TẠO ĐỘNG LỰC CHO NHÂN VIÊN

Doanh nghiệp phát triển bền vững; Đội ngũ nhân sự làm việc hiệu quả và chuyên nghiệp; Môi trường làm việc lành mạnh, thân thiện luôn là mục tiêu và niềm mơ ước của các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, không phải việc gì muốn là được. Để đạt được điều đó, doanh nghiệp phải nỗ lực rất nhiều trong quá trình hoạt động. Trong đó, con người được xác định là nền tảng phát triển tổ chức bền vững. Tạo động lực cho nhân viên là yếu tố cốt lõi và quan trọng, quyết định đến hiệu quả hoạt động của tổ chức. Hiệu quả thực hiện công việc được hiện thực hóa dựa trên động lực làm việc và năng lực của từng thành viên trong tổ chức. Chìa khóa thành công cho mỗi nhà lãnh đạo là sự khích lệ được cấp dưới làm việc với nỗ lực cao nhất; đồng thời phải đạt được sự đồng nhất giữa mục tiêu cá nhân và mục tiêu tổ chức.

Tạo động lực là gì?

Tạo động lực là quá trình tác động làm cho nhân viên nỗ lực hoàn thành các mục tiêu một cách mạnh mẽ, bền bỉ và định hướng: Khơi dậy và duy trì hành vi mong đợi của cán bộ nhân viên hướng đến mục tiêu chung của tổ chức. Mỗi người trong tổ chức đều có một thế mạnh và kỹ năng khác nhau. Một người không thể làm tốt được tất cả các công việc. Chính vì vậy, Nhà lãnh đạo cần phải khơi dậy những điểm mạnh nhất của mỗi người, sắp xếp đúng người, đúng việc nhằm phát huy tối đa năng lực của mỗi người để mang lại hiệu quả cao nhất cho tổ chức. Bên cạnh đó, mỗi người đều có mục tiêu cá nhân, nhà lãnh đạo cần phải hướng họ đến mục tiêu chung của tổ chức. Điều đó sẽ mang lại thành công và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Nguồn gốc của sự cam kết

Nhân viên gắn kết với tổ chức khi đạt được những mong đợi sau:
1. Nhân viên được thăng tiến nghề nghiệp, được học tập và phát triển.
2. Nhân viên cảm thấy công việc thú vị và thách thức.
3. Nhân viên thấy được ý nghĩa của công việc đảm trách.
4. Họ được tôn trọng trong tổ chức.
5. Họ cảm thấy mình là một mắt xích quan trọng trong tổ chức
6. Họ có người lãnh đạo tốt.
7. Họ được ghi nhận thành tích công tác.
8. Họ được chủ động trong công việc.
9. Giờ giấc làm việc linh hoạt.
10. Họ cảm thấy công bằng về lương, thưởng và phúc lợi.

Hệ quả nhân viên không có động lực

Khi doanh nghiệp không tạo được môi trường làm việc tốt, lãnh đạo không khơi dậy được động lực làm việc cho nhân viên thì sẽ gây ra những hậu quả đáng tiếc, cụ thể là:

Một là, đình công: Khi người lao động không được đảm bảo quyền lợi, môi trường làm việc không tốt sẽ nảy sinh những hành động tiêu cực không hề mong muốn cho doanh nghiệp như đình công. Hoạt động này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, mất đi hình ảnh và thương hiệu của doanh nghiệp trong mắt đối tác và khách hàng.

Hai là, năng suất, chất lượng thấp: Khi người lao động không có động lực làm việc thì họ sẽ không chú tâm vào công việc. Sản phẩm, dịch vụ họ làm ra sẽ lỗi, hỏng nhiều, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng chung của doanh nghiệp.

Ba là, tìm công việc mới: Người lao động có xu hướng tìm công việc mới tốt hơn khi không còn động lực làm việc. Điều này sẽ gây thiệt hại cho doanh nghiệp về chi phí đào tạo, thời gian và tiền bạc.

Bốn là, thay đổi nhân viên: Khi nhân viên không có động lực làm việc sẽ phát sinh nhiều vấn đề, trong đó việc thay đổi nhân viên là tất yếu. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến dòng chảy công việc và hoạt động của tổ chức.

Năm là, tỷ lệ chậm, vắng cao: Sự chậm chễ của nhân viên không có động lực làm việc sẽ gây ra sự chậm chễ của cả một phòng ban và tổ chức. Tiến độ sản xuất và giao hàng sẽ bị ảnh hưởng, thậm trí có thể không giao được hàng đúng thời hạn.

Sáu là, đi muộn về sớm; Đi muộn, về sớm là biểu hiện khá rõ của những nhân viên không có động lực làm việc. Việc đi sớm về muộn thường xuyên của một người sẽ gây ức chế cho những người khác trong tổ chức. Còn việc đi muộn về sớm của nhiều người thì là lỗi của cả tổ chức.

Bẩy là, không khí căng thẳng: Môi trường làm việc không tốt, mọi người không có động lực làm việc sẽ gây ra không khí căng thẳng, mọi người không chia sẻ và hỗ trợ nhau trong công việc. Kết quả là năng suất, chất lượng giảm sút, mục tiêu chung khó đạt được.

Tám là, mức độ hấp dẫn của công việc thấp: Việc rời bỏ tổ chức của những nhân viên trong công ty sẽ tác động tiêu cực đến việc thu hút, tuyển chọn nhân viên mới vào các vị trí còn thiếu.

Vậy để tạo động lực cho nhân viên, gia tăng sự cam kết của nhân viên người lãnh đạo doanh nghiệp phải làm gì? Đây là câu hỏi cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp muốn phát triển đội ngũ nhân sự tài năng, gắn kết; Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp và Phát triển tổ chức bền vững.

Thấu hiểu vấn đề đó, OD CLICK đã thiết kế Chuyên đề đào tạo “Gia tăng động lực và cam kết cho nhân viên”, dựa trên những trải nghiêm làm việc cùng hàng nghìn doanh nghiệp của đội ngũ chuyên gia OD CLICK. Chương trình hướng tới mục tiêu giúp các nhà lãnh đạo thấu hiểu nguyên nhân suy giảm động lực làm việc của đội ngũ, từ đó tìm ra các giải pháp nâng cao tính cam kết, áp dụng những phương pháp, công cụ tác động tích cực phù hợp với đặc điểm nhân sự từng doanh nghiệp.

Leave a Reply

error: Nội dung đã khóa !!