Bất động sản (BĐS) luôn là ngành mũi nhọn trong nền kinh tế Việt Nam và chiếm khoảng 11% GDP. Theo Hệ thống các tài khoản quốc gia (SNA) đưa ra Phân ngành chuẩn quốc tế (ISIC – International standard industrial classification), ngành bất động sản là ngành cấp 1 tương đương với nhóm ngành lớn như nông, lâm nghiệp và thủy sản hoặc công nghiệp chế biến, chế tạo. Điều này cho thấy phần nào tầm quan trọng của hoạt động kinh doanh bất động sản.

Ngành bất động sản còn thể hiện vai trò quan trọng khi tác động đến những ngành liên quan như du lịch và xây dựng. Với ngành du lịch, bất động sản góp phần thu hút thêm lượng khách thông qua những dự án bất động sản nghỉ dưỡng như Vinpearl, FLC. Với ngành xây dựng, những dự án bất động sản được khởi công sẽ là nguồn thu cho các doanh nghiệp xây dựng. Từ đó có thể thấy tác động của ngành bất động sản đến nền kinh tế chung của đất nước là lớn thế nào.

Chuyển đổi số đang là mục tiêu hàng đầu của quốc gia và bất động sản cũng nằm trong những ngành ưu tiên chuyển đổi. Các doanh nghiệp hoạt động trong ngành bất động sản đã ý thức được tầm quan trọng bởi áp dụng chuyển đổi số dữ liệu về khách hàng sẽ được quản lý dễ dàng trên nền tảng số và số hóa được cả dự án thành một sa bàn ảo đến từng căn hộ lên điện thoại thông minh và các thiết bị điện tử. Khách hàng có thể dễ theo dõi từng chi tiết của dự án, quan sát hướng của các căn hộ. Trước những lợi ích khi áp dụng chuyển đổi số, các doanh nghiệp bất động sản cũng đã có những bước đi đầu tiên, song do tình hình dịch bệnh COVID-19, việc chuyển đổi này cũng có những tác động nhất định.

Đó là lý do tại sao OD CLICK lại tập trung đề cập đến vấn đề chuyển đối số gắn với ngành bất động sản. Dịch bệnh bùng phát ảnh hưởng lớn đến ngành này và khiến nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa, nhưng hiện nay tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát. Đây là thời điểm để các doanh nghiệp hướng tới những cơ hội mới và hơn hết, quá trình chuyển đổi số cần diễn ra mạnh mẽ và nhanh chóng hơn.

Trong bài viết này, OD CLICK đề cập tới tổng quan thực trạng của ngành bất động sản hậu COVID-19 và những tác động của dịch bệnh đến quá trình chuyển đổi số doanh nghiệp. Đồng thời cũng gợi ý những giải pháp để giải quyết khó khăn trong chuyển đổi số thời hậu COVID-19.

THỰC TRẠNG NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN HẬU COVID-19

Đại dịch Covid-19 khiến rất nhiều doanh nghiệp BĐS vừa và nhỏ, nguồn tài chính có hạn không trụ vững qua dịch. Trong thời điểm tháng 4/2020, hơn 300 sàn môi giới phải đóng cửa, giải thể hoặc ngừng kinh doanh. Tính đến tháng 8/2020, đã có đến 923 doanh nghiệp BĐS tuyên bố giải thể, tạm ngừng hoạt động với nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp có liên quan đến đại dịch COVID-19. Con số này tăng 136% so với cùng kỳ 2019 và làm cho BĐS trở thành lĩnh vực có số doanh nghiệp giải thể cao nhất so với các lĩnh vực kinh tế khác. Cùng với đó, số lượng doanh nghiệp thành lập mới giảm tới 19,6% so với cùng kỳ năm trước.

Hiện nay, tình hình dịch bệnh đã phần nào được kiểm soát, các chuyên gia kỳ vọng thị trường bất động sản như lò xo nén và sức bật sẽ trở lại trong thời gian tới. Dịch bệnh đã mang đến những khó khăn và đồng thời là những cơ hội để doanh nghiệp nhìn lại mình và thay đổi những lối tư duy cũ, hướng đến sự linh hoạt hơn. Theo bà Nguyễn Thị Thanh Hòa, Giám đốc Vicoreal, đồng Chủ tịch Real Tech Việt Nam cũng cho rằng, hậu đại dịch COVID-19 khiến cho thị trường bất động sản không còn như ngày hôm qua, các doanh nghiệp buộc thay đổi để thích ứng với mọi hoàn cảnh, thay vì tư duy và làm việc theo lối cũ. Trước thời kỳ bình thường mới, tình hình COVID phần nào lắng xuống doanh nghiệp ngành bất động sản hướng tới những những cơ hội và thách thức mới.

