CƠ HỘI PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG GIA CÔNG PHẦN MỀM VIỆT NAM

Theo số liệu do tập đoàn Harvey Nash cung cấp, 4 triệu trẻ em tại Anh dùng phần mềm dạy học được phát triển bởi kỹ sư Việt Nam, trên thế giới có 200 triệu người dùng Google đang tìm kiếm trực tuyến sử dụng phần mềm gắn thẻ (tag) ảnh được các lập trình viên Việt Nam cung cấp. Việt Nam đang dần chiếm vị thế trở thành trung tâm gia công phần mềm tại châu Á – Thái Bình Dương, cạnh tranh với Ấn Độ.

Việt Nam được Forbes đánh giá là thị trường nhỏ nhưng vô cùng tiềm năng trong lĩnh vực gia công phần mềm.

THỰC TẾ PHÁT TRIỂN GIA CÔNG PHẦN MỀM TẠI VIỆT NAM

Ngành gia công phần mềm xuất hiện tại Việt Nam chưa lâu. Các công ty đa quốc gia đầu tiên khai thác lực lượng lao động ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam là Oracle và Intel. Trải qua thời gian, Việt Nam ngày càng được quan tâm vì sự phát triển nhanh chóng trong gia công phần mềm, với mức tăng trưởng liên tục tới nay.

Năm 2015,  tổ chức Tholons xếp hạng thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội nằm trong top 20 điểm đến hấp dẫn toàn cầu về gia công công nghệ thông tin (ITO). Cũng năm 2015, Cushman & Wakefield (C&W) đánh giá Việt Nam là điểm đến hấp dẫn nhất về dịch vụ gia công quy trình doanh nghiệp (BPO) trên toàn thế giới.

Năm 2017, Việt Nam tăng 5 bậc về chỉ số xếp hạng dịch vụ Global Services Location Index – chỉ số đo xếp hạng dịch vụ gia công phần mềm do công ty tư vấn A.T. Kearney đưa ra, xếp thứ 6 trong top 55 quốc gia hấp dẫn nhất thế giới về gia công phần mềm.

Ấn Độ nhiều năm được coi là nước đứng đầu thế giới về dịch vụ thuê ngoài (BPO) nhưng thời gian đã thay đổi mọi thứ. Theo Hiệp hội thương mại Nasscom, ngành công nghiệp BPO Ấn Độ vừa chứng kiến sự sụt giảm số lượng việc làm lớn nhất trong 7 năm, trong khi tỷ lệ thất nghiệp ngành công nghệ thông tin (IT) cũng tăng hai năm liền. Thành công này khiến các đối tác Ấn Độ phải lo ngại khi các công ty như Intel, IBM, Samsung Display, Nokia và Microsoft tiếp tục đầu tư vào Việt Nam.

NGUỒN NHÂN LỰC KỸ SƯ PHẦN MỀM

Nguồn nhân lực kỹ sư phần mềm tại Việt Nam hiện đang được săn đón mạnh mẽ. Báo cáo về ngành công nghệ thông tin Việt Nam 2017 của Vietnamworks cho thấy nhu cầu nhân sự đang ở mức cao nhất trong lịch sử, với sự cạnh tranh vô cùng gay gắt giữa các công ty.

Đội ngũ kỹ sư phần mềm Việt Nam được đánh giá cao bởi sự năng động, chăm chỉ và nắm bắt nhanh các thay đổi công nghệ. Theo khảo sát của KPMG Việt Nam, 56% nhà đầu tư đánh giá trình độ chuyên môn các kỹ sư là tích cực. Việt Nam đã đầu tư triển khai STEM (Khoa học, Công nghệ, kỹ thuật và Toán học) vào giáo dục, tạo ra đội ngũ kỹ sư cạnh tranh được với các nước như Singapore, Malaysia, Philippines… Các xu hướng mới của

Tuy nhiên, các kỹ sư công nghệ thông tin Việt còn đang mắc phải hạn chế về ngôn ngữ và tư duy làm việc gần gia đình. Người lao động Việt Nam đa số chưa được đánh giá cao về khả năng ngoại ngữ để giao tiếp và phối hợp với đội nhóm nước ngoài. Những chuyên gia công nghệ Việt Nam cũng thường có xu hướng ở lại trong nước làm việc thay vì ra nước ngoài phát triển sự nghiệp.

CƠ HỘI PHÁT TRIỂN

Chi phí nhân công thấp là lợi thế lớn nhất của ngành gia công phần mềm Việt Nam. Một khảo sát của công ty nhân sự ADECCO cho thấy năm 2015 lương trung bình cho Programmer vào khoảng 569 USD/tháng và IT Manager là 2.049 USD, chỉ bằng 25 – 35% vị trí tương đương ở Trung Quốc. Đây là một trong những lý do các tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới như Intel, IBM, Samsung Display, Nokia và Microsoft tiếp tục đầu tư mạnh vào Việt Nam.

Trong khi Ấn Độ gặp các khó khăn trong phát triển ngành gia công phần mềm, Việt Nam có thể tiếp tục tăng trưởng và giành lợi thế nếu nâng cao chất lượng chuyên môn và năng lực kỹ sư. Các nỗ lực nâng cao chất lượng đào tạo chuyên môn, đào tạo STEM và nâng cao trình độ tiếng Anh sẽ giúp Việt Nam thu hút thêm nhiều cơ hội phát triển thị trường, trở thành “xưởng gia công phần mềm” lớn trong khu vực và trên thế giới.

Bên cạnh việc phát triển hoaạt động thuê ngoài, ngành công nghệ Việt Nam cần phát triển các hoạt động công nghệ xu hướng mới nổi như trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence), máy học (machine learning) và công nghệ blockchain để gia tăng giá trị trong chuỗi giá trị toàn cầu. Đây sẽ là bước phát triển giúp Việt Nam bắt kịp với thế giới và nâng cao giá trị cạnh tranh.

 

Tài liệu tham khảo:

https://forbesvietnam.com.vn/cong-nghe/gia-cong-phan-mem-viet-nam-nho-nhung-tiem-nang-3821.html

http://cafef.vn/vi-mo-dau-tu/viet-nam-thieu-gi-de-thanh-an-do-thu-2-trong-linh-vuc-gia-cong-xuat-khau-phan-mem-20151016093813444.chn

https://vtv.vn/kinh-te/gia-cong-phan-mem-cua-viet-nam-nho-ma-co-vo-20180601110140737.htm

Leave a Reply

error: Nội dung đã khóa !!