PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP MẠNH

Văn hóa doanh nghiệp trong bất kỳ thời đại nào muốn xây dựng thành công cũng đều cần có sự quan tâm từ lãnh đạo và đội ngũ. Bởi, xây dựng văn hóa doanh nghiệp không phải để cho vui, mà cần phục vụ sứ mệnh, chiến lược, hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức.

Trong bài viết trước: Văn hóa doanh nghiệp mạnh trong chuyển đổi số, chúng tôi đã trình bày những bước nền tảng để xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong thời đại công nghệ. Nối tiếp sau đó, OD CLICK xin gợi ý các công việc cần làm để xây dựng và phát triển văn hóa riêng biệt, bền vững cho doanh nghiệp.

Bước 1. Đánh giá văn hóa hiện tại và xác định những yếu tố văn hóa cần thay đổi.

Trước khi muốn lên được tầm cao hơn, điều trước hết đó là phải biết mình đang ở đâu? Trong tay mình đang có những gì?

Đây là vấn đề khoảng cách, bạn còn cách bao xa so với “điểm đích”? Nhân lực, vật lực và thời gian cần phân bổ như thế nào để tạo ra sức mạnh lớn nhất cho bạn để đạt được “thành công”?

Bản thân việc phát hiện ra các giá trị vô hình như văn hóa đã không phải là một việc dễ dàng. Tìm ra những tiêu chí để có thể đánh giá nó một cách toàn diện và hiệu quả lại càng khó khăn hơn. Công đoạn này đòi hỏi nhà lãnh đạo phải thật sự đầu tư và nỗ lực thì mới có thể có được điều họ muốn. 

Bước 2. Chuyển hóa những giá trị văn hóa mà doanh nghiệp đang có thành những giá trị mà doanh nghiệp muốn có.

Nắm bắt tình hình, xác định điểm đến rõ ràng, phân tích cụ thể độ lớn của khoảng cách đến mục tiêu, sẽ giúp gia tăng đáng kể tỷ lệ trúng bia của mũi tên bạn bắn ra. Cũng như vậy, các kết quả đã nhận được sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc biến những gì bạn có thành những gì bạn muốn có.

Việc lãnh đạo cần làm lúc này chỉ là tìm ra các tiêu chí để nhanh chóng san bằng khoảng cách đang tồn tại đó.

Bước 3. Xác định vai trò của lãnh đạo

Lãnh đạo là dẫn đầu, cũng là dẫn dắt. Lãnh đạo có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp mạnh.

Người lãnh đạo là người nhận ra vấn đề, đề xướng và thúc đẩy các nỗ lực thay đổi, là người xây dựng nên cầu nối giữa nhân viên đến đường lối chiến lược đúng đắn của tổ chức.

Ảnh hưởng của nhà lãnh đạo đến văn hóa công ty xoay quanh sự gắn kết của nhân viên, môi trường, bầu không khí và sự thành công của công ty và khách hàng.

Bước 4. Xây dựng kế hoạch hành động

Đây là thời điểm nhà lãnh đạo “Biến lý thuyết thành hành động”. Đặt ra những mục tiêu rõ ràng, xây dựng hệ thống công cụ và giải pháp, mô hình giúp hoàn thành mục tiêu đó; lựa chọn sự ưu tiên và phân bổ nguồn lực sao cho tạo ra những thay đổi giá trị nhất.

Bước 5. Phổ biến và tạo động lực thay đổi

Nhân viên sẽ không thực hiện sự thay đổi chỉ vì lãnh đạo muốn điều đó. Con người chỉ thực hiện công việc nhằm tạo được lợi ích hoặc công việc đó mang lại cho họ cảm giác “có ích”.

Nhà lãnh đạo cần có những biện pháp để phổ biến và tạo động lực cho nhân viên để họ sẵn sàng và tự nguyện thay đổi. Có như vậy, những giá trị mới được thừa nhận và trở thành văn hóa.

Bước 6. Nhận biết các trở ngại và xây dựng các giải pháp đối phó

Việc hình thành văn hóa doanh nghiệp sẽ không diễn ra suôn sẻ vì văn hóa doanh nghiệp cũng là một loại “văn hóa” và mang tính chất của “văn hóa”. Nó cần sự thừa nhận và thực thi của tất cả mọi người để có thể tồn tại và duy trì lâu dài, trở thành đặc trưng của tổ chức.

Các thay đổi trong văn hóa doanh nghiệp mà nhà lãnh đạo muốn đưa vào có thể vấp phải sự từ chối từ phía nhân sự.

Vì vậy, nhà lãnh đạo cần quan tâm và thực hiện các giải pháp phù hợp.

Bước 7. Thể chế hóa, mô hình hóa và củng cố sự thay đổi văn hóa

Sự thay đổi phải mang tính đồng bộ, thể hiện trong hành vi, quyết định của từ các nhà lãnh đạo đến những nhân lực cấp thấp hơn.

Nhà lãnh đạo cần có chuẩn mực và là người thay đổi đầu tiên để tạo sự “noi theo” cho cấp dưới.

Có cơ chế khuyến khích, động viên, khen thưởng đối với những nhân viên có sự thay đổi tích cực và giúp đỡ những nhân sự khác chưa theo kịp.

Bước 8. Tiếp tục đánh giá văn hóa doanh nghiệp và thiết lập các chuẩn mực mới để không ngừng cập nhật và thay đổi.

Văn hóa mang tính dài hạn nhưng không phải là bất biến, việc liên tục có những hoạt động đánh giá và duy trì các giá trị văn hóa doanh nghiệp là cần thiết.

Các giá trị mang tính “mới”, phù hợp với thời đại cũng cần kịp thời đưa vào doanh nghiệp để luôn “đi trước đón đầu” chứ không chạy theo.

Cần hình thành văn hóa trong doanh nghiệp một cách rõ ràng và trở thành nhận thức chung, thói quen chung của toàn bộ hệ thống, để từ đó các nhân viên, thế hệ mới có thể cảm nhận rõ và được truyền bá những giá trị đó khi làm việc tại công ty.

Trên đây là khái quát 8 bước lãnh đạo có thể dựa vào để xây dựng được một nền văn hóa doanh nghiệp bền vững. Trên mỗi một bước đi các nhà lãnh đạo đều cần xây dựng bộ công cụ và giải pháp cần thiết để có thể dễ dàng đến được với mục tiêu của mình. OD CLICK luôn sẵn sàng đồng hành để góp phần chia sẻ và mang đến cho doanh nghiệp những điều giá trị nhất trong tạo dựng, duy trì và phát triển văn hóa doanh nghiệp.

Leave a Reply

error: Nội dung đã khóa !!