MÔ HÌNH ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN CHIẾN LƯỢC

Trong bất cứ doanh nghiệp nào, các nhà quản lý không những cần giải quyết các vấn đề mang tính thời điểm mà quan trọng hơn là phải quan tâm tới đường hướng chiến lược của tổ chức. Đặc biệt, trong giai đoạn nền kinh tế chuyển mình mạnh mẽ như hiện nay thì nhà lãnh đạo luôn phải sáng suốt trong lựa chọn hướng đi chiến lược phù hợp để phát triển tổ chức, không theo lối tư duy cũ. Đây là việc rất khó khăn vì một mặt các nhà quản lý cần giải quyết được những yêu cầu chính để tối đa hóa việc tham gia và thay đổi kế hoạch chiến lược có khả năng thực thi hơn trong doanh nghiệp, một mặt các quản lý phải giúp đỡ các nhân viên thích nghi với sự thay đổi để mang lại lợi ích lớn nhất cho doanh nghiệp. Để giải quyết vấn đề này, OD CLICK xin giới thiệu một mô hình dựa trên nghiên cứu của của Howard Rohm, David Wilsey, Gail Stout Perry và Dan Montgomery là “Mô hình đổi mới và phát triển chiến lược”.

Mô hình đổi mới và phát triển chiến lược phát huy hiệu quả khi đưa ra chiến lược mới bằng việc thu hút một nhóm vào trong chiến lược phát triển để tạo ra một kế hoạch khả thi mà vẫn tối đa hóa sự tham gia của các thành viên. Thay vì bị ép phải “thay đổi”, nhân viên sẽ có sự tham gia tích cực vào kế hoạch và tự định hướng phát triển phù hợp. Với việc bản thân tham gia vào chiến lược phát triển của doanh nghiệp, nhân viên sẽ hiểu được tầm quan trọng, ý nghĩa công việc của mình đối với công ty, giúp cho nhà lãnh đạo hạn chế tư duy phản kháng đối với sự đổi mới từ phía nhân viên.

Dựa trên mô hình, có 6 yếu tố chúng ta cần quan tâm trong quá trình đổi mới và phát triển chiến lược hiệu quả:

1. Tầm nhìn: Quản lý và nhân viên của mình có chung tầm nhìn không? Khi không có điểm chung, việc nhầm lẫn về mục tiêu sẽ xảy ra trong quá trình xây dựng doanh nghiệp.

2. Chiến lược thực hiện: Lộ trình phát triển của doanh nghiệp có rõ ràng không? Khi lộ trình không có sự chi tiết và thời gian cụ thể, công ty sẽ không phát triển được.

3. Năng lực: Nhân viên có khả năng thực hiện các công việc được giao không? Dù nhân viên có chăm chỉ, chịu khó đến đâu nhưng khi không có đủ năng lực để hoàn thành công việc được giao thì sẽ chỉ mang lại sự lo lắng và nghi ngờ về kết quả của công việc.

4. Phần thưởng: Nhân viên có cảm thấy công việc mình làm mang lại thu nhập, ưu đãi đúng với mong muốn để có động lực làm việc và cống hiến không? Nhân viên sẽ không thấy thỏa mãn nếu công việc không đủ thu nhập để chi trả cho cuộc sống hàng ngày. Nhưng đồng thời, khi các quản lý thỏa mãn yêu cầu về thu nhập của nhân viên, họ có cảm thấy mình đang được gắn kết, thánh thức và lắng nghe trong công việc không?

5. Nguồn lực: Đối với công việc và sự phát triển, doanh nghiệp có đủ công cụ và hệ thống để làm điều đó không? Một doanh nghiệp thành công phải có sự đồng bộ về hệ thống con người và công nghệ.

6. Tính khẩn thiết: Nhân viên có tự nhận thức mạnh mẽ về việc phải hành động ngay để làm công việc hay phát triển doanh nghiệp của mình không? Nếu không nhận ra được, nhân viên sẽ thờ ơ với công việc và không vượt qua được suy nghĩ “thay đổi có thể để lúc khác”.

Đối với doanh nghiệp, đổi mới và phát triển chiến lược đòi hỏi sự cam kết và thời gian, kéo dài tới vài năm. Nhưng bù lại, nhà quản lý sẽ có những lợi ích rất lớn để phát triển cho doanh nghiệp. Trong quá trình thay đổi, nhà quản lý sẽ tạo ra các dữ kiện tham khảo có tính chắc chắn cùng sự khả thi cho việc phát triển chiến lược về sau, vượt qua được những rủi ro đã được tính toán thông qua các “thành tố chiến lược cùng dữ liệu rõ ràng. Đồng thời, quá trình đổi mới sẽ giúp cho nhân viên và các quản lý cấp cao có sự đồng thuận về công việc, cùng có định nghĩa chung về sự thành công của doanh nghiệp và mức độ phản ứng đối với việc xử lý trong quá trình phát triển sẽ nhanh nhẹn và cao hơn.

Tiếp xúc với các khách hàng doanh nghiệp của mình và tư vấn giải quyết các vấn đề doanh nghiệp mỗi ngày, đội ngũ tư vấn OD CLICK hiểu rằng doanh nghiệp là một bộ máy cần có sự vận hành hài hòa giữa nhà quản lý và nhân viên của mình. Vì vậy, “Mô hình đổi mới và phát triển chiến lược” là giải pháp phù hợp cho sự phát triển của các doanh nghiệp muốn thay đổi chiến lược.

Leave a Reply

error: Nội dung đã khóa !!