MÔ HÌNH LÃNH ĐẠO CỦA JOHN ADAIR
Những tổ chức chú trọng tới việc liên tục tạo ra giá trị đòi hỏi sự quan tâm đến năng lực lãnh đạo. Năng lực lãnh đạo là nền tảng cho mọi tổ chức. Những nhà lãnh đạo giỏi không chỉ cần có những phẩm chất và kĩ năng, xây dựng được sự tín nhiệm cho bản thân mà còn có khả năng kết nối được đội ngũ nhân viên từ trái tim tới trí óc. Những nhà lãnh đạo có thể sở hữu nhiều phong cách quản trị khác nhau, nhưng họ vẫn cần phải làm chủ những tri thức, kĩ năng, nguyên tắc nền tảng tạo nên tư duy của một nhà lãnh đạo tầm vóc.
Lý thuyết gia lãnh đạo John Adair xác định ba khía cạnh cốt lõi mà lãnh đạo giỏi cần quan tâm trong mọi thời điểm:
- Nhiệm vụ
Đảm bảo nhiệm vụ được hoàn thành cho dù chuyện gì xảy ra, và luôn tập trung trở lại vào nhiệm vụ và kết quả
- Đội nhóm
Làm cho mọi người đạt đến sự đồng thuận, đảm bảo sự tranh luận lành mạnh, hợp lực tốt và tinh thần đội nhóm cao
- Cá nhân
Lãnh đạo thiên về nhiệm vụ sẽ đặt toàn bộ sự tập trung vào nhiệm vụ, thiết lập nhiệm vụ, đạt được nhiệm vụ, phân tích nhiệm vụ – mọi thứ đều xung quanh “nhiệm vụ”. Nếu quá coi trọng nhiệm vụ, lãnh đạo dạng này sẽ không dành đủ sự tập trung cho cả đội nhóm hay từng cá nhân trong đội. Kết quả là, tinh thần đội nhóm sẽ đi xuống và thiếu sự coaching, động lực nhân viên giảm và khả năng giữ chân họ cũng thấp hơn.
Lãnh đạo thiên về cá nhân sẽ đưa từng người ra ngoài ăn trưa, có thể tập trung vào coaching 1 – 1, gặp gỡ và trao đổi trực tiếp 1 -1. Nếu quá coi trọng cá nhân, bạn sẽ không dành đủ sự tập trung cho đội nhóm hay nhiệm vụ, việc này có thể dẫn đến các chiêu trò chính trị hay thiên vị trong đội nhóm, và kết bè phái.
Lãnh đạo thiên về Đội nhóm sẽ luôn tập trung vào tinh thần đội nhóm, gắn kết đội ngũ, sự kết dính đội nhóm và cảm giác thuộc về cộng đồng và đội nhóm, nhưng đôi khi lại quên mất việc đào tạo hay thiết lập nhiệm vụ và đạt mục tiêu riêng.
Mặc dù mô hình minh họa ba vòng tròn cùng kích thước, nhưng điều này không có nghĩa là nhà lãnh đạo luôn luôn chia đều nỗ lực của họ trên các hoạt động trên. Thay vào đó, sự cân bằng thích hợp nhất phụ thuộc vào tình hình thực tế, và theo thời gian. Mô hình này cho rằng:
Nhà lãnh đạo phải cân bằng ba hoạt động quan trọng nêu trên, nếu họ muốn thành công. Nếu tập trung quá nhiều vào một nội dung và bỏ qua hai nội dung còn lại, thì tập thể sẽ gặp vấn đề. Các vùng tối trong mô hình minh họa cho đặc điểm: kết quả một hoạt động có phụ thuộc vào kết quả của một hoặc cả hai hoạt động còn lại.
Lãnh đạo giỏi phải cân bằng được ba yếu tố này và dẫn dắt thành công những đội nhóm phi thường. Nhà lãnh đạo luôn cân nhắc nhỏ bản thân mỗi ngày nên làm gì cho cả 3 khía cạnh: Cá nhân, đội nhóm và nhiệm vụ.
Nguồn tham khảo: https://expertprogrammanagement.com/2011/08/action-centred-leadership-john-adair/