XU HƯỚNG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC TẠI DOANH NGHIỆP HIỆN NAY

Theo đánh giá của các chuyên gia, kinh tế Việt Nam bước sang năm 2019 tiếp tục có những yếu tố thuận lợi nhất định nhưng cũng có không ít những khó khăn, thử thách. Tình hình quốc tế diễn biến phức tạp, khó lường; xu hướng bảo hộ và đưa sản xuất về trong nước của một số nước phát triển sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu và dòng vốn đầu tư vào Việt Nam. Nếu các doanh nghiệp Việt Nam không nâng cao năng lực cạnh tranh về giá cả và chất lượng sản phẩm thì sẽ khó có thể tồn tại và phát triển.

Việc nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao năm 2018 cũng là một thách thức cho tăng trưởng năm 2019, nhất là trong bối cảnh tài nguyên cạn kiệt, sản xuất của ngành công nghiệp khai khoáng tiếp tục giảm, công nghiệp chế tạo khó có đột phá mới, nông nghiệp đứng trước rủi ro lớn do tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đặt ra nhiều thách thức lớn cho nước ta, nhất là đối với lĩnh vực lao động việc làm với cơ cấu lao động lạc hậu, trình độ thấp.

Theo PGS. Hoàng Minh Sơn, hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa Hà Nội:  Có khoảng 78% doanh nghiệp, tập đoàn được hỏi trong một khảo sát đều đưa ra yếu tố đầu tiên để lựa chọn địa điểm đầu tư là chất lượng nhân lực, sau đó mới là chi phí sản xuất và chính sách thuể hỗ trợ môi trường kinh doanh. Trong bối cảnh mới, việc đòi hỏi kĩ năng, trình độ với người lao động ngày càng cao. Vậy để nâng cao trình độ lao động cần phải chú trọng hơn nữa chất lượng đào tạo nguồn nhân lực hiện nay.

Tuyển sinh đào tạo sau đại học ở các trường hiện nay gặp khó khăn

Thực tế cho thấy, có rất nhiều các trường đại học lớn gặp khó khăn trong việc tuyển đủ chỉ tiêu thạc sĩ. Nguyên nhân lớn nhất của thực trạng này là từ việc “cạnh tranh” của nhiều đơn vị đào tạo. Nhu cầu học thạc sĩ là có, nhưng do sự cạnh tranh của các cơ sở đào tạo sau đại học có sự cạnh tranh lớn làm cho có sự chênh lệch giữa chỉ tiêu, đăng kí  và tỉ lệ trúng tuyển của các trường đào tạo. Chúng ta có thể thấy rõ điều này ở biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ: Số lượng đăng kí, chỉ tiêu và trúng tuyển vào cao học của ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh qua các năm.

Hơn nữa, nhu cầu học thạc sĩ của sinh viên không nhiều, một số trường đại học lớn vẫn duy trì mức độ đánh giá nghiêm túc cả đầu vào, quá trình đào tạo và đầu ra nên thực sự không ít thí sinh nản và tìm đến trường dễ hơn. Nhưng cũng có không ít trường tuyển đầu vào dễ, tuyển vượt chỉ tiêu, dễ tốt nghiệp.

Tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, cách đây 5 năm, quy mô tuyển sinh thạc sĩ khoảng 2000/năm, nhưng nay đã giảm chỉ còn 500-600 và khoảng 80% trong số đó được tốt nghiệp. Với năng lực đào tạo của trường (gần 800 giảng viên là tiến sĩ, hơn 40 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ) thì con số 500-600 là rất ít (bằng khoảng 1/10 quy mô tuyển sinh ĐH). Với đào tạo tiến sĩ, việc tuyển sinh nhiều năm ổn định khoảng 100 người mỗi khóa, nhưng năm vừa rồi chỉ tuyển được 35.

Nhu cầu học tập nâng cao trình độ của người học có sự thay đổi

Theo những nghiên cứu về chất lượng của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp tại Việt Nam trong vòng 3 năm trở lại đây thì sự bất cập và lạc hậu của những kiến thức và năng lực chuyên môn, kỹ thuật, khả năng giao tiếp ngoại ngữ (đặc biệt là tiếng Anh) còn yếu kém là những yếu tố được nêu ra hàng đầu. Lý do cũng khá dễ hiểu, bởi việc bồi dưỡng đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp không được chính các doanh nghiệp và các tổ chức khác bên ngoài doanh nghiệp quan tâm sâu sát.

