TRI THỨC GẮN VỚI MÔ HÌNH KINH DOANH

Tri thức là nguồn lực để doanh nghiệp triển khai thực hiện mô hình kinh doanh hiệu quả. Thực thi hiểu quả đòi hỏi các thành viên trong doanh nghiệp hiểu về mô hình kinh doanh và có vốn tri thức tốt thông qua tự trau dồi và được đào tạo để thực hiện các nhiệm vụ, công việc đặt ra.

Tri thức trực tiếp tác động tạo ra trải nghiệm khách hàng tốt. Khi có lượng kiến thức đủ và luôn được làm mới, nhân sự sẽ sẽ xử lý tốt các yêu cầu của khách hàng, nâng cao sự hài lòng và trải nghiệm tốt với thương hiệu.

Do vậy, doanh nghiệp cần tập trung vào quản trị tri thức để có cơ chế để thúc đẩy lưu trữ, chia sẻ và làm mới tri thức liên tục giữa các thành viên. Đó là quá trình bảo gồm 4 yếu tố.

Chiến lược quản trị tri thức

Đề cập đến một kế hoạch giúp doanh nghiệp quản lý thông tin, dữ liệu và kiến ​​thức. Xác định các hoạt động cụ thể sẽ được thực hiện trong ba lĩnh vực lớn: tạo tri thức, sử dụng tri thức và xây dựng môi trường thể chế thuận lợi cho việc học tập và chia sẻ tri thức. 

Quy trình

Doanh nghiệp muốn đổi mới quy trình chăm sóc khách hàng. Trước tiên, cần tạo ra tri thức mới thông qua tổng hợp các kinh nghiệm thực tiễn từ nhân viên (đây là những tri thức ẩn). Thông qua sự trao đổi và tổng hợp để lưu trữ lại (trở thành tri thức hiện). Các thành viên thảo luận xác định quy trình mới.

Con người
Doanh nghiệp cần tạo môi trường thúc đẩy các thành viên học tập kiến thức và chia sẻ đến các thành viên khác. có chính sách đào tạo liên tục, các phòng ban có huấn luyện cho nhân sự của mình cũng như sử dụng giảng viên bên ngoài từ công ty tư vấn. Bên cạnh đó, áp dụng những phương pháp học tập mới tạo động lực và sự hứng thú cho đội ngũ.

Công nghệ
Là yếu tố thúc đẩy sự học hỏi và đẩy nhanh tốc độ chuyển giao kiến ​​thức. Ví dụ,Ernst & Young là mạng Knowledge Web, bao gồm hơn 2.400 cơ sở dữ liệu, địa chỉ web và 1,2 triệu các loại tài liệu lưu trữ. Mạng nội bộ này cho phép nhân viên trong công ty truy cập vào các nguồn dữ liệu nội bộ và bên ngoài, như tri thức về các ngành nghề kinh doanh,