Mạng xã hội Facebook sau một năm ra mắt đã cán mốc một triệu người dùng và trở thành một con số đáng kinh ngạc trên toàn cầu vào những năm 2000. Tuy nhiên, chỉ vài năm sau khi phần mềm Snapchat ra đời, số người sử dụng phần mềm này đã lên tới 10 triệu người chỉ trong năm đầu tiên. Có thể thấy, cùng là một loại hình công nghệ với nhiều chức năng tương tự nhau, nhưng sự phát triển có thể hoàn toàn khác nhau. Tương tự trong kinh doanh, cùng là một loại hình sản phẩm, nhưng có tổ chức thì ngày càng lớn mạnh, có tổ chức lại “giậm chân tại chỗ”, thậm chí là dần lụi tàn rồi sụp đổ. Để không bị rơi vào trạng thái lạc hậu, đi chậm hơn xu thế thị trường, các tổ chức cần liên tục phát triển tổ chức (organizational development). Thông qua bài viết, OD CLICK sẽ giới thiệu tới độc giả phương thức OD trong quản lý tổ chức.
OD (Viết tắt của Organization Development – phát triển tổ chức) vẫn luôn là vấn đề đặc biệt quan trọng trong mỗi tổ chức, trên thế giới đã xuất hiện nhiều định nghĩa khác nhau về OD. Theo Koontz và cộng sự, “OD là một cách tiếp cận có kế hoạch và tích hợp có hệ thống để nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp. Nó được thiết kế để giải quyết các vấn đề ảnh hưởng xấu đến hiệu quả hoạt động ở tất cả các cấp”. Theo quan điểm của French và Bell, “OD là một cách tiếp cận có hệ thống để cải tiến tổ chức, áp dụng lý thuyết và nghiên cứu khoa học hành vi nhằm tăng cường hạnh phúc và hiệu quả của cá nhân và tổ chức”. Qua đó, OD CLICK định nghĩa OD là một quá trình và dựa trên cơ sở khoa học nhằm giúp tổ chức xây dựng năng lực để thay đổi và đạt được hiệu quả cao hơn bằng cách phát triển, cải tiến và củng cố các chiến lược, cấu trúc và quy trình. Nó đi liền với từng khía cạnh nội bộ và tác động trực tiếp lên sự thành công của doanh nghiệp. Trong thế giới VUCA với đặc trưng là sự biến động, không chắc chắn, phức tạp và mơ hồ, thì phát triển tổ chức là phương tiện giúp các doanh nghiệp đạt được sự nhanh nhạy để bắt kịp thị trường và không ngừng thay đổi, phát triển.
Nguồn: OD CLICK biên tập
TƯ DUY QUẢN LÝ THEO OD VÀ TƯ DUY QUẢN LÝ THÔNG THƯỜNG
Tư duy quản lý theo OD dựa theo quy trình phản biện khoa học và dựa trên những bằng chứng rất xác thực. Như đã được đề cập trong định nghĩa của OD, nó được xây dựng từ năng lực của con người trong tổ chức để thay đổi và đạt được hiệu quả cao hơn, sự phát triển của con người kéo theo sự phát triển hiệu quả của tổ chức. Các kết quả giữa các tổ chức khác nhau là khác nhau, thông thường kết quả sẽ thể hiện ở những khía cạnh như hiệu suất tài chính, sự hài lòng của khách hàng, sự tham gia tích cực của các thành viên trong tổ chức và tăng cường năng lực để thích ứng và đổi mới tổ chức. Trái ngược với mô hình OD, mô hình phát triển hệ thống truyền thống thường được triển khai dựa trên những giả định cụ thể cho các vấn đề, và cho rằng các vấn đề có thể được xác định rõ và các quy trình có thể được tối ưu hóa và kết quả sẽ nằm trong dự đoán. Nói cách khác, theo cách phát triển truyền thống, các doanh nghiệp tập trung bám sát vào quy trình đã đề ra và lấy kế hoạch được vạch ra làm thước đo và chuẩn mực cho các biến số trong quá trình phát triển.
