NĂM CÔNG CỤ THỰC HÀNH CHO LÃNH ĐẠO TÀI NĂNG

 

Theo một khảo sát của Glassdoor, 87% nhân viên mong muốn cấp trên hỗ trợ trong việc cân bằng cuộc sống của họ, giữa công việc và các cam kết cá nhân. Cũng theo khảo sát của OD CLICK, có 56,8% tỉ lệ người trả lời cho rằng lãnh đạo của họ thỉnh thoảng hoặc hiếm khi giúp đỡ, hỗ trợ họ giải quyết công việc. Trong đó có những phản hồi không tốt về cấp trên trực tiếp của họ rằng “không hài lòng với việc nắm bắt tâm lý nhân viên của cấp trên” hoặc “cách tạo động lực làm việc không tốt”. Đó là điều đáng suy ngẫm cho các doanh nghiệp hiện nay. Vậy lãnh đạo có chức năng cụ thể như thế nào đối với nhân viên? Những phẩm chất nào mà các nhà lãnh đạo tin là quan trọng khi họ lãnh đạo để thành công?

Nếu bạn nghĩ rằng có rất nhiều định nghĩa về lãnh đạo và chức năng của họ thì mô hình về những gì các nhà lãnh đạo thực sự làm dưới đây sẽ khiến bạn không uổng phí khi đọc nài viết này

Mô hình chức năng lãnh đạo là một trong những mô hình được triển khai để xác định vai trò lãnh đạo. Trong nhiều thập kỉ trở lại đây đã có rất nhiều nghiên cứu được thực hiện để phân biệt một nhà lãnh đạo đích thực. Các mô hình chức năng lãnh đạo chủ yếu mô tả các vai trò và tình huống mà các nhà lãnh đạo cần thể hiện chức năng của mình. Có nhiều mô hình chức năng khác nhau như: Mô hình lãnh đạo tập trung vào hành động (ACL) của John Adair và 5 công cụ thực hành cho lãnh đạo tài năng của Kouzes và Posner.

Lý thuyết chức năng lãnh đạo được phát triển bằng cách nghiên cứu các nhà lãnh đạo thành công, xác định các hành động và hành vi nhất định. Sau đó, các kết quả được phân tích cho các mối tương quan cho thấy chính xác những gì nhà lãnh đạo đã làm, đang làm và dự định sẽ làm. 

Lý thuyết chức năng lãnh đạo là một lý thuyết để xác định hành vi cụ thể của các nhà lãnh đạo, nó được mong đợi góp phần vào hiệu quả của toàn bộ tổ chức. Cốt lõi của lý thuyết là nhiệm vụ quan trọng nhất của người lãnh đạo là đảm bảo rằng mọi thứ mà nhóm, tổ chức cần có. Điều này có nghĩa là một nhà lãnh đạo hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình khi họ đóng góp thành công vào hiệu quả và sự gắn kết của nhóm.

James Kouze và Barry Posner đã đưa ra những gợi ý của một  mô hình lãnh đạo chức năng trong cuốn sách của họ, The Leadership Challenge (1987). Nó được dựa trên  mô hình chức năng lãnh đạo của Adair và nhắm nhiều hơn vào các nhà lãnh đạo cấp cao như CEO, đó là một đóng góp đáng kể cho suy nghĩ về lãnh đạo hiệu quả.

Lý thuyết chức năng lãnh đạo – năm công cụ thực hành cơ  bản cho lãnh đạo

1. Thách thức quá trình

Nghiên cứu của Kouze và Posner cho thấy các nhà lãnh đạo phát triển và học hỏi từ nghịch cảnh và các tình huống khó khăn. Họ là những người chấp nhận rủi ro, coi thất bại – là cơ hội hữu ích để học hỏi và đổi mới.

Thực tiễn này cho thấy rằng chúng ta không nên hài lòng với việc “kinh doanh như bình thường”. Là một nhà lãnh đạo, bạn cần phải:

  • Tìm kiếm cơ hội đầy thách thức để thay đổi, phát triển, đổi mới và cải thiện ở cấp độ cá nhân và tổ chức
  • Thử nghiệm, chấp nhận rủi ro và khuyến khích người khác làm như vậy. Tạo một văn hóa trong đó mọi người cảm thấy có thể học hỏi từ những sai lầm.

2. Truyền cảm hứng cho một tầm nhìn chung

Các nhà lãnh đạo nên tin rằng họ có thể tạo ra sự khác biệt. Các nhà lãnh đạo vĩ đại có định hướng tương lai và tìm cách tiếp thêm năng lượng cho người khác bằng đam mê, nhiệt huyết và cảm xúc. Họ sẽ tạo ra một tầm nhìn về tương lai như tiếp thêm năng lượng cho nhân viên bởi tầm nhìn xa trông rộng của họ. Là một nhà lãnh đạo hãy chia sẻ nó với những nhân viên của bạn.

