Các doanh nghiệp trong nền công nghiệp 4.0 luôn mặc định có một từ khóa “KPI” để giải quyết các bài toán về giám sát và tăng hiệu suất làm việc. Nhưng điều đầu tiên sau khi hiểu rõ được bản chất các thước đo mục tiêu trọng yếu (KPI) thì chúng ta cần có 7 viên gạch nền (foundation stone) để thiết lập trước khi có thể phát triển và sử dụng thành công các KPI ở nơi làm việc. Sự thành công hay thất bại của dự án KPI được quyết định bởi sự hiện diện hoặc thiếu vắng của 7 viên gạch nền này. Dưới đây là mô hình của 7 viên gạch nền nói trên:
1. Sự hợp tác với đội ngũ nhân viên, các công đoàn và các bên thứ ba
Để có thể cải thiện được hiệu suất thành công, các tổ chức phải thiết lập được một mối quan hệ hợp tác hiệu quả giữa ban quản lý, các đại diện nhân viên từng phòng ban, các công đoàn đại diện cho nhân viên của tổ chức, đội ngũ nhân viên, các khách hàng trọng điểm, và các nhà cung cấp trọng điểm. Những ý chính của viên gạch nền “sự hợp tác” bao gồm:
- Sự công nhận từ tất cả những người có lợi ích liên quan (stakeholder) rằng một thay đổi quan trọng về tổ chức và văn hóa đòi hỏi phải có sự thấu hiểu và tán thành về: sự cần thiết thay đổi, và cách triển khai sự thay đổi đó.
- Sự cam kết trong việc thiết lập và duy trì những thỏa thuận tư vấn hiệu quả với các công đoàn, đại diện nhân viên, và nhân viên.
- Sự phát triển chung một chiến lược dành cho việc áp dụng các KPI và thông lệ tốt nhất.
- Sự mở rộng khái niệm “hợp tác” (partnership) để bao gồm luôn cả các khách hàng và nhà cung cấp trọng điểm của tổ chức.
2. Chuyển giao quyền lực cho tiền tuyến
Những ý chính của viên gạch nền “chuyển giao quyền lực” bao gồm:
Sự giao tiếp hai chiều hiệu quả |
Hoạt động giao tiếp từ trên xuống dưới và từ dưới lên hiệu quả, bao gồm khuyến khích nhân viên thẳng thắn bày tỏ và trình bày những quan sát của họ, vốn có thể là tin xấu cho tổ chức. |
Sự trao quyền |
Sự trao quyền cho phép nhân viên được hành động ngay lập tức để khắc phục những tình huống đang tác động xấu đến các KPI |
Sự chuyển giao trách nhiệm |
Sự chuyển giao trách nhiệm cho các nhóm để phát triển và lựa chọn các thước đo mục tiêu cho chính mình và đưa ra nhiều quyết định hơn |
Đào tạo |
Sự cung cấp các khóa đào tạo về sự trao quyền, đưa ra quyết định, KPI, các nhân tố thành công quan trọng của tổ chức |
Các phương pháp luận nhanh nhạy và tinh gọn |
Sự tiếp cận với các phương pháp luận nhanh nhạy và tinh gọn |
Sự nhận thức về những khó khăn trong việc học hỏi |
Sự hỗ trợ thêm cho những nhân viên gặp khó khăn về đọc hiểu, toán học, hoặc những khó khăn liên quan đến việc học hỏi khác |
3. Chỉ đo lường và báo cáo những thứ có ý nghĩa
Nhà quản lý nhất thiết phải phát triển được một khung mẫu tích hợp (integrated framework) để việc đo lường và báo cáo về hiệu suất sẽ dẫn đến những hành động cụ thể. Các tổ chức nên báo cáo các sự kiện ở tần suất hàng ngày/ hàng tuần/ hàng tháng, tùy thuộc vào tầm quan trọng của chúng, và những báo cáo này nên bao hàm các nhân tố thành công trọng yếu (CSF).
