CHIẾN LƯỢC TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG TRONG CÁC THỊ TRƯỜNG MỚI NỔI

Mở khóa sự tăng trưởng ở các thị trường mới nổi là một phần quan trọng của thách thức toàn cầu hóa. Một trong những công ty có phương pháp tiếp cận thị trường xuất sắc sẽ có được một đòn bẩy lớn nhất để thể thay đổi đáng kể vị trí của họ trên thị trường đang phát triển.

Các thị trường mới nổi thể hiện một cơ hội tăng trưởng đáng kinh ngạc cho các công ty được chuẩn bị để đảm nhận thách thức toàn cầu hóa. Các thị trường mới nổi đang có sự chênh lệch tăng trưởng 2-3 điểm phần trăm so với các thị trường phát triển. Đến năm 2020, khoảng 40% tổng chi tiêu của người tiêu dùng tức là hơn 20 nghìn tỷ đô la sẽ đến từ các thị trường mới nổi.

Để đạt được độ lớn tuyệt đối của cơ hội và tính năng động khi tham gia các thị trường mới nổi thì phương pháp tiếp cận một cách phù hợp là không đủ. Các công ty cần phải có cách tiếp cận khác biệt trong các hoạt động tìm hiểu thị trường của họ. Nắm bắt nó đúng là một nguồn lợi thế cạnh tranh chính. Nhưng việc xây dựng chiến lược tiếp cận thị trường tốt nhất đòi hỏi phải có nỗ lực phối hợp và có hệ thống cho những thách thức rõ ràng:

  • Hiểu nhu cầu duy nhất của người mua sắm ở những khu vực có dữ liệu bị hạn chế và hồ sơ người tiêu dùng đang phát triển.
  • Quản lý vô số kênh thương mại bị phân mảnh (hiện đại và truyền thống) và các đối tác để thực hiện hiệu quả trong môi trường cạnh tranh này – lưu ý rằng thương mại truyền thống (hàng triệu cửa hàng thương mại nhỏ) vẫn vô cùng quan trọng.
  • Tận dụng phân tích và đẩy mạnh công nghệ thế hệ tiếp theo để tạo ra sự thay đổi, và tiến bước theo cách mà chúng ta tiếp cận thị trường trong lĩnh vực đề ra.
  • Nhắm mục tiêu và chia nhiều phân đoạn người tiêu dùng nhỏ hơn để khám phá các cơ hội ẩn giấu.

Vậy thị trường Việt Nam đang ở đâu trên con đường trở thành thị trường mới nổi?

Năm 2017 thị trường tài chính Việt Nam đã được “hâm nóng” với câu chuyện nâng hạng thị trường của MSCI (Morgan Stanley Capital International). Dù chưa được phân loại vào danh sách xem xét nâng hạng lên thị trường mới nổi nhưng những kỳ vọng về một sự đột phá trong tương lai là hoàn toàn khả thi.

Tính đến thời điểm hiện tại, thị trường Việt Nam được MSCI xếp hạng vào nhóm thị trường sơ khai chung với các thị trường khác trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương như Bangladesh và Sri Lanka. Với mục tiêu nâng tầm nền kinh tế đất nước, thị trường Việt Nam đang nỗ lực từng ngày để được thăng hạng lên nhóm thị trường mới nổi trong những năm tới.

Nhóm tiêu chí định lượng: Theo đánh giá của MSCI trong kỳ review tháng 06/2017, ngoại trừ nhóm tiêu chí A (tổng thu nhập quốc gia trên đầu người cao hơn 25% so với ngưỡng thu nhập cao của World bank trong 3 năm liên tiếp) không cần điều kiện thì thị trường Việt Nam đã hoàn toàn đáp ứng đầy đủ nhóm tiêu chí B của MSCI. Cụ thể, theo nhóm tiêu chí B một thị trường phải có ít nhất 03 doanh nghiệp đáp ứng được các tiêu chí:

  • Tổng quy mô vốn hóa đạt 1,375 triệu USD.
  • Vốn hóa tự do đạt 687 triệu USD.
  • Tỷ lệ giá trị giao dịch hàng năm (ATVR – Annualized Traded Value Ratio) đạt tối thiểu 15%

Tính đến tháng 02/2018, thị trường Việt Nam đã có hơn 03 doanh nghiệp niêm yết đạt đầy đủ các tiêu chí kể trên. Đó là các doanh nghiệp VNM, VIC, MSN, HPG. Như vậy, nếu không có bất kỳ biến động bất thường nào diễn ra trong những tháng tới thì thị trường Việt Nam sẽ hoàn toàn đáp ứng hệ tiêu chí định lượng của MSCI.

Nhóm tiêu chí định tính: Chông gai hơn nhưng không ngừng nỗ lực hoàn thiện.
Nhóm tiêu chí cuối cùng và cũng là nhóm tiêu chí quan trọng nhất để xếp hạng một thị trường, đó là nhóm tiêu chí định tính. Nhóm tiêu chí này có số lượng tiêu chí nhiều hơn và mang tính phức tạp hơn so với nhóm tiêu chí định lượng.

Theo đánh giá của MSCI trong kỳ review tháng 06/2017, thị trường Việt Nam có đến 10/17 tiêu chí định tính cần phải cải thiện. Thị trường Việt Nam cũng là thị trường có số tiêu chí cần phải cải thiện nhiều nhất trong nhóm thị trường sơ khai. Tuy nhiên, để thăng hạng lên nhóm thị trường mới nổi thì thị trường Việt Nam không cần thiết phải cải thiện tất cả 10 tiêu chí theo yêu cầu của MSCI. Ngay cả nhiều thị trường mới nổi trong cùng khu vực như Thái Lan, Phillipine, Hàn Quốc, Pakistan… cũng không cần đạt tất cả các tiêu chí định tính của MSCI.

Leave a Reply

error: Nội dung đã khóa !!