Cơ hội

Thứ nhất, việc dịch bệnh diễn ra, những doanh nghiệp nào chưa có sự chuẩn bị cũng như nguồn lực còn yếu sẽ không trụ vững trên thị trường. Do vậy, sự “chật chội” của thị trường cũng giảm đi, qua đó mở ra nhiều có hội khai thác hơn cho các doanh nghiệp có tiềm lực. Những doanh nghiệp vẫn tồn tại sau dịch sẽ có sự tin tưởng lớn hơn từ khách hàng. Nếu doanh nghiệp nào tận dụng được sự thay đổi trong nhu cầu của khách hàng sau dịch, doanh nghiệp cũng sẽ có sự phục hồi và bứt phá trong thời gian này.

Thứ hai, dịch bệnh là cơ hội để các doanh nghiệp nhìn lại mình, tự điều chỉnh và khẳng định năng lực của mình bằng những sản phẩm thực, chất lượng tới người tiêu dùng chứ không phải chỉ qua những quảng cáo trên giấy. Đồng thời, các công ty có dịp để rà soát lại đội ngũ nhân sự, các khâu kinh doanh, việc mà trước đây không có thời gian làm, bên cạnh đó là việc chuẩn bị các đối sách mới.

Thứ ba, dịch bệnh là một những yếu tố tác động thúc đẩy việc chuyển đối số các doanh nghiệp ngành bất động sản. Bởi áp dụng chuyển đổi số  giúp cải thiện, nâng cao toàn bộ cỗ máy hoạt động có thể đạt hiệu quả đến 65%, trong khi các chi phí hao tổn của doanh nghiệp sau khi chuyển đổi số sẽ giảm đến 47% so với lúc trước (theo CEO ADT Group). Rõ ràng việc chuyển đổi giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí cũng như quản trị nhân sự, quản trị dự án hiệu quả hơn. Điều này là quan trọng trong tình hình tài chính gặp khó khăn do dịch của các công ty.

Thách thức

Thứ nhất, các doanh nghiệp bất động sản gặp khó khăn trong huy động vốn. Việc tìm cách huy động vốn từ khách hàng cũng là một bài toán đau đầu cho các doanh nghiệp bởi lẽ bất kỳ ai cũng muốn đầu tư vào các ngành đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng hơn, do đó bất động sản chưa bao giờ là lựa chọn đầu tư được ưu tiên trong thời điểm hiện tại.

Thứ hai, các doanh nghiệp đối mặt với khó khăn về nhân sự. Tình trạng nhân sự nghỉ việc, nhảy việc rất nhiều do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 khiến cho doanh nghiệp rơi vào tình trạng không có đủ nhân lực, thiếu hụt lao động, không kiểm soát được chất lượng tuyển dụng. Điều này gây ra tình trạng thừa nhân sự nhưng lại không đủ năng lực.

Thứ ba, các doanh nghiệp gặp vấn nạn về nguồn cung ngành bất động sản. Do các nhu cầu đầu tư trong ngành bất động sản đòi hỏi nguồn cung lâu dài nên sau đại dịch, mối quan hệ cung cầu trở nên mất cân bằng do lượng khách hàng cũ phải bán tài sản trong khi nguồn khách hàng tiềm năng cũng bị tắc nghẽn do các nút thắt pháp lý siết chặt hậu COVID-19.

Đứng trước những cơ hội và thách thức trên, để có thể phục hồi và vực dậy các doanh nghiệp bất động sản, điều ưu tiên nên làm sau đại dịch chính là bắt tay vào thực hiện chuyển đổi số. Việc thực hiện chuyển đổi giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí và giúp việc tuyển dụng nhân sự tài năng sau dịch cũng dễ dàng hơn. Rõ ràng, dù COVID-19 gây ảnh hưởng không nhỏ đến nhiều lĩnh vực kinh tế nhưng lại mở ra cơ hội thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, tái cơ cấu để doanh nghiệp có thể vượt qua khó khăn và phục hồi sau dịch.

