MÔI TRƯỜNG TỔ CHỨC, ĐỘNG LỰC VÀ CAM KẾT

Trong kinh doanh ngày nay, môi trường tổ chức là không thể thiếu để hoạch định chiến lược, cho phép các công ty quản lý động lực làm việc của nhân viên nhằm đạt được kết quả kinh tế tốt hơn. Theo báo cáo môi trường làm việc toàn cầu do Gallup thực hiện vào năm 2014, có 51% người được khảo sát nói rằng họ không cảm thấy gắn kết với công ty. Nguyên nhân lớn nhất nằm ở không gian làm việc.

Tất cả thành viên trong Hội đồng Tài chính của Forbes cũng nhận định: Môi trường làm việc sáng tạo có tác động tích cực đến sức khoẻ thể chất và tinh thần của đội ngũ nhân viên. Không gian văn phòng đẹp cũng khuyến khích họ làm việc với năng suất cao, giao tiếp và hợp tác tốt hơn, mạnh dạn thể hiện năng lực bản thân, đóng góp vào sự phát triển chung của doanh nghiệp. Forbes ghi nhận một số khảo sát cho thấy một văn phòng được thiết kế sáng tạo có thể giúp tăng năng suất ít nhất 20%.

Môi trường tổ chức

Hành vi của tổ chức là kết quả của các đặc điểm cá nhân cũng như môi trường mà họ làm việc. Thái độ làm việc của nhân viên bị ảnh hưởng bởi một loạt các đặc điểm của tổ chức và các mối quan hệ xã hội, hình thành nên môi trường làm việc của nhân viên. Khi đề cập đến nhận thức của nhân viên về môi trường làm việc. Có thể thấy có rất nhiều định nghĩa khách nhau.

Robert Stringer – chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực môi trường tổ chức đã cung cấp định nghĩa đơn giản và hữu ích trong cuốn “Leadership and Organizational Climate” 2002. Ông cho rằng: Môi trường tổ chức là tập hợp các yếu tố khơi dậy động lực làm việc của nhân viên trong tổ chức. Theo định nghĩa này mục đích cuối cùng của môi trường tổ chức là làm cho nhân viên cảm thấy ít nhiều có động lực khi thực hiện nhiệm vụ của họ.

Môi trường tổ chức là một trong những vấn đề quan trọng và có mối liên hệ mật thiết tới hành vi của nhân viên. Từ cuối những năm 1960, môi trường tổ chức là một trong những chủ đề được đưa ra thảo luận và được cho là có liên quan đến thái độ và hành vi làm việc của nhân viên. Payne định nghĩa môi trường tổ chức là cách mà nhân viên nhận thức về tổ chức của họ. Theo Mulliuns, nếu văn hóa tổ chức được định nghĩa đơn giản là “ Cách mọi thứ được thực hiện xung quanh tổ chức” thì môi trường tổ chức có thể được định nghĩa là “ cảm giác khi làm việc ở tổ chức”.

Môi trường tổ chức có tác động đáng kể đến sức khỏe của nhân viên và ảnh hưởng đến chất lượng, số lượng công việc mà nhân viên đó thực hiện trong tổ chức. Do đó, mối quan hệ của tổ chức và hiệu quả tổ chức cũng là chủ đề được thảo luận rộng rãi, nhưng nhận thức về hiệu quả tổ chức là khái niệm tương đối mới và chưa thu hút. Permarupan cho rằng môi trường tổ chức mà nhân viên cảm nhận được ảnh hưởng đến động lực của nhân viên và động lực sẽ dẫn đến năng suất cao hơn. Do đó, môi trường tích cực được cho là khuyến khích năng suất của nhân viên.

Cam kết tổ chức

Đã có nhiều phân loại khác nhau về thái độ và sự gắn bó của nhân viên đối với tổ chức của họ như sự trung thành, tận tụy và cam kết. Khái niệm về sự cam kết được Becker giải thích là cơ chế tạo ra hành vi nhất quán của con người (1960). Theo định nghĩa của Meyer và Allen, khái niệm về cam kết của tổ chức là trạng thái tâm lý đặc trưng cho mối quan hệ của nhân viên với tổ chức và có ý nghĩa đối với quyết định tiếp tục hay ngưng làm việc ở tổ chức.

Động lực làm việc

Tiền đề của cam kết tổ chức là động lực làm việc. Các nhà quản trị trong tổ chức muốn xây dựng doanh nghiệp mình vững mạnh thì phải dùng mọi biện pháp để giúp người lao động hăng say làm việc, phát huy tính sáng tạo trong quá trình làm việc. Khi có động lực làm việc nhân viên sẽ tìm thấy mục tiêu trong công việc của mình. Theo Maslow thì nhu cầu của con người luôn thay đổi thì động cơ làm việc của con người luôn thay đổi theo thời gian. Việc tạo động lực cho nhân viên là vấn đề mà hầu hết các nhà quản lý lãnh đạo tổ chức cần phải đối mặt. Việc nhân viên làm việc không có động lực sẽ dẫn đến chán nản, ỷ lại và không có sự phấn đấu trong công việc, dẫn đến rời bỏ tổ chức.

