Khủng hoảng là một sự thật của thế giới kinh doanh phát triển nhanh ngày nay. Sự thay đổi tổ chức nhanh chóng, thay đổi điều kiện kinh tế, vấn đề nhân lực biến động, thay đổi công nghệ, thay đổi chính trị và dịch bệnh toàn cầu gây ra sự bất ổn trong thế giới kinh doanh. Sự bất ổn này xuất hiện ngoài tầm kiểm soát của tổ chức, thậm chí của quốc gia dẫn đến tình trạng khủng hoảng. Nếu khủng hoảng không được kiểm soát hoặc quản lý đúng cách, nó sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng, sự hỗn loạn gia tăng, hàng nghìn doanh nghiệp đóng cửa, phá sản và hàng nghìn người mất việc làm.
Một nhà lãnh đạo không có nghĩa là một người quản lý và trong tình trạng khủng hoảng, một tổ chức cần một nhà lãnh đạo hơn là một người quản lý. Trong khi quản lý tập trung vào các hệ thống, giám sát, quy trình, chính sách và cấu trúc, một nhà lãnh đạo tập trung vào sự sáng tạo, sự tin cậy, hài hòa và linh hoạt trong các mối quan hệ với con người.
Tầm quan trọng của lãnh đạo trong quản trị khủng hoảng
Lãnh đạo của tổ chức luôn hướng đến các tiêu chí tạo ra các thành tựu trong quản trị khủng hoảng. Để gọi một người là nhà lãnh đạo thì người đó phải có khả năng dẫn dắt, đoàn kết mọi người lại với nhau và phát huy khả năng của họ. Đồng thời, nhà lãnh đạo phải tạo ra được sự khác biệt, có hành vi tốt và một thông điệp rõ ràng, tích cực được truyền đạt trong tổ chức. Nhà lãnh đạo tạo ra một bức tranh cho tương lai với kinh nghiệm nhận thức và trí tuệ của mình. Đây là tầm nhìn của các nhà lãnh đạo. Họ làm theo thông điệp của mình và những người xung quanh ủng hộ và theo dõi các nhà lãnh đạo.
Các nhà lãnh đạo được thể hiện mình trong tình trạng khủng hoảng. Các điều kiện và quy tắc mới có giá trị trong khủng hoảng. Các nhà lãnh đạo thực sự luôn có giải pháp của họ và họ luôn lạc quan trong khi những người khác thì lo lắng, hoang mang. Năng lượng này sẽ ảnh hưởng đến những người khác xung quang họ. Trong khủng hoảng thì con người luôn mong muốn có sự thay đổi của hoàn cảnh và tạo ra một sự khác biệt. Các giải pháp thông thường sẽ không phát huy hiệu quả trong khủng hoảng. Lúc này cần có những giải pháp đột phá của nhà lãnh đạo để giúp doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng.
Các nhà lãnh đạo luôn vượt qua hoàn cảnh. Họ có đủ năng lực để ứng phó với các khủng hoảng xảy ra, họ luôn tự lập, suy nghĩ độc lập và chủ động. Các nhà lãnh đạo tin rằng, chỉ khi mỗi người đạt được mục tiêu của riêng mình thì tổ chức sẽ đạt được mục tiêu chung. Lãnh đạo không phải là một nghĩa vụ mà là trách nhiệm. Người quản lý trở thành người lãnh đạo nếu họ can đảm và có khả năng quản lý rủi ro trong những tình huống phi thường.
Trong tình trạng khủng hoảng, mọi người cần những nhà lãnh đạo mạnh mẽ, tự tin và dễ tiếp xúc. Khi các liên kết trong tổ chức trở nên yếu ớt trong khủng hoảng và cao trào tổ chức bị phá vỡ, cần phải đấu tranh với khủng hoảng và cũng để thúc đẩy các nhân viên đấu tranh với khủng hoảng. Lãnh đạo sẽ khắc phục tình trạng khủng hoảng khi có một môi trường hỗn loạn trong tổ chức, họ sẽ tái cấu trúc tổ chức và chấp nhận nó trong hoàn cảnh môi trường thay đổi. Vì vậy, một nhà lãnh đạo có một vai trò quan trọng trong cuộc khủng hoảng.
Trình độ của nhà lãnh đạo được thể hiện trong quản trị khủng hoảng như sau:
- Khả năng nắm bắt các tín hiệu khủng hoảng.
- Sự chuẩn bị và bảo vệ tổ chức chống lại khủng hoảng.
