VAI TRÒ LÃNH ĐẠO

Xây dựng tổ chức 3 trong 1 trước hết cần tạo ra văn hóa học tập. Vai trò của người lãnh đạo là trung tâm gắn với 2 trách nhiệm chính

Thúc đẩy một môi trường học tập trong đó các động lực chính là sự cam kết (cả cá nhân và doanh nghiệp), hợp tác (giữa các phòng ban,chức năng) và huấn luyện (người có kinh nghiệm và năng lực sẽ giúp đỡ người kém hơn). 

Nuôi dưỡng môi trường tích cực, có tính chữa lành, hàn gắn xung đột và khác biệt thế hệ để các thành viên cùng nhau phát triển, học tập lẫn nhau.

Để làm tốt vai trò thách thức này đòi hỏi:

Lãnh đạo vượt qua nỗi sợ

Thách thức của sự chuyển đổi tổ chức là vượt qua nỗi sợ thất bại, tiêu tốn nguồn lực, sợ sẽ mất đi kiểm soát, quyền lực. Chỉ khi bước ra khỏi vùng an toàn, quyết liệt trong hành động để đầu tư cho tổ chức, doanh nghiệp mới có bước tiến vượt trội. Sự đầu tư cho con người, đào tạo phát triển năng lực, nuôi dưỡng văn hóa học tập, trong tổ chức. Khoản đầu tư này có thể chưa đưa đến những kết quả cụ thể trong ngắn hạn, nhưng sẽ tạo ra nền tảng vững chắc để tổ chức tiến lên.

Lãnh đạo là tấm gương đi đầu cho sự đổi mới

Người lãnh đạo hiểu tầm quan trọng của việc học tập liên tục, như là một lợi thế cạnh tranh quan trọng. Truyền đạt giá trị của việc học tập tới mọi người trong tổ chức hiệu quả cần dựa trên thực tiễn hành động của lãnh đạo. Lãnh đạo là tấm gương học tập, cởi mở với những ý tưởng mới của nhân viên đề xuất. Sẵn sàng lắng nghe những góp ý của cấp dưới. Chủ động chia sẻ những gì học được và tâm đắc cho các thành viên. Trong một cuộc họp, có thể khuyến khích các thành viên chia sẻ ý tưởng và ứng dụng ngay vào thực tiễn.

Lãnh đạo trao quyền cho nhân viên
Trao quyền là hình thức thúc đẩy khả năng làm chủ bản thân của đội ngũ. Khi có trách nhiệm nhiều hơn, họ nhìn nhận năng lực bản thân, những ưu và nhược điểm để hoàn thiện năng lực. Các lãnh đạo chỉ đưa ra định hướng, thống nhất mục tiêu chung. Cho phép nhân viên tự chủ về cách thực hiện công việc để học phát triển các kỹ năng mới, cải thiện năng lực của chính mình.