Vì vậy, các công ty kể cả nhỏ hay lớn đều cần phải đo lường và quản lý môi trường làm việc để đạt được hiệu quả cao trong công việc. Trường hợp là các công ty nhỏ thì yếu tố con người lại vô cùng quan trọng vì có thể công ty nhỏ thì chưa có tiềm năng kinh tế, quán tính thị trường, và sức mạnh thương hiệu như các tập đoàn lớn nên khó giữ được nhân viên. Điều quan trọng là nhà quản lý phải đảm bảo môi trường tổ chức cho phù hợp với nhân viên. Do đó, khi chúng ta khảo sát, đánh giá được môi trường tổ chức thì việc tạo ra bản kế hoạch hoàn hảo cho bạn thực hiện mục tiêu và điều chỉnh hướng đi theo sự phát triển của doanh nghiệp.

OD CLICK xây dựng mô hình đánh giá môi trường tổ chức như sau:

Quy trình đánh giá môi trường tổ chức là cơ hội hay thách thức?

Các công ty đã từng tiến hành khảo sát tổ chức. Tuy nhiên, những câu hỏi không liên quan chặt chẽ đến môi trường làm việc và cải thiện tổ chức. Các câu hỏi thường liên quan đến đánh giá sự hài lòng của nhân viên với bộ phận khác và các vấn đề quan tâm khác của công ty. Vì vậy, một cuộc khảo sát đạt được mục tiêu đánh giá môi trường tổ chức cần có một quy trình và thời hạn rõ ràng, bao gồm các giai đoạn:

Giai đoạn thiết kế khảo sát: Sử dụng các câu hỏi, mẫu các biến độc lập và phụ thuộc để khảo sát, phân tích đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường tổ chức; Mô hình công cụ khảo sát rất hữu ích để công ty sử dụng, quản lý môi trường làm việc, giải thích mối quan hệ giữa các yếu tố tác động đến môi trường tổ chức.

Giai đoạn khảo sát: Bảng khảo sát được in trên giấy hoặc thiết kế online sẽ đảm bảo tiết kiệm chi phí và tốc độ. Nhân viên dễ dàng thu thập được để trả lời các câu hỏi.

Giai đoạn phân tích và truyền đạt kết quả: Nhận kết quả và phân tích, có báo cáo đề ra chiến lược.

Với mục tiêu tìm hiểu nhận thức thái độ của nhân viên về môi trường tổ chức cũng như tương quan tác động của môi trường tổ chức đến cam kết và hiệu quả tổ chức, chúng tôi sử dụng phương pháp đảm bảo tính ẩn danh cho nhân viên để mang lai hiệu quả cao trong khảo sát. Phương pháp sử dụng tốt nhất là phương pháp định lượng bằng bảng hỏi Anket trên thang đo Likert 5 điểm . Bên cạnh đó, để có những ý kiến, nhận xét đa chiều của nhân viên thì chúng ta có thể sử dụng phương pháp định tính bằng các cuộc phỏng vấn sâu để khai thác tốt hơn ý chí, nguyện vọng của người trả lời khi những phương án người khảo sát đưa ra mang tính chủ quan. Dữ liệu thu được sẽ áp dụng phân tích phần mềm SPSS và Nvivo để kiểm tra giả thuyết.

Việc khảo sát, đánh giá môi trường tổ chức là một phần thiết yếu và không thể thiếu trong quản lý kinh doanh. Để làm được điều đó thì bước đầu tiên là khảo sát môi trường doanh nghiệp, nhiệm vụ này cần được thực hiện bởi bên thứ 3 trong lĩnh vực này. Nhiệm vụ này rất phức tạp và quan trọng, do đó với khung nghiên cứu khảo sát về môi trường tổ chức được xây dựng trên, chúng tôi mong muốn đồng hành cùng các doanh nghiệp ngày càng phát triển bền vững hơn.

OD CLICK là công ty tư vấn chuyên nghiệp về phát triển tổ chức và chiến lược, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh và năng lực của đội ngũ nhân sự. Đội ngũ chuyên gia của chúng tôi giàu kinh nghiệm thực tiễn trong tư vấn đào tạo, có kiến thức hệ thống chuyên sâu, đồng thời am hiểu các hệ thống doanh nghiệp Việt Nam. Chúng tôi xây dựng bằng kinh nghiệm triển khai các dự án Tư vấn xây dựng hệ thống, đánh giá chất lượng nhân sự, môi trường tổ chức.Bên canh đó, OD CLICK tiến hành khảo sát với quy trình rõ ràng khách quan và chuyên nghiệp sẽ mang lại cho doanh nghiệp cái nhìn tổng quát về nhân sự cũng như hỗ trợ hoàn thiện các chính sách, công cụ và mô hình quản lý nâng cao năng lực tổ chức.

Nguồn tham khảo:

https://www.openmet.com/en/evaluating-managing-organizational-climate.htm/

https://www.heflo.com/blog/hr/organizational-climate-survey-questions/

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5984786/

https://news.zing.vn/khong-gian-lam-viec-anh-huong-den-nang-suat-lao-dong-cua-nhan-vien-post905685.html

 

error: Nội dung đã khóa !!