Ngoài ra, tư duy OD cũng sử dụng các nghiên cứu khoa học làm đầu vào và tạo ra một quy trình có cấu trúc chặt chẽ và được kiểm soát liên tục, những giả thuyết được đặt ra trong quá trình OD được kiểm tra và xem xét xem có cần sự can thiệp của chuyên gia hay không. Có ba cấp độ có thể áp dụng và phát triển phương thức OD trong tổ chức như sau:
Trọng tâm của OD là hướng tới sự thay đổi toàn diện từ ý thức tư duy tới hành động thực tiễn. Sự thay đổi cần có chủ đích và vạch ra kế hoạch chiến lược với minh chứng rõ ràng, cụ thể để đạt được mục tiêu. Trong quá trình thay đổi, nhân sự cần lên tinh thần sẵn sàng đối mặt với rủi ro và thích ứng nhanh chóng với sự biến động. Một trong những tính năng của OD là kết nối cá nhân và trực tiếp tác động lên các chiến lược từ nhỏ tới lớn trong tổ chức.
Phát triển tổ chức là khía cạnh mà các doanh nghiệp thường chưa quan tâm sâu trong thời kỳ đầu xây dựng doanh nghiệp. Khi quy mô tổ chức lớn lên đồng nghĩa với thách thức trong kiểm soát hoạt động, dẫn đến hiệu quả tổ chức đi xuống. Nhiều tổ chức hiện nay vẫn áp dụng theo lối tư duy thông thường, chạy theo mở rộng thị phần và quy mô mà không để ý tới việc nhìn lại xem doanh nghiệp có đang hoạt động hiệu quả hay không, có bền vững hay không? Bài học thất bại từ sự bảo thủ, không chịu đổi mới, nắm bắt xu thế nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đã dẫn đến sự sụp đổ của những thương hiệu vang bóng một thời như Nokia hay Kodak. Nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu tìm hướng tư duy phát triển mới, tuy nhiên nếu không lựa chọn đúng sẽ dẫn đến hao tổn thời gian, chi phí và nguồn lực trong tổ chức mà lại không mang đến hiệu quả như mong muốn.
BỐN BƯỚC ÁP DỤNG OD VÀO TRONG TỔ CHỨC
Nguồn: OD CLICK
Khảo sát
Bước đầu tiên bắt đầu khi nhà quản lý phát hiện ra các cơ hội cải tiến. Có những sự kiện khác nhau để nhà quản trị có thể nhận thấy, có thể là những thay đổi từ bên ngoài, hay mâu thuẫn trong nội bộ, sự phàn nàn của khách hàng, lợi nhuận giảm sút, số lượng nhân viên luân chuyển ngày càng nhiều,… Những dấu hiệu này là khởi nguồn cho nhiều vấn đề sâu xa hơn. Trong trường hợp này, việc đầu tiên cần thực hiện là xác định phạm vi vấn đề để bắt đầu khảo sát thông tin. Thông thường, tại các tổ chức, bước khảo sát thường thông qua các cuộc họp giữa nhà quản lý và nhân viên để cùng thảo luận vấn đề. Hoặc nhà lãnh đạo có thể tự nhìn nhận và khảo sát nhân viên của mình về một số dấu hiệu hiện hành trong tổ chức.
Chẩn đoán
Chẩn đoán thường bao gồm việc thu thập dữ liệu, phân tích nguyên nhân gốc rễ và đánh giá ban đầu để có những lựa chọn khác nhau. Trong giai đoạn này, nhà lãnh đạo cần phải hiểu hoạt động hiện hành trong hệ thống của họ và thu thập các thông tin cần thiết để chẩn đoán chính xác. Phương thức để thu thập thông tin có thể sử dụng tới phương pháp khảo sát, phỏng vấn hoặc sử dụng dữ liệu sẵn có từ hệ thống. Việc thu thập dữ liệu cần đầu tư thời gian và là bước rất quan trọng cho sự thành công cho mọi dự án. Nó là dữ liệu đầu vào để đánh giá mức độ cần thay đổi trong quy trình để có những đầu ra cụ thể.
Giải pháp can thiệp
Sau khi xác định được các dữ liệu cần thiết, cần bắt đầu đề ra những giải pháp can thiệp phù hợp với nhu cầu tổ chức và dựa trên đánh giá khách quan trong hệ thống. Giải pháp cần đi liền với hành động thực tế. Những thông tin liên quan cần dễ hiểu, dễ xác minh kịp thời để hạn chế những rủi ro không đáng có. Để tiến hành giải pháp can thiệp thành công, một trong những phần chính là phải xác định rõ ràng các tiêu chí thành công cho sự thay đổi để đo lường kết quả của sự thay đổi.
Triển khai, điều chỉnh
Sau khi có cơ sở chẩn đoán và các giải pháp tiềm năng để giải quyết các vấn đề, giai đoạn tiếp theo là sự can thiệp thay đổi trực tiếp bằng cách triển khai các giải pháp đó trong tổ chức. Việc triển khai xoay quanh quá trình thúc đẩy sự thay đổi, tạo ra phương hướng, tầm nhìn mới, và quản lý quá trình chuyển đổi đó trong nội bộ. Khi một hệ thống được triển khai thay đổi sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn, và nhà lãnh đạo cần là người điều chỉnh và duy trì động lực cho đội ngũ nhân sự để quá trình thay đổi thành công. Sự thay đổi nhanh chóng và liên tục đòi hỏi sự theo sát của các nhà lãnh đạo và xử lý nhanh nhạy khi có vấn đề mới phát sinh.
ĐẶC TRƯNG CỦA OD CLICK TRONG TƯ VẤN QUẢN LÝ
Ngay từ khi thành lập, OD CLICK vẫn luôn nghiên cứu cũng như áp dụng Tư duy quản lý theo mô hình OD để phát triển tổ chức hiệu quả. Đặc biệt chú trọng tới phát triển nguồn nhân lực nội bộ kết hợp với các công cụ quản trị hiện đại nhằm thiết lập, thẩm định và quản trị mục tiêu hiệu quả trong quá trình làm việc. OD CLICK theo đuổi triết lý “Lấy con người làm trung tâm – People First For Business”, với 5 trụ cột chính: 1. Năng lực lãnh đạo là khởi nguồn tấm gương và chuẩn mực; 2. Chiến lược là con đường hướng tới thành công; 3. Nguồn nhân lực là tài sản, là chìa khóa cho tính hiệu quả; 4. Văn hóa doanh nghiệp là sức mạnh riêng có; 5. Tái cơ cấu tổ chức để thích ứng và phát triển bền vững. Từ đó có thể không ngừng tiên phong trong thử nghiệm những phương pháp quản trị mới nhất và cung cấp các dịch vụ Tư vấn, đào tạo tốt nhất theo từng đặc điểm của khách hàng.
Trong bối cảnh thế giới sau đại dịch Covid-19, doanh nghiệp đang có xu hướng giảm mạnh về số lượng và cạnh tranh quyết liệt trên thị trường. Vì vậy, dù là doanh nghiệp lớn hay nhỏ, muốn tiếp tục tồn tại và phát triển cần tới một nền tảng tinh túy, đi kèm với phương thức quản lý đúng đắn để không bị đào thải khỏi thị trường. Thấu hiểu sự cấp thiết đó của doanh nghiệp, OD CLICK cung cấp các mô hình Tư vấn với tiến trình chặt chẽ, hiện đại nhằm hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh phương thức tư duy quản lý hiệu quả và phