“Các doanh nghiệp thành công đang kiếm được hàng tỷ đô la bằng cách nhận ra giá trị của việc tích hợp tư duy thiết kế vào quy trình của họ.”

Thiết kế tuyệt vời thường là một thiết kế đơn giản, đẹp, và dễ sử dụng. Bên cạnh những đặc điểm này, làm thế nào để chúng ta có thể biết liệu một thiết kế có tốt hay không? Hơn nữa, làm thế nào một doanh nghiệp có thể biết liệu đầu tư thời gian và tiền bạc vào một thiết kế có đáng không?

Các doanh nghiệp đã dần dần nhận ra rằng thiết kế có thể được sử dụng như một sự khác biệt để đáp ứng với xu hướng thay đổi và hành vi của người tiêu dùng. Hết lần này đến lần khác, những cái tên trên Fortune 500 như Apple, Microsoft, Disney và IBM đã chứng minh giá trị nội tại của Tư duy thiết kế là một lợi thế cạnh tranh tác động đến lợi nhuận và thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh.

Họ đã nhận ra rằng sự đổi mới thiết kế xảy ra ở giao điểm của mong muốn cho khách hàng, khả năng tồn tại ở cấp độ kinh doanh và tính khả thi cho công nghệ. Tư duy thiết kế, một cách tiếp cận thiết kế sản phẩm đang dần phát triển kể từ năm 1950 đã tích hợp cả ba điều đó.

Chính xác thì Tư duy thiết kế là gì?

Tư duy thiết kế là một cách tiếp cận để giải quyết vấn đề sáng tạo được công nhận rộng rãi như một bài học có giá trị để đổi mới sản phẩm mà lấy con người làm trung tâm. Nó đã từng được gọi là một phương pháp, một nền văn hóa hoặc thậm chí một triết lý. Tư duy thiết kế, về cơ bản, nhận ra rằng thiết kế nên đạt được cả mục đích và mục tiêu kinh doanh chứ không chỉ là vẻ đẹp bề ngoài.

Tư duy thiết kế được sinh ra từ các tập đoàn lớn thiếu khả năng sáng tạo hoặc tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Tại điểm cốt lõi này, phương pháp tư duy phát sinh từ đó và xoay quanh khách hàng. Quá trình tư duy thiết kế xem xét mọi người về nền tảng dân tộc học, hành vi, suy nghĩ, động lực, thói quen và nhu cầu. Đó là cách nghĩ về tất cả các tương tác của một người với nhiều sản phẩm và dịch vụ khác nhau trong cuộc sống hàng ngày.

Giá trị kinh doanh của Tư duy thiết kế là gì?

Tất cả các doanh nghiệp luôn có một danh sách mục tiêu không bao giờ kết thúc, từ việc liên tục phát hành các sản phẩm mới làm tăng doanh số bằng cách cộng hưởng với khách hàng đến cung cấp hỗ trợ khách hàng tốt hơn.

Khi một doanh nghiệp quyết định ra sản phẩm mới, một cỗ máy to lớn, đắt tiền thì sẽ phải cần các thiết bị tối tân, đặc biệt là tại các tập đoàn lớn. Vậy nên các chi phí sẽ là rất lớn. Áp dụng tư duy thiết kế có thể giúp tiết kiệm một lượng tiền lớn ngay lập tức vì nó hướng sự chú ý đến các giải pháp cụ thể mà mọi người có thể tiết kiệm chi phí tại thời điểm đó.

IEEE, tổ chức kỹ thuật chuyên nghiệp lớn nhất thế giới, trong bài viết của họ, “tại sao phần mềm lại thất bại?”, đã có ước tính rằng số tiền chi cho các dự án CNTT trên toàn thế giới là khoảng 1 nghìn tỷ đô la mỗi năm.

Theo báo cáo của họ, trong số mười hai lý do hàng đầu khiến các dự án thất bại, ba lý do liên quan đến lỗi thiết kế tập trung vào người dùng:

  • Xác định yêu cầu kém
  • Giao tiếp kém giữa khách hàng và nhà phát triển
  • Các bên liên quan lắm mưu mô về lợi ích cá nhân

Tư duy thiết kế cung cấp một cách đơn giản để khắc phục chính xác những vấn đề mà doanh nghiệp gặp phải, đồng thời cung cấp những hiểu biết và dữ liệu quan trọng để xây dựng các giải pháp phù hợp để tạo ra lợi nhuận.

Khi phát hành các sản phẩm tốt hơn có trọng tâm hướng tới khách hàng sẽ nhận được nhiều sự quan tâm hơn, tạo ra sản phẩm nhanh hơn và sớm nhận được sự hưởng ứng tốt từ khách hàng. Các chính phủ cũng đang dần nhận ra được điều đó, Hội Cựu chiến binh Hoa Kỳ đã học cách áp dụng bản đồ hành trình khách hàng để tìm hiểu rõ hơn về các cựu chiến binh qua đó xây dựng được mối tương tác tốt giữa bảo hiểm và các cựu chiến binh, thứ mà từ trước đến nay luôn gặp phải nhiều xung đột.

Những lý do nên đầu tư vào Tư duy thiết kế

  • Cải thiện trải nghiệm khách hàng qua đó sẽ giúp tiết kiệm chi phí
  • Tập trung vào trải nghiệm khách hàng sẽ làm tăng doanh thu
  • Chú trọng vào trải nghiệm khách hàng thúc đẩy lợi thế cạnh tranh và ảnh hưởng đến lợi nhuận. Chỉ cần nhìn vào những ví dụ như các công ty Dyson, Uber, Mint, Apple, IBM và Intuit.

Tổng kết

Giá trị của trải nghiệm khách hàng là kết quả của tư duy thiết kế đặc biệt khi so sánh một dự án trải nghiệm người dùng với một khoản đầu tư khác với các mục tiêu kinh doanh tương tự. Có vô số điện thoại thông minh trước khi iPhone của Apple bùng nổ. Đã có taxi trước Uber và mạng xã hội trước Facebook. Có rất nhiều máy hút bụi trước Dyson, các nhà bán lẻ trước Bonobos và Warby-Parker, và xe điện trước Tesla.

Tất cả các công ty này đều chia sẻ một điều: Đó là sự tập trung không ngừng của họ vào khách hàng và mang lại trải nghiệm người dùng tốt nhất có thể, điều này đều có nguồn gốc sâu xa trong phương pháp tư duy thiết kế của họ. Nếu trong kinh doanh thiếu đi tư duy thiết kế thì sẽ không tạo ra sự cạnh tranh và thậm chí có thể làm cho một doanh nghiệp đi vào lối mòn lụi bại.

OD CLICK biên tập!

Nguồn tham khảo:

www.toptal.com

www.forbes.com

https://medium.com

error: Nội dung đã khóa !!