Tuy nhiên, đa phần các doanh nghiệp vẫn chưa đánh giá đúng những hiệu quả do đào tạo mang đến, do đó vẫn chưa thực sự xem đào tạo là một giải pháp nâng cao năng lực nhân viên nhằm phát triển doanh nghiệp.

Qua một thời gian dài, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp được xem như “chi phí” chứ không phải là “đầu tư”. Họ vẫn còn suy nghĩ cho rằng đào tạo sẽ lãng phí khi một số người lao động của mình rời bỏ doanh nghiệp, sau khi đã được đào tạo, mà không nhìn thấy trách nhiệm của doanh nghiệp nằm ở đâu. Các trường đại học nên thay đổi tư duy đào tạo, nhiều trường còn thiết kế thời gian học lý thuyết nhiều mà thời gian để trải nghiệm nghiên cứu ít. Chương trình đào tạo còn theo lối mòn, chưa thiết kế chương trình học một cách linh động theo nhu cầu luôn biến đổi của thị trường và xã hội.

Doanh nghiệp cần dồn sức tập trung định hướng, đầu tư cho chiến lược đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn lực. Đồng thời việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp cần chú trọng nhiều hơn tới việc đổi mới công tác đào tạo phát triển đội ngũ nhân sự trong doanh nghiệp gắn liền với xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp.

Đầu tư phát triển nguồn Nhân lực thông qua đào tạo tại các doanh nghiệp

Nguồn nhân lực là lực lượng nòng cốt của doanh nghiệp. Việc thực hiện phát triển lực lượng lao động chất lượng cao là vấn đề sống còn của doanh nghiệp bởi vì đây là yếu tố quyết định đến năng suất, chất lượng sản phẩm và giá thành sản phẩm.

Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao ở đây là nói đến việc đào tạo kiến thức quản lý, trình độ kỹ năng tay nghề trong công việc của lao động. Chất lượng tăng, giá thành hạ sẽ tạo ra sức mạnh vững chắc để các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh trên thị trường trong và ngoài nước.

Đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực là điều kiện quyết định để các doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường như hiện nay.

Đào tạo nguồn Nhân lực làm gia tăng năng suất lao động, thúc đẩy sản xuất phát triển. Nâng cao tính ổn định và năng động của doanh nghiệp.

Phát triển nguồn nhân lực giúp người lao động tự tin, tạo cho họ cảm giác yên tâm làm việc, gắn bó với doanh nghiệp, đem hết khả năng của mình phục vụ cho doanh nghiệp coi sự phát triển lớn mạnh của doanh nghiệp là sự phát triển của bản thân mình.

Doanh nghiệp muốn phát triển tốt, cần thực hiện công tác đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Từ thực trạng đào tạo nguồn Nhân lực hiện nay tại các cơ sở đào tạo thì để có nguồn Nhân lực giỏi, đáp ứng nhu cầu thị trường hiện nay, các doanh nghiệp phải không ngừng đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn Nhân lực. Khuyến khích và tạo điều kiện để người lao động nâng cao trình độ lành nghề của mình qua đào tạo, đào tạo lại. Đào tạo tốt nguồn Nhân lực sẽ giúp doanh nghiệp có khả năng thích ứng với cơ chế thị trường và sự cạnh tranh với các doanh nghiệp khác để có thể tồn tại và phát triển bền vững.

           

Nguồn tham khảo:

http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/trien-vong-phat-trien-kinh-te-viet-nam-nam-2019-302758.html

https://tuoitre.vn/tuyen-sinh-thac-si-kho-vi-canh-tranh-20190114221402078.htm

https://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/truong-dh-ngay-cang-kho-tuyen-sinh-sau-dai-hoc-20190324080920658.htm

https://daotaonganhan.hcmute.edu.vn/tin-tuc/giai-phap-nang-cao-nang-luc-nhan-vien-nham-phat-trien-doanh-nghiep/

error: Nội dung đã khóa !!