CHUYỂN ĐỔI SỐ LÀ YÊU CẦU TẤT YẾU VỚI DOANH NGHIỆP BẤT ĐỘNG SẢN

Báo cáo mới nhất của Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) khảo sát trên 1.200 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau cho thấy, 73,8% doanh nghiệp trả lời họ có thể phá sản nếu dịch bệnh kéo dài trên 6 tháng do doanh thu không thể bù đắp chi phí hoạt động, chi lương, chi trả tiền lãi vay ngân hàng, cùng các chi phí khác. 19% doanh nghiệp chưa có giải pháp gì để ứng phó với những rủi ro do yếu tố khách quan xảy đến một cách bất ngờ.

Xu thế không thể đi ngược

Không thể phủ nhận, tình hình dịch bệnh kéo dài khiến không ít doanh nghiệp bất động sản “lao đao”. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, xét ở một góc độ tích cực, dịch bệnh COVID-19 lại đang thúc đẩy sự tái phát triển cơ sở hạ tầng, công nghệ và quy trình làm việc theo hướng mọi thứ chuyển sang mô hình online và công nghệ hóa, buộc các doanh nghiệp phải chuyển đổi số mạnh mẽ về hệ thống tổ chức cũng như cách thức tương tác với khách hàng.

Theo khảo sát năm 2018 của IDC, chuyển đổi số đang trở thành xu hướng tất yếu, vấn đề sống còn tại các doanh nghiệp, tổ chức. Gần 90% doanh nghiệp đã bắt đầu chuyển đổi số với các bước khác nhau từ tìm hiểu, nghiên cứu, cho tới bắt đầu triển khai, thực hiện. Hơn 30% lãnh đạo doanh nghiệp được khảo sát xem chuyển đổi số là vấn đề cấp thiết, xác nhận hiệu quả trên nhiều khía cạnh như thấu hiểu khách hàng, tăng năng suất lao động, tăng tốc sáng tạo.

Theo đó, các doanh nghiệp đầu tư bất động sản cũng không đứng ngoài xu thế này. Cụ thể, nhiều doanh nghiệp lên sẵn kế hoạch và phương án để trở lại đường đua ngay sau khi dịch bệnh được kiểm soát, đồng thời, chuẩn bị kịch nhiều kịch bản khác nhau để ứng biến với diễn biến thị trường, cho dù là rơi vào tình huống xấu nhất. Các chủ đầu tư cũng liên tục đưa công nghệ, thiết bị mới vào các dự án bất động sản như công trình xanh, hệ thống vận hành 4.0.

Khi công nghệ đang dần dần chiếm lĩnh thị trường, việc áp dụng chuyển đổi số chính là tạo được bàn đạp vững chắc, tối ưu được tất cả những công cụ quản trị chiến lược, dự án, quản lý nhân sự, giảm thiểu lãng phí nguồn nhân lực lẫn trí lực để thúc đẩy và phát triển doanh nghiệp.

Xu hướng tìm thông tin qua công nghệ

Xu hướng mới hiện nay là phát triển các tour thực tế ảo (VR) để khách hàng có thể tham quan, đánh giá dự án mà không cần đến tận nơi. Bên cạnh hạn chế đi lại và tiếp xúc trực tiếp trong thời điểm dịch bệnh, việc sử dụng tour thực tế ảo để bán nhà cũng thỏa mãn nhiều đối tượng khách hàng trẻ, yêu công nghệ, hoặc khách hàng ở xa không có điều kiện đến xem dự án.

Tại Việt Nam, xu hướng sử dụng công nghệ để tiếp thị BĐS trong mùa dịch Covid-19 được thấy rõ qua sự phát triển mạnh của các app bán nhà trực tuyến; sử dụng tin đăng có video, 3D scanning; hay việc môi giới livestream để giới thiệu sản phẩm đến khách hàng.

Số liệu thống kê của Batdongsan.com.vn cho thấy, nhu cầu và sự quan tâm của người mua nhà dành cho những tin đăng có 3D scanning và video đều tăng rõ rệt. Theo Batdongsan.com.vn, từ tháng 12/2019 đến tháng 3/2020, lượt xem tin có 3D scanning đã tăng khoảng 53%, số lượng các tin đăng có 3D scanning trong tháng 3/2020 cũng tăng 52% so với tháng 12/2019.