Những ý chính của viên gạch nền “đo lường và báo cáo” bao gồm:
Từ bỏ các báo cáo kém hiệu quả |
Mọi báo cáo nên có sự liên quan đến CSF, không để một báo cáo nào đó tồn tại chỉ vì nó đã được làm vào tháng trước và các tháng trước đó nữa. Chúng ta nên áp dụng triết lý về “sự từ bỏ” của Drucker. |
Các thước đo nên có một lý do để tồn tại |
Chúng ta chỉ nên đo lường những thứ mà mình cần đo lường. Mỗi thước đo nên có một lý do để tồn tại, một sự kết nối với một CSF. |
Dẫn đến hành động |
Những thứ được báo cáo nên dẫn đến hành động. Người lãnh đạo phải có trách nhiệm cam kết thực hiện. |
Báo cáo tinh gọn |
Cần thiết phải “tinh gọn hóa” công tác báo cáo. Việc báo cáo cần được thực hiện ngắn gọn, đúng lúc, hiệu quả để có thể dẫn đến và tập trung vào việc ra quyết định. |
Trực quan hóa dữ liệu |
Việc báo cáo nên được chuẩn bị theo lời khuyên từ các cuốn sách của Stephen Few, tác giả hàng đầu trong lĩnh vực trực quan hóa dữ liệu. |
Từ dưới lên |
Các thước đo mục tiêu ở cấp độ tổ chức sẽ được điều chỉnh tương ứng với các thước đo mục tiêu được phát triển ở cấp độ nhóm, tức là theo một quy trình “từ dưới lên”. |
4. Đúc kết các KPI từ các nhân tố thành công trọng yếu (CSF)
Những ý chính của viên gạch nền “nguồn của KPI” bao gồm:
Các CSF quan trọng hơn các sáng kiến chiến lược |
Các nhân tố thành công trọng yếu có vai trò then chốt đối với một tổ chức hơn các sáng kiến chiến lược. Một tổ chức vẫn có thể thành công mà không cần có một chiến lược được tính toán tốt, và nhiều tổ chức đã làm được như vậy. |
Vai trò chính của các thước đo |
Vai trò chính cả các thước đo mục tiêu là nhằm giúp lực lượng lao động dành sự tập trung hàng ngày cho các nhân tố thành công trọng yếu của tổ chức. Những phương pháp luận khác xem mục đích chính của các thước đo mục tiêu là nhằm giám sát việc tiến hành các sáng kiến chiến lược. |
Các CSF có trước |
Nếu một thước đo không được liên kết với một CSF, nó sẽ không phải là một KPI và không có vai trò quan trọng với tổ chức, và vì vậy nó nên được sàng lọc để xem có nên từ bỏ không. |
Sự kết nối với các CSF |
Tất cả các KPI, PI, RI và KRI mà một tổ chức đang sử dụng nên được kết nối với một CSF hoặc một nhân tố thành công. Cơ sở dữ liệu của các thước đo mà một tổ chức sử dụng nên ghi chép lại sự kết nối này. |
5. Từ bỏ các quy trình kém hiệu quả
Những ý chính của viên gạch nền “sự từ bỏ” bao gồm:
Ngày “từ bỏ” của mỗi tháng |
Tạo ra một ngày “từ bỏ” của mỗi tháng. Đây là thời gian mà các nhóm sẽ báo cáo lại với tổ chức về những thứ mà họ đã nhất trí sẽ từ bỏ. |
Đo lường tỷ lệ từ bỏ |
Đo lường tỷ lệ từ bỏ, vốn sẽ rất quan trọng với CEO. |
Từ bỏ tất cả các thước đo mục tiêu lệch lạc |
Trong một số trường hợp, một tổ chức nên từ bỏ tất cả các thước đo mục tiêu của mình và bắt đầu lại hoạt động bằng cách đúc kết các thước đo mục tiêu từ các CSF. |
Từ bỏ các báo cáo |
Từ bỏ các báo cáo được hoàn thành cùng một cách như tháng trước, và tháng trước đó nữa mà chẳng có ai thèm đọc. Mỗi báo cáo nên có một khung nhỏ ở trang đầu tiên để giải thích vì sao nó lại có liên quan đến các CSF và chiến lược của tổ chức. |
Từ bỏ các cuộc họp |
Từ bỏ những cuộc họp không làm sáng tỏ các mục tiêu hành động của tổ chức. Mỗi cuộc họp nên có một tuyên bố rõ ràng về mục đích của nó, một bản ghi chép lại những hành động nó đã thông qua, và chi phí tính theo giờ mà tổ chức phải trả. |
Từ bỏ các thẻ điểm cân bằng kém hiệu quả |
Từ bỏ thẻ điểm cân bằng và bất kỳ phần mềm thẻ điểm cân bằng hiện có nào nếu không phát huy được hiệu quả. |
Từ bỏ các dự án |
Rà soát các kế hoạch dự án hiện tại để tìm ra các dự án đã không còn phù hợp và cần thiết nữa. |
Từ bỏ sự ràng buộc việc trả lương theo hiệu suất với các mục tiêu hàng năm |
Việc trả lương theo hiệu suất khi được ràng buộc với các mục tiêu hàng năm sẽ trở nên quá dễ hoặc quá khó. |
Từ bỏ quy trình lập kế hoạch hàng năm |
Quy trình lập kế hoạch hàng năm vốn đang được áp dụng trong các tổ chức hiện nay chỉ là sự kiện chính trị hàng năm vô nghĩa. |
Từ bỏ các bản đánh giá hiệu suất |
Các nhà quản lý nên cung cấp ý kiến phản hồi cho nhân viên ở một tần suất thường xuyên hơn – ít nhất là hàng tháng. |
6. Bổ nhiệm một Giám đốc Đo lường hiệu suất nội bộ
Những ý chính của viên gạch nền “Giám đốc Đo lường” bao gồm:
Trách nhiệm toàn thời gian |
Với các tổ chức có hơn 250 nhân viên toàn thời gian thì vị trí này nên và phải mang tính toàn thời gian. Trong các tổ chức nhỏ, nhiệm vụ này phải chiếm phân nửa khối lượng công việc với phần lớn hoạt động hàng ngày được giao lại cho người khác để người giữ chức vụ này có cơ hội tập trung và tạo ra động lực cho dự án. |
Sự bổ nhiệm nội bộ |
Phân bổ một nhân viên nội bộ là thích hợp nhất với vai trò này: một người được tôn trọng và sẽ được giúp đỡ khi có sáng kiến mới cần được hỗ trợ. |
Đường dây báo cáo |
Xét đến những kiến thức và kỹ năng đa dạng cần có, vị trí này sẽ báo cáo trực tiếp cho CEO. |
Ngoài ra Giám đốc đo lường cũng phải có trách nhiệm kiểm tra và giám sát các thước đo cũng như phải luôn học hỏi từ những chuyên gia khác.
