn luyện và đào tạo nhân viên để có thể sử dụng những công nghệ này. Mặt khác, các nhân viên y tế hay các dược sĩ không có đủ thời gian để triển khai phần mềm mới, đánh giá hay học cách sử dụng nó vì ngoài thời gian dành cho bệnh nhân họ lại đang dành hàng giờ cho các công việc hành chính và thủ tục giấy tờ – một thứ mà có thể dễ dàng tự động hóa bằng các phần mềm. 

Ngoài những trở ngại trên, công tác chuyển đổi số ngành Dược còn đang gặp khó khăn về việc bảo mật dữ liệu và an ninh mạng. Công nghệ ngày càng phức tạp đồng nghĩa với việc tội phạm mạng ngày càng gia tăng. Phần mềm mới sẽ yêu cầu các phương pháp bảo vệ an ninh mới, đối với các tổ chức thì việc bảo mật lại là một lĩnh vực nữa cần được nâng cấp và đầu tư. 

GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI SỐ CHO CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH DƯỢC

Thứ nhất, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức đối với đội ngũ bác sỹ, dược sỹ và các doanh nghiệp dược phẩm cũng như người dân về vai trò và lợi ích của chuyển đối số ngành Dược. Tổ chức kết nối, thúc đẩy, đào tạo các doanh nghiệp công nghệ thông tin, doanh nghiệp dược, cơ sở y tế trong việc phát triển các ứng dụng, nền tảng số thuộc lĩnh vực dược.

Thứ hai, phát triển, hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về dược, ứng dụng các công nghệ dữ liệu lớn (Big Data) trong việc xây dựng, lưu trữ dữ liệu của ngành. Tập huấn và ứng dụng các công nghệ phân tích để khai thác nhanh số liệu về hoạt động cung ứng thuốc đảm bảo kịp thời, chính xác, từ đó có các chính sách quản lý phù hợp. 

Thứ ba, trong mỗi doanh nghiệp dược cần đẩy mạnh công tác đào tạo để có được từ 2-3 chuyên viên về chuyển đổi số áp dụng cho doanh nghiệp mình gồm các mảng như công nghệ số, công nghệ dữ liệu lớn (Big Data), AI, làm nòng cốt trong quá trình chuyển đổi số tại doanh nghiệp cũng như của ngành dược.

Thứ tư, các nhà lãnh đạo mỗi doanh nghiệp cần xem xét kỹ lưỡng và cẩn trọng khi chọn nhà cung cấp phần mềm quản lý. Nắm bắt xu thế này cùng với việc thấu hiểu những trăn trở của doanh nghiệp, OD CLICK đã ký kết hợp tác chiến lược với những công ty phần mềm hàng đầu như HYPERLOGY, MISA để mang đến những phần mềm chuyên biệt, phù hợp với đặc thù của từng doanh nghiệp.

Nói tóm lại, chuyển đổi số giúp doanh nghiệp tối ưu hoạt động tốt hơn với những công cụ quản trị hiệu quả. Thời điểm sau dịch bệnh chính là cơ hội để doanh nghiệp nhìn lại và có những kế hoạch phù hợp với công tác chuyển đổi số song song với chiến lược phát triển bền vững của tổ chức. Với những công cụ hiện đại sẵn có trong tư vấn, đào tạo phát triển tổ chức, cùng với sự hợp tác với các doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực chuyển đổi số như MISA, HYPERLOGY, OD CLICK cam kết luôn đồng hành cùng các khách hàng trong suốt quá trình thực hiện chuyển đổi số doanh nghiệp đảm bảo tối ưu chất lượng chuyển đổi tại mỗi doanh nghiệp.

OD CLICK tổng hợp

Nguồn tham khảo:

  1. https://www.digitalauthority.me/resources/state-of-digital-transformation-healthcare/
  2. https://varteq.com/challenges-in-healthcare-digital-transformation/
  3. https://dav.gov.vn/cuc-quan-ly-duoc-cong-bo-so-hoa-va-ke-hoach-chuyen-doi-so-nganh-duoc-n2907.html

 

error: Nội dung đã khóa !!