Bán nhà trên App hoặc trực tuyến

Việc mua nhà tưởng chừng phức tạp thì nay mọi thao tác sẽ được tiến hành online và việc ký kết được thực hiện tự động. Khi đó, mua nhà sẽ trở nên dễ dàng giống như việc chọn mua một món đồ trên Tiki hay sàn thương mại điện tử khác, mở ra cơ hội đầu tư bất động sản, hứa hẹn sẽ đưa các nhà đầu tư vào cuộc chơi hấp dẫn, an toàn và khả năng sinh lời cao. Các doanh nghiệp bất động sản lớn như Vinhomes, Sunshine Group, CenGroup đã ra mắt app bán hàng, các trang mua bán BĐS của riêng mình nhằm tiếp thị, phân phối sản phẩm đến với khách hàng.

Chuyển đổi số quan trọng nhất là chuyển đổi tư duy

Trong bối cảnh thị trường phát triển và thay đổi nhanh như hiện nay, doanh nghiệp bất động sản muốn tồn tại không thể đứng ngoài cuộc nhìn đối thủ cạnh tranh giành lấy khách hàng và thị trường. Chuyển đổi số là yếu tố sống còn để doanh nghiệp tồn tại và phát triển giữa thế giới “phẳng” như hiện nay. Tuy nhiên, một thực tế cho thấy, ngoại trừ số ít những tập đoàn lớn có nhận thức rõ ràng về chuyển đổi số, đa phần còn lại vẫn còn chần chừ không muốn chuyển đổi dù biết rằng sớm hay muộn cũng phải thực hiện nếu muốn tồn tại và thích nghi, đặc biệt trong bối cảnh tác động của dịch Covid-19 hiện nay, hoặc chỉ chuyển đổi một phần rất nhỏ không đáng kể.

Về cơ bản, Chuyển đổi số (Digital transformation) là khái niệm ra đời trong thời đại internet bùng nổ và đang rất được quan tâm trong thời gian gần đây, mô tả quá trình ứng dụng công nghệ vào tất cả các khía cạnh của doanh nghiệp. 

Một thực tế cho thấy, với một khoản tiền rất nhỏ, một doanh nghiệp bất động sản hoàn toàn có thể sở hữu những công nghệ và hệ thống chuyển đổi số giúp doanh nghiệp của mình vận hành hiệu quả hơn. Đáng tiếc, họ lại quan tâm nhiều hơn cho nhiều khoản chi phí không hiệu quả khác. Kết quả, khiến cho bộ máy của họ rất cồng kềnh và lệ thuộc vào những nhân sự có kinh nghiệm.

Vấn đề không chỉ là việc mua công nghệ rồi áp dụng vào tổ chức là có thể cải thiện ngay được năng suất của doanh nghiệp. Nói cách khác, công nghệ không phải là yếu tố duy nhất quyết định thành công của chuyển đổi số. Sự thành công của chuyển đổi số phải nằm ở trong tư duy, trong cách nhân viên tiếp cận và giải quyết vấn đề hàng ngày, hàng giờ. Nếu nhân viên không có tư duy số hóa, văn hóa không nuôi dưỡng sự đổi mới, thì kể cả có áp dụng những công nghệ tân tiến nhất, thì doanh nghiệp đó cũng không thể chuyển đổi thành công được. Những yếu tố nền tảng và trọng tâm của chuyển đổi số phải là năng lực tổ chức, chiến lược tổ chức, nguồn nhân lực, văn hóa doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức linh hoạt và thích ứng nhanh trước những thay đổi không lường trước của môi trường kinh doanh.

Đặc biệt, trong lĩnh vực bất động sản, điều này càng cần thiết hơn để tổ chức lại việc quản trị doanh nghiệp, thực sự vận hành thông suốt chuyển đổi số, công khai minh bạch các giao dịch sau giai đoạn “điêu đứng” vì dịch bệnh vừa qua.

KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ HẬU COVID

Chuyển đổi số là một giải pháp giúp doanh nghiệp phát triển khi giúp tiếp cận khách hàng đa dạng hơn, từ những dữ liệu phân tích nhu cầu khách hàng chính xác hơn. Ngoài ra bằng những công cụ, việc quản trị dự án, tuyển dụng cũng sẽ tối ưu hơn về chi phí, từ đó hiệu quả hoạt động cũng có bước tăng trưởng vượt bậc. Song tình hình dịch bệnh diễn ra đã có tác động không nhỏ đến quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp.