7. Sự thấu hiểu định nghĩa KPI hiệu quả trên phạm vi toàn tổ chức
Định nghĩa KPI |
Các thước đo mục tiêu trọng yếu (KPI) tập trung vào các khía cạnh của hiệu suất tổ chức vốn đóng vai trò quan trọng nhất trong sự thành công của tổ chức ở hiện tại và tương lai. |
Các KPI đặt nền tảng trên tổ chức |
Các nhóm chỉ có được các KPI trong lĩnh vực của mình khi chúng thực sự quan trọng đối với tổ chức. |
Các KPI tập trung vào hoạt động |
Hầu hết các thước đo được các nhóm sử dụng sẽ là PI hoặc RI. Các nhóm thuộc Hội sở chính như Tài chính và IT sẽ ít có khả năng có được một KPI vì các KPI này chủ yếu tập trung vào hoạt động. |
Hai nhóm thước đo |
Việc thấu hiểu hai nhóm thước đo (các thước đo kết quả và các thước đo mục tiêu) cần được truyền đạt đến tất cả các nhà quản lý thông qua các phiên đào tạo. Đội ngũ nhân viên sẽ cần có khả năng phân loại các thước đo thành KPI, RI, PI, và KPI với sự trợ giúp từ nhóm KPI. |
Với việc có đầy đủ các viên gạch nền thì việc cuối cùng là áp dụng các thước đo mục tiêu vào trong doanh nghiệp. Nhưng việc áp dụng các thước đo trên phải dựa theo nguyên tắc 10-80-10 của David Parmenter, ông tin rằng với một tổ chức hơn 500 nhân viên toàn thời gian, sẽ có khoảng 10 KRI (các thước đo kết quả trọng yếu), tối đa 80 RI (các thước đo kết quả) và PI (các thước đo mục tiêu), và 10 KPI (các thước đo mục tiêu trọng yếu). Tần suất đo lường của KRI sẽ là hàng tháng, hàng quý; RI và PI là 24/7, hàng ngày, hàng tuần một lần, hàng tháng, hàng quý; KPI sẽ là 24/7, hàng ngày, hàng tuần. Đây là giới hạn của số lượng các thước đo, trong nhiều trường hợp ít thước đo hơn hơn vẫn đủ đáp ứng yêu cầu về đo lường. Đối với các tổ chức nhỏ hơn, thay đổi chính sẽ là sự cắt giảm số lượng RI và PI. Đó là tầm quan trọng của việc đo lường đúng lúc và đúng số lượng theo nền tảng được đặt ra.
Các doanh nghiệp muốn thực hiện việc triển khai KPI tốt tại doanh nghiệp thì cần một nền móng vững chắc và ở đây là 7 viên gạch nền tảng nêu trên. OD CLICK với những chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm làm việc với các doanh nghiệp Việt Nam sẽ đưa ra được những ý kiến khách quan cùng các giải pháp thực tiễn cho các doanh nghiệp, hướng tới sự phát triển bền vững.
OD CLICK biên tập!
Nguồn tham khảo:
2. David Parmenter, KPI Key Performance Indicators, 2015.
3. Peter Drucker, Managing the Non-Profit Organization (New York: HarperCollins, 1992)
4. Dean R. Spitzer, Transforming Performance Measurement: Rethinking the Way We Measure and Drive Organizational Success (New York: AMACOM, 2007)