- Quyết định hiệu quả trong suốt quá trình xử lý khủng hoảng.
- Khả năng sử dụng quyền lực trong suốt quá trình xử lý khủng hoảng.
- Khả năng lập kế hoạch xử lý khủng hoảng.
- Khả năng tổ chức quá trình xử lý khủng hoảng.
- Khả năng đảm bảo liên lạc trong suốt quá trình xử lý khủng hoảng.
- Khả năng đảm bảo phối hợp trong suốt quá trình xử lý khủng hoảng.
- Khả năng giám sát quá trình xử lý khủng hoảng.
- Khả năng chuyển sang trạng thái bình thường.
- Khả năng học hỏi và đánh giá trong suốt quá trình xử lý khủng hoảng
Lãnh đạo trong quản trị khủng hoảng
Quản lý khủng hoảng là toàn bộ các hoạt động được áp dụng một cách có kế hoạch, có hệ thống và hợp lý để giúp doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng. Tính hệ thống của nó cho phép bắt đầu quá trình ra quyết định từng bước và thành lập nhóm để áp dụng các quyết định này và đưa ra quyết định mới theo kết quả thực hiện.
Có ba bước trong quy trình quản lý khủng hoảng thường được sử dụng để khắc phục khủng hoảng trong tổ chức: Tiền khủng hoảng, trong khủng hoảng và quản lý hậu khủng hoảng.
- Quản lý tiền khủng hoảng: Trong quá trình tiền khủng hoảng, ban lãnh đạo nhằm mục đích nhân thức các chỉ số của khủng hoảng và biến điều kiện khủng hoảng thành các cơ hội. Trước khi khủng hoảng xảy ra, tổ chức cần xây dựng nền tảng vững chắc, với chiến lược phát triển bền vững và đội ngũ nhân lực có năng lực và trình độ cao, có khả năng ứng phó với bất kỳ sự biến động và khủng hoảng nào có thể xảy ra.
- Quản lý trong khủng hoảng: Trong giai đoạn này, nhà lãnh đạo cần quản lý được trạng thái khủng hoảng. Là giai đoạn mà một trạng thái khủng hoảng tiềm tàng được dự đoán và các biện pháp phòng ngừa cần thiết được thực hiện để tránh khủng hoảng. Lúc này, các phương án ứng phó cần được xây dựng, lên kế hoạch cụ thể và chuẩn bị sẵn sàng các nguồn lực nhằm đương đầu với khủng hoảng.
- Quản lý hậu khủng hoảng: Khi tình trạng khủng hoảng kết thúc, quá trình hậu khủng hoảng bắt đầu. Tại thời điểm này, các nhà lãnh đạo sẽ tìm thấy các giải pháp phù hợp với những thay đổi và cơ hội mới cho các hoạt động và chiến lược của tổ chức. Giai đoạn này đòi hỏi lãnh đạo phải có những quyết định nhanh, nắm bắt những cơ hội nhằm vượt qua đối thủ cạnh tranh, xác lập vị thế trên thị trường.
Kết luận
Khủng hoảng là một trạng thái không thể đoán trước, làm gián đoạn hoạt động bình thường của tổ chức và điều đó đòi hỏi tổ chức phải có những hành động ngay lập tức nhằm ứng phó với khủng hoảng. Để vượt qua khủng hoảng, doanh nghiệp cần xây dựng một nền tảng vững chắc và cần có một nhà lãnh đạo tài ba, có đủ năng lực, kiến thức và kỹ năng.
Nếu tổ chức không được quản lý tốt trong khủng hoảng thì các vấn đề mới sẽ xuất hiện là tất yếu. Khi các vấn đề xảy ra liên tiếp và ở mức độ nghiêm trọng hơn sẽ mang lại hậu quả lớn với doanh nghiệp. Không còn cách nào khác, doanh nghiệp cần chủ động xây dựng năng lực tổ chức, chiến lược dài hạn và đội ngũ nhân lực có năng lực, trình độ cao, sẵn sàng ứng phó và vượt qua bất kỳ khủng hoảng nào trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Tài liệu tham khảo:
- https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S2212567115008175?fbclid=IwAR33O7fgXm9mXIoLuM1H4zAeWkdgmIDelbd_A8aRgOhqL6ced_FZKZviILM
- https://www.projectmanager.com/training/crisis-management-lead-during-a-crisis?fbclid=IwAR0gaw4oU2R3N95MgnWBdOiZY26BDvMs8RjboZ4Gsl511rVvAhlKdvH9Fbk