Về bài chuyên môn
Quản trị hiệu suất là trọng tâm chiến lược, quyết định lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Đặc biệt trong nền kinh tế số, quản trị hiệu suất hiệu quả sẽ tạo ra nâng cao năng suất của và tạo ra động lực, nhiệt huyết thúc đẩy sự đổi mới sáng tạo của đội ngũ nhân sự. Tư duy quản trị hiệu suất cần hướng đến sự hợp tác và hỗ trợ nhân sự làm tốt công việc.
Trước sự biến động và cạnh tranh từ thị trường, các doanh nghiệp phát triển cần dựa trên nguồn lực con người. Do vậy, tư duy quản lý nhân sự tập trung vào kiểm soát cần có sự thay đổi quản trị nguồn nhân lực hướng tới đầu tư nâng cao năng lực và cho họ không gian để phát triển
Bản tin Pestel
Trong tuần qua, trong nước có những tin tức PESTEL nổi bật. Phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo làm động lực thúc đẩy kinh tế Thủ đô. Đề xuất sửa đổi bổ sung quy định quản lý cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ viễn thông. Đổi mới toàn diện khâu đào tạo nhân lực. Hiệp định RCEP: Doanh nghiệp chủ động nâng sức cạnh tranh. Về tin tức quốc tế nổi bật, hợp tác giữa ASEAN với EU tiếp tục phát triển trên nhiều lĩnh vực. Báo Mỹ: Xuất khẩu may mặc của Việt Nam đang có nhiều lợi thế.
Magazine nghề tư vấn
Chuyên mục Magazine nghề tư vấn hình thành với nội dung, tin vắn từ top10 công ty tư vấn hàng đầu, góc nhìn nhà tư vấn, câu chuyện phía sau nghề tư vấn.
Tin vắn từ top10 công ty tư vấn hàng đầu
Theo báo cáo của Deloitte, Khách hàng là trung tâm của chuyển đổi số
Báo cáo mới của Accenture cho rằng, trước sự cạnh tranh, để phát triển trong những thời điểm đặc biệt này, các công ty cần một cách tiếp cận tổng thể với tư duy thích ứng và quản trị nguồn nhân lực hiệu quả để đạt được và duy trì sự xuất sắc trong hoạt động
Nghiên cứu của Bain & Company nhận định, các nhà lãnh đạo cần nuôi dưỡng tư duy tin tưởng hơn là kiểm soát để thúc đẩy tổ chức phát triển
Góc nhìn nhà tư vấn
Rita McGrath cho rằng các nhà quản trị cần nhắm tới các lợi thế cạnh tranh nhất thời (transient competitive advantage). Nói cách khác, bạn cần chớp lấy thời cơ và khai thác chúng một cách quyết liệt
Theo Philip Kotler, Marketing 5.0 xoay quanh 5 yếu tố: 1. Data-Driven Marketing (Tiếp thị dựa trên dữ liệu); 2. Agile Marketing (Tiếp thị linh hoạt); 3. Predictive Marketing (Tiếp thị dự đoán); 4. Contextual Marketing (Tiếp thị tình huống); 5. Augmented Marketing (Tiếp thị tăng cường).
Câu chuyện phía sau nghề tư vấn
Các công ty tư vấn hàng đầu có chính sách làm việc và phát triển nhân sự độc đáo. Tại McKinsey & Company, có một chính sách gọi là ‘Obligation to dissent’ (Nghĩa vụ phản đối), ngụ ý rằng nhân viên cần phải nói ra suy nghĩ của mình nếu họ không đồng ý với người khác, bất kể vị trí của họ là gì. PwC đã và đang xây dựng mô hình làm việc linh hoạt. Những đóng góp của nhân viên được đo lường bằng kết quả, không phải bằng số giờ họ ngồi tại văn phòng.
Guru quản trị
Chuyên mục Guru quản trị đề cập đến vấn đề Nguyên tắc hình thành “chiến lược kinh doanh đột phá” theo quan điểm của Clayton M Christensen là nhà tư vấn người Mỹ. Ông nhấn mạnh với các doanh nghiệp lớn và đã hình thành quy mô, để nắm bắt cơ hội phát triển chiến lược đột phá cần chia thành đơn vị kinh doanh nhỏ. Đồng thời, việc xây dựng chiến lược kinh doanh đột phá không chỉ dựa trên công nghệ mới mà cần quản trị sự thay đổi hiệu quả.