Thứ nhất, các doanh nghiệp đối mặt với những khó khăn về tài chính. Sau thời gian thị trường bất động sản bị đóng đăng do dịch, các sàn môi giới bất động sản đóng cửa, nguồn thu của các doanh nghiệp bất động sản gần như không có. Điều này dẫn đến hệ quả là nhiều doanh nghiệp nghiệp bất động sản đã phải đóng cửa và chính phủ phải có những chính sách can thiệp hỗ trợ giúp phục hồi thị trường. Trước khó khăn chung như vậy, các doanh nghiệp trụ vững qua đợt dịch cũng chịu tác động không nhỏ trong về mặt tài chính. Do vậy, họ gặp khó khăn về vấn đề chi phí đầu tư cho chuyển đổi số. Việc chuyển đổi số đòi hỏi các công ty đầu tư nhưng khi vừa hoạt động trở lại sau dịch, doanh nghiệp đang phải đối mặt với các gánh nặng chi phí như chi phí vận hành, lương nhân viên.

Thứ hai, các doanh nghiệp bất động sản gặp không ít khó khăn về vấn đề nhân sự. Tình trạng nhân sự nghỉ việc, nhảy việc rất nhiều do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 khiến cho doanh nghiệp rơi vào tình trạng không có đủ nhân lực, thiếu hụt lao động, không kiểm soát được chất lượng tuyển dụng. Điều này gây ra tình trạng thừa mứa nhân sự nhưng lại không đủ năng lực hoặc tuyển dụng nhầm những thành phần gây bất lợi cho điều kiện phát triển của doanh nghiệp. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến quá trình chuyển đổi số vì nhiều lý do. Đầu tiên, điểm quan trọng trong chuyển đối số không chỉ đến từ tư duy mở và chịu đổi mới của lãnh đạo mà đến từ nhận thức và kỹ năng của nhân sự triển khai. Đội ngũ triển khai phải là những người gắn bó và hiểu doanh nghiệp cũng như hiểu tầm quan trọng của chuyển đổi số trong sự phát triển chung của tổ chức. Do vậy, với đội ngũ nhân sự chắp vá và sự ra đi của nhân sự có kỹ năng sau dịch thì việc chuyển đổi sẽ bị ảnh hưởng. Tiếp theo, doanh nghiệp sẽ bị chi phối sự tập trung bởi sau dịch họ sẽ phải tuyển thêm những nhân sự để đẩy mạnh lại hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, khi tuyển được nhân sự mới, sẽ mất thời gian để họ hiểu được đường hướng chiến lược của công ty cũng như hiểu công việc của mình. Từ đó việc chuyển đổi cũng sẽ gặp khó khăn và tốn thời gian hơn.

Thứ ba, dịch COVID-19 tác động không nhỏ đến tư tưởng của lãnh đạo doanh nghiệp. Sau khi tình hình dịch bệnh được tạm thời kiểm soát, họ sẽ thường trú trọng đến ổn định doanh nghiệp và thúc đẩy kinh doanh để mang lại nguồn doanh thu. Do vậy, việc chuyển đổi chưa phải là vấn đề ưu tiên của họ trong thời điểm này. Ngoài ra, với tâm lý lo ngại dịch bệnh có thể bùng phát trở lại bất cứ lúc này nên họ sẽ tỏ ra thận trọng hơn trong việc ra quyết định lớn đòi hỏi cần nhiều nguồn lực cũng như thay đổi lớn trong bộ máy vận hành như việc chuyển đổi số. Tâm lý này còn xuất phát từ việc các công ty chưa có chiến lược chuyển đổi số tổng thể và chưa có định hướng nên bắt đầu từ đâu cũng như dự trù chi phí và nguồn lực cần thiết.

Trên đây là những khó khăn điển hình hệ quả từ dịch bệnh tác động đến quá trình chuyển đổi số trong các doanh nghiệp. Phần tiếp theo, bài viết sẽ đề cập đến một số giải pháp để giải quyết được những khó khăn trên góp phần thúc đẩy việc chuyển đổi số diễn ra nhanh hơn, hiệu quả hơn cho doanh nghiệp.