3. Cho phép người khác hành động

Theo mô hình lãnh đạo chức năng của lãnh đạo gương mẫu, các nhà lãnh đạo giỏi cho phép hợp tác hiệu quả và xây dựng đội ngũ năng động. Mỗi thành viên của tổ chức đều tích cực tham gia vào hoạt động hàng ngày và mọi người tôn trọng lẫn nhau. Cùng nhau, mọi người đều cố gắng vì một bầu không khí thoải mái. Điều này cho phép mọi người hỗ trợ lẫn nhau tạo nên sức mạnh. Nó giúp nhóm tự tin hơn.

Là một nhà lãnh đạo, bạn sẽ cần phải:

  • Thúc đẩy sự hợp tác bằng cách thúc đẩy các mục tiêu hợp tác và xây dựng niềm tin giữa các nhà lãnh đạo và các thành viên trong nhóm, giữa các nhóm với nhau.
  • Tăng cường sức mạnh cho người khác bằng cách chia sẻ thông tin và khuyến khích sự đóng góp công sức, ý tưởng của họ.

4. Mô hình hóa con đường

Mô hình hóa có nghĩa là chuẩn bị đi trước, thực hiện những hành vi mà bạn muốn người khác chấp nhận trước khi yêu cầu họ chấp nhận chúng. Mọi người sẽ tin là khi  không phải những gì họ nghe thấy các nhà lãnh đạo nói, mà là những gì họ thấy các nhà lãnh đạo của họ luôn làm. Lãnh đạo đặt tiêu chuẩn cho người khác và thể hiện mình là tấm gương tốt để người khác noi theo. Họ cũng sẽ làm gương để đối phó với sự thay đổi.

Trong trường hợp thay đổi quy mô lớn, để đạt được những mục tiêu này, các mục tiêu nhỏ được đặt ra để hoàn thành trước. Các nhà lãnh đạo hiệu quả cũng làm sáng tỏ quan liêu và phát triển một giải pháp nội bộ linh hoạt cho bất kỳ vấn đề nào được tìm thấy

5. Khuyến khích trái tim

Cuối cùng, Kouze và Posner đã xác định rằng con người làm việc tốt nhất khi họ đam mê những gì họ đang làm. Các nhà lãnh đạo khơi dậy sự nhiệt tình của nhân viên bằng những câu chuyện và niềm đam mê của chính họ. Cần công nhận những đóng góp của nhân viên bằng lời nói chân thành nhất, khuyến khích những đóng góp của họ vào những dự án sau đó.

Mô hình của Kouze và Posner được nghiên cứu kỹ lưỡng là phương tiện được đề xuất áp dụng và triển khai trên các tổ chức lớn. Họ tập trung vào một lãnh đạo có sự trải nghiệm thực tế hơn là một nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa trông rộng, vì vậy mô hình có thể không hiệu quả với tất cả mọi người.

Đã có nhiều nghiên cứu về lãnh đạo xác định chính xác những phẩm chất mà một nhà lãnh đạo giỏi nên có, hoặc chiến lược nào họ nên tuân theo. Lãnh đạo chức năng chỉ là về các hoạt động mà một nhà lãnh đạo cần thực hiện để có hiệu quả. Nếu như mô hình lãnh đạo chức năng của John Aldair hình dung sự tương tác của nhóm, nhiệm vụ và cá nhân bằng ba vòng tròn chồng chéo thì mô hình này là năm thực hành lãnh đạo gương mẫu, được phát triển bởi Kouzes và Posner. Bằng cách xác định điểm mạnh và điểm yếu của bạn trong năm phương thức lãnh đạo, có thể phát hiện ra một số lượng tương đối nhỏ các lĩnh vực bạn cần làm việc. Thông qua nhận thức, huấn luyện, thực hành và phản hồi, bạn có thể nhanh chóng thực hiện quá trình chuyển đổi từ người quản lý hiệu quả sang người lãnh đạo xuất sắc.

OD CLICK biên tập!

Nguồn tài liệu tham khảo:

https://www.toolshero.com/leadership/functional-leadership-model/

https://www.managementcentre.co.uk/leadership-5-practices-of-effective-leaders/

https://www.businessballs.com/leadership-models/five-practices-of-exemplary-leadership-kouzes-and-posner/

 

error: Nội dung đã khóa !!