XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DƯỢC PHẨM NĂM 2019
Ngành Dược là gì?
Ngành Dược là tên gọi chung của một ngành nghề y tế chuyên về bào chế và sản xuất các loại thuốc cũng như thực hiện việc khám chữa bệnh, phân phối thuốc. Người làm công việc trong lĩnh vực ngành dược được gọi là dược sĩ, ngành Dược được phân thành nhiều lĩnh vực như nghiên cứu ra các loại thuốc mới, sản xuất thuốc, kiểm nghiệm thuốc để đảm bảo chất lượng dược phẩm khi phân phối ra thị trường, quản lý dược. Ngành dược có liên hệ mật thiết đến ngành hóa học.
Xu hướng thị trường dược phẩm thế giới
Thị trường dược phẩm toàn cầu dự kiến sẽ vượt qua 1,5 nghìn tỷ đô la vào năm 2023 , từ mức 1,2 nghìn tỷ đô la năm 2018, với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 3-6%. Cạnh tranh về sinh học cũng dự kiến sẽ tăng gấp ba lần, đặc biệt là khi tỷ lệ chi tiêu của thuốc sẽ đạt 50% vào năm 2023. Những dự báo này được minh họa bởi Viện khoa học dữ liệu con người IQVIA gần đây về việc sử dụng thuốc toàn cầu năm 2019 và Outlook đến 2023 .
Các thị trường Mỹ dự kiến sẽ phát triển nhanh hơn (4-7%) so với 5 nước đứng đầu châu Âu (1-4%) và Nhật Bản; các nước mới nổi cũng sẽ đóng một vai trò quan trọng (5-8%). Trong số những sản phẩm này, thị trường Trung Quốc sẽ đạt giá trị 140 USD-170 tỷ USD, ngay cả khi tăng trưởng của nó đang giảm xuống còn 3-6%. Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập và Pakistan dự kiến sẽ có sự tăng trưởng lớn nhất trong 5 năm tới, trong khi Trung Quốc, Brazil và Ấn Độ duy trì bởi mức chi tiêu thuốc đang lớn hơn.
Sự ra mắt của các sản phẩm dược phẩm mới, sáng tạo sẽ là động lực chính cho thị trường dược phẩm phát triển, cùng với việc cải thiện khả năng tiếp cận cho những sản phẩm mới nổi. Thuốc sinh học sẽ đóng một vai trò ngày càng quan trọng đặc biệt là ở Mỹ, trong khi ở châu Âu bị chi phối bởi các chính sách nhằm kiềm chế chi phí cho các hệ thống chăm sóc sức khỏe.
Giá cả vẫn là một vấn đề nóng trong cuộc tranh luận đang diễn ra ở Mỹ và nó phải chịu những động thái phức tạp liên quan đến các giai đoạn đàm phán khác nhau giữa các nhà sản xuất, nhà nước và tư nhân. Các sản phẩm thuốc tân tiến đang được tung ra với giá rất cao kể từ nhiều năm; IQVIA hy vọng nó có thể đạt mức giá trung bình 100.000 đô la mỗi năm đến năm 2023 .Theo báo cáo, việc cạnh tranh về giá, giảm giá và giảm số lượng các phương pháp đột phá (ví dụ như liệu pháp CAR-T hoặc thuốc ức chế kiểm soát miễn dịch) so với năm năm trước có thể giúp giảm giá như vậy. Áp lực cũng được thực hiện ở Mỹ để giảm giá niêm yết đối với các loại thuốc có nhãn hiệu đã thành lập. Giá cho các nhà sản xuất tăng khoảng 1,5% trong năm 2018 và dự kiến sẽ tăng 0 – 3% trong vòng 5 năm tới.
Thực trạng của ngành Dược tại Việt Nam hiện nay
Trong 3 tháng đầu năm 2019, kim ngạch nhập khẩu dược phẩm Việt Nam tăng 16.2% so với cùng kỳ năm 2018. Xuất khẩu dược phẩm tăng 2% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó, hình thức thanh toán chủ yếu là TTR chiếm đến 93%. Điều kiện giao hàng CIF chiếm khoảng 70%, FOB 8.6% tổng các đơn hàng xuất khẩu.
Theo thông tin về giá thuốc kê khai công bố trên trang điện tử của Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế, tính từ đầu năm đến ngày 19/04/2019: Về thuốc nhập khẩu, có 551 lượt mặt hàng thuốc kê khai giá, 68 lượt mặt hàng kê khai lại giá; về thuốc sản xuất trong nước, có 1,284 lượt mặt hàng kê khai giá, 173 lượt mặt hàng kê khai lại giá.
Biểu đồ chi tiêu thuốc tại Việt Nam
Nguồn Internet
Dược phẩm thuộc nhóm nhu cầu thiết yếu nên sự tăng trưởng kinh tế hầu như không có ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của ngành, động lực phát triển ngành là được bảo hộ từ các chính sách nhà nước. Xu hướng M&A giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài diễn ra mạnh đối với cả nhóm sản xuất và phân phối.Ngành Dược phẩm Việt Nam dự báo tiếp tục tăng trưởng hai con số.
Cung cấp thuốc cho cho nhu cầu phòng chống và điều trị bệnh cho mọi người với giá thành hợp lý và chất lượng đảm bảo; phù hợp với chuyển biến của các loại bệnh tật; đáp ứng kịp thời nhu cầu về an ninh quốc phòng, phòng chống dịch bệnh và các nhu cầu khẩn cấp khác.
- Sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả; đẩy mạnh hoạt động về dược lâm sàng và cảnh giác về ngành Dược.
- Quản lý chặt chẽ, hiệu quả ngay từ khâu sản xuất, xuất nhập khẩu thuốc, bảo quản, phân phối, lưu thông đến sử dụng thuốc.
- Phát triển ngành Dược theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại học có tính cạnh tranh cao trên thị trường trong nước, trong khu vực và trên thế giới; Phát triển hệ thống phân phối, cung ứng thuốc chuyên nghiệp, hiện đại và đạt tiêu chuẩn hóa.
- Xây dựng nền công nghiệp chú trọng đầu tư phát triển sản xuất thuốc giá cả hợp lý, đảm bảo chất lượng, từng bước thay thế các loại thuốc nhập khẩu; cố gắng phát huy hết thế mạnh của ngành dược tại Việt Nam để phát triển sản xuất vắc xin, thuốc từ dược liệu.
Ngành Dược tại Việt Nam có cơ cấu như thế nào?
Tại thị trường Việt Nam, thuốc generic chiếm 51% và biệt dược chiếm 22%, chủ yếu thuốc được phân phối ở bệnh viện, phòng mạch tư nhân và nhà thuốc đơn lẻ chiếm phần lớn phân phối thuốc.
OD CLICK tổng hợp
Theo thống kê của Cục quản lý Dược Việt Nam thì ngành Dược sẽ có sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn trong vòng 5 năm tới và đạt gần 8 tỷ USD vào năm 2021. Tuy nhiên tại Việt Nam ngành dược vẫn đang chịu sự phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu nguyên liệu, chưa hoàn thiện được khung pháp lý.
Một thống kê cho thấy có khoảng gần 180 doanh nghiệp Việt Nam hiện nay tham gia sản xuất thuốc, 80 doanh nghiệp sản xuất thuốc tân dược, thuốc đông dược khoảng gần 300 cơ sở. Điều đáng nói là một số doanh nghiệp nước ngoài đã bắt đầu tham gia vào sự phát triển của dược phẩm Việt Nam, điều này tạo tiền đề rất lớn cho sự phát triển ngành dược phẩm.
Xu hướng phát triển của ngành Dược trong những năm tới thị trường dược phẩm sẽ tiếp tục lột xác với những bước phát triển tích cực. Có thể kể đến một số xu hướng phát triển như:
- Tận dụng ưu thế về sản xuất cho ngành Dược, chính phủ cam kết tăng tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước lên khoảng 80% đến năm 2020.
- Thị trường dược Việt Nam thu hút những tập đoàn nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực hoạt động của Việt Nam, đặc biệt là lĩnh vực y học cổ truyền.
- Chú trọng hòa nhập với quá trình toàn cầu và hội nhập hóa, thanh lọc doanh nghiệp phát triển chậm và đầu tư vào doanh nghiệp tăng chất lượng.
- Đảm bảo ngành Dược tăng trưởng lên hai con số đến năm 2021.
Mặc dù, ngành dược phẩm Việt Nam hiện nay đạt được một số thành tựu nhất định nhưng vẫn còn non trẻ, có tiềm năng tăng trưởng nhưng cần được đầu tư nhiều hơn khi hơn một nửa thị trường nguyên liệu và thuốc thành phẩm phụ thuộc vào nhập khẩu. Năm 2017, Việt Nam nhập khẩu 375 triệu USD nguyên phụ liệu dược phẩm, 78% trong số đó là từ Trung Quốc và Ấn Độ – là hai nguồn cung cấp thuốc chủ yếu cho các nước đang phát triển có tham gia sản xuất thuốc phiên bản. Chính vì bị phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu mà năm 2018 nhiều doanh nghiệp dược Việt Nam lao đao khi giá API nhập khẩu từ Trung Quốc đã tăng đáng kể từ 15% đến 80%, giữa bối cảnh Chính phủ nước này đã đóng cửa hàng loạt các nhà máy sản xuất API gây ô nhiễm môi trường.
Tựu chung, kinh tế phát triển, thu nhập tăng, dân số lớn bắt đầu có dấu hiệu già hóa cộng với các vấn đề sức khỏe phát sinh do môi trường và quá trình công nghiệp hóa có thể là những yếu tố thúc đẩy tăng trưởng ngành. Tuy nhiên, làm thế nào để đưa ra các loại thuốc phiên bản mới một cách nhanh chóng, gia tăng tỷ lệ thuốc có giá trị cao và nâng cao niềm tin của người tiêu dùng cũng như khả năng cạnh tranh có thể sẽ là thách thức cho nhà sản xuất dược trong nước trong những năm tới
Nguồn tham khảo:
http://americastarbooks.com/2019/04/nhung-dieu-can-biet-ve-nganh-duoc-viet-nam-hien-nay/
https://www.pharmaworldmagazine.com/emerging-trends-for-the-pharmaceutical-market/
https://fitgroup.com.vn/trien-vong-nganh-duoc-viet-nam-2019/
https://viracresearch.com/industry/bao-cao-chuyen-sau-nganh-duoc-viet-nam-q2-2019