• Forum
    • Topics
    • Posts
    • Last Post
    • ĐỪNG LẠC LỐI VỚI KPI

      Làm việc với doanh nghiệp mình thấy có rất nhiều doanh nghiệp đang nhầm lẫn hai hệ thống BSC và Hệ thống đánh giá nhân viên. Điều này đang tạo ra áp lực rất lớn cho đội ngũ nhân viên, tạo ra thêm nhiều quy trình, bảng biểu, người theo dõi, tốn kém thời gian và nhân lực, còn đội ngũ thì mất động lực làm việc.

      BSC và KPIs là hệ thống truyền thông chiến lược, chuyển hóa tầm nhìn và chiến lược thành nhóm các chỉ tiêu cụ thể trong 4 phối cảnh, giúp truyền đạt và giám sát hiệu quả tổ chức (organizational performance). Mục đích của BSC và KPIs giúp tổ chức tránh xu hướng tập trung vào các kết quả ngắn hạn, gia tăng sự phối hợp giữa các bộ phận, thúc đẩy nhà quản trị tìm kiếm các giải pháp nâng cao kết quả tài chính từ các nguyên nhân phi tài chính.

      Hệ thống đánh giá nhân viên (performance appraisal) là giám sát cả kết quả và hành vi lao động của nhân viên giúp nhân viên cải tiến thái độ và ý thức lao động để gia tăng hiệu quả làm việc. Theo đó, thông qua giám sát kết quả và quá trình làm việc, người quản lý phản hồi theo hướng coaching để nhân viên có thêm năng lực và động lực làm việc.

      Hai hệ thống này có mối liên hệ với nhau, nhưng khác nhau. Một cái giám sát tổ chức, một cái giám sát và huấn luyện cá nhân.

      Việc gắn hai hệ thống làm một, tách nhỏ KPIs đến nhân viên, như một số doanh nghiệp và ngân hàng đang làm, dẫn tới hậu quả:

      1. Hệ thống tập trung quá nhiều vào kết quả ngắn hạn, trái với nguyên lý của BSC.
      2. Tranh nhau thành tích, do một chỉ tiêu có nhiều cá nhân và bộ phận tham gia.
      3. Các bộ phận chỉ chọn việc dễ, việc khó đùn đẩy, sai lỗi không ai cải tiến.
      4. Cạnh tranh nội bộ tranh giành nguồn lực.
      5. Cán bộ quản lý trực tiếp mất vai trò, từ bỏ chức năng lập kế hoạch chi tiết, hướng dẫn, giám sát và tạo động lực cho nhân viên, mà vẫn nhận lương cao.
      6. Áp lực quá lớn cho nhân viên do thiếu người hoạch định, hướng dẫn thực thi nhiệm vụ. Vốn là trách nhiệm của quản lý.
      7. Quy trình và báo cáo nhiều.

      Thực sự công cụ BSC chỉ phát huy tốt với các tổ chức đã trưởng thành về năng lực và thị trường. Trong khi đa số doanh nghiệp của ta đang ở giai đoạn khởi đầu và tăng trưởng, tổ chức thiếu năng lực, lãnh đạo vẫn điều hành bằng mệnh lệnh. Vì vậy, việc áp dụng các công cụ phải linh hoạt, lường trước hậu quả, và khả năng thích ứng của tổ chức.

      Một lãnh đạo doanh nghiệp chia sẻ, doanh nghiệp em hơn một ngàn nhân viên, hoạt động gần 10 năm, phát triển rất tốt. Hôm nay gặp thầy làm em rất yên tâm. Vì em cũng tập trung vào nâng cao năng lực và thái độ làm việc của nhân viên, huấn luyện nhân viên. Hai tháng trước em tuyển một phó tổng được đào tạo tốt ở nước ngoài, có kinh nghiệm quốc tế. Bạn ấy cũng triển khai hệ thống BSC, nhưng sau hai tháng, bạn ấy không trụ lại được. Em thấy tự tin hơn với phương pháp của mình. Các bạn rất may mắn nhờ có văn hóa tổ chức đủ mạnh đã đào thải được phương thức quản lý không tương thích với văn hóa.

      Đánh giá nhân viên là việc làm cần thiết, nhưng làm không đúng cách, cách làm không phù hợp với tổ chức, thì hậu quả tệ hơn là không làm. Người lãnh đạo phải làm việc đúng đắn chứ không phải làm đúng sách, đúng quy trình. Do the right things quan trọng hơn là do the things right rất nhiều.

      Chuyên gia Đỗ Tiến Long

    • 0
    • 0
    • No Topics