GIẢI PHÁP VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ CHO DOANH NGHIỆP BẤT ĐỘNG SẢN

Ở phần trên, bài viết đã nêu ra những tác động của dịch bệnh ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp bất động sản. Ở phần này, bài viết sẽ đưa ra gợi ý một số giải pháp khả thi để các lãnh đạo doanh nghiệp có thể cân nhắc áp dụng để khắc phục những khó khăn kể trên.

Đầu tư chuyển đổi số cho những lĩnh vực trọng tâm

Do tình hình dịch bệnh, các doanh nghiệp bất động sản đã bị đóng băng hoạt động dẫn đến khó khăn về tài chính. Chính vì vậy, họ gặp khó trong việc đầu tư cho chuyển đổi số. Đối mặt với vấn đề này, các doanh nghiệp đang nghĩ đến việc đầu tư cho toàn hệ thống nên chi phí sẽ rất nhiều. Tuy nhiên, trong chiến lược chuyển đổi số, 5 năm đầu là giai đoạn nền tảng nên họ không nhất thiết phải đầu tư toàn bộ. Doanh nghiệp có thể đánh giá công đoạn nào là cần thiết nhất trong thời điểm này để đầu tư trước. Như vậy, gánh nặng tài chính cũng sẽ giảm bớt cho các doanh nghiệp trong thời kỳ dịch bệnh này. Ví dụ, trong thời điểm dịch bệnh đang được kiểm soát, các lãnh đạo sẽ ưu tiên nhiều cho việc kinh doanh để mang lại doanh thu cho công ty. Trong trường hợp này, các doanh nghiệp có thể ưu tiên cho việc chuyển đổi số gắn với kinh doanh để tối ưu hóa việc tiếp cận và thuyết phục khách hàng. Trong ngành bất động sản, ứng dụng công nghệ trong chăm sóc khách hàng cũng như phân tích sự thay đổi nhu cầu của khách hàng dựa trên những số liệu sẽ mang lại hiệu quả lớn trong kinh doanh. Dựa vào những vị trí của từng khách hàng mà có thể gợi ý những căn hộ gần nhất và đáp ứng những nhu cầu họ đưa ra. Đồng thời, công nghệ giúp tạo ra sa bàn ảo giúp khách hàng có thể xem được các căn hộ trên thiết bị di động. Tiếp cận chuyển đổi số theo hướng này, các doanh nghiệp có thể giảm nhẹ gánh nặng chi phí và tăng cường hiệu quả hoạt động, nhất là về kinh doanh.

Áp dụng công nghệ vào hoạt động quản trị nhân sự

So với phương pháp quản lý đội ngũ truyền thống như tập trung gia tăng số lượng nhân viên kinh doanh để mở rộng network, tuyển cộng tác viên nhằm giảm chi phí cố định và chi phí đào tạo,… thì mô hình quản trị tinh gọn với sự hỗ trợ của các công cụ hiện đại mang đến nhiều giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp bất động sản trong quá trình quản lý nhân sự. Các sàn giao dịch bất động sản chú trọng nhiều hơn vào công tác quản lý nhân sự khoa học, xây dựng quy trình làm việc minh bạch và rõ ràng, áp dụng công nghệ vào quản trị nhân sự sẽ giữ chân được nhân sự tốt hơn. Trong đó có không ít các sàn giao dịch bất động sản lớn cùng các chủ đầu tư như Đất Xanh, Novaland, VinGroup,… thường lựa chọn các giải pháp, công cụ, phần mềm hiện đại và sự hỗ trợ của các chuyên gia tư vấn về quản trị tổ chức, quản trị nhân sự nhằm tăng cường hiệu quả quản lý kinh doanh bất động sản, từ đó xây dựng môi trường làm việc khoa học và bài bản cho nhân viên. Việc tận dụng lợi thế công nghệ trong quá trình vận hành, xây dựng quy trình làm việc bài bản và chuyên nghiệp cho nhân viên sẽ đảm bảo sự hài lòng cho đội ngũ nhân sự. Đây cũng được xem là một trong những “con át chủ bài” ở thời điểm hiện tại khi hầu hết các doanh nghiệp trên thị trường đều bước vào cuộc đua chuyển đổi số nhằm tăng cường hiệu quả trong hoạt động tuyển dụng, quản lý nhân sự nội bộ.

Thay đổi tư duy của lãnh đạo, kết hợp chiến lược số hóa cụ thể

Các lãnh đạo cần mở rộng tư duy và có chiến lược chuyển đổi sổ rõ ràng hơn. Như đã đề cập ở trên, giải pháp gắn chuyển đổi số với những vấn đề mà doanh nghiệp đang ưu tiên nhất trong thời điểm hậu COVID sẽ giúp đạt được 2 mục tiêu. Đầu tiên là cải thiện hoạt động mà lãnh đạo đang chú trọng, có thể là kinh doanh, có thể là ổn định tổ chức, tuyển dụng. Bằng cách áp dụng công nghệ với công cụ, việc quản trị nhân sự, quản lý dự án cũng như kinh doanh sẽ được nâng cao hiệu quả. Tiếp theo, việc chuyển đổi số trong doanh nghiệp sẽ được tiếp tục diễn ra song song với việc phục hồi hoạt động tổ chức. Do đó, các lãnh đạo cũng không cần thiết phải ngưng hoặc e ngại bắt đầu chuyển đổi.

Tuy nhiên giải pháp trên mang tính thời điểm trong thời kỳ dịch bệnh có thể bùng phát lại bất cứ lúc nào. Trong dài hạn, các doanh nghiệp vẫn cần có chiến lược, quy trình chuyển số khoa học để đảm bảo việc chuyển đổi đi đúng hướng. Song, không phải doanh nghiệp nào cũng đủ nguồn lực và có kinh nghiệm trong vấn đề này. Do vậy vai trò của các công ty tư vấn sẽ phát huy trong trường hợp này. OD CLICK với cương vị công ty tư vấn uy tín, nắm bắt xu thế chuyển đổi số trên toàn cầu, công ty đã có nghiên cứu để đưa ra quy trình phải thực hiện trong chiến lược chuyển đổi số cho doanh nghiệp.

Đó là quá trình gồm: 1. Thành lập Ban lãnh đạo chuyển đổi số; 2.Xác định mục tiêu; 3. Lựa chọn công nghệ; 4. Thiết lập Quy trình kinh doanh mới; 5. Đào tạo đội nhóm; 6. Yêu cầu phản hồi. Ngoài ra, nắm bắt xu thế này, OD CLICK đã hợp tác chiến lược với công ty hàng đầu như MISA, HYPERLOGY để cung cấp các phần mềm chuyên biệt phù hợp cho doanh nghiệp.

KẾT LUẬN

Nhìn chung, sau khi dịch bệnh lắng xuống, các doanh nghiệp có sự e dè nhất định trong việc thực hiện chuyển đổi số. Tuy nhiên, đây mới là thời điểm thích hợp để doanh nghiệp nhìn lại mình và thúc đẩy việc chuyển đổi nhanh hơn để nắm bắt được những cơ hội mở ra sau dich. Ngoài ra, chuyển đổi số sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hoạt động tốt hơn với những công cụ quản trị hiệu quả. Tuy nhiên, việc triển khai áp dụng chuyển đổi số trong thời điểm này vẫn vấp phải những khó khăn do các doanh nghiệp vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm. OD CLICK đã nắm bắt được xu thế này và có nhiều năm nghiên cứu về vấn đề chuyển đổi số doanh nghiệp, đưa ra những tư vấn phù hợp cho doanh nghiệp trong hiện nay. Với thế mạnh sẵn có về các mô hình, công cụ hiện đại trong xây dựng chiến lược, văn hóa, đào tạo phát triển tổ chức; kết hợp với các doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực công nghệ và chuyển đổi số như MISAHYPERLOGY, OD CLICK luôn cam kết đồng hành cùng khách hàng, đối tác trong suốt quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp ngay cả khi chương trình tư vấn, đào tạo kết thúc nhằm đảm bảo sự tối ưu về chất lượng chuyển đổi.

OD CLICK biên tập

 

Nguồn tham khảo:

  1. https://baoxaydung.com.vn/chuyen-doi-so-trong-nganh-bat-dong-san-hau-covid-19-282770.html
  2. https://sotttt.soctrang.gov.vn/sotttt/1229/27531/53472/310904/cong-nghe-thong-tin/3-nguyen-nhan-chinh-thuc-day-cac-doanh-nghiep-viet-chuyen-doi-so.aspx
  3. http://www.baophuyen.com.vn/82/240793/sau-covid-19-doanh-nghiep-day-manh-chuyen-doi-so.html
  4. https://1office.vn/chuyen-doi-so-nganh-bat-dong-san-buc-tranh-toan-canh/

error: Nội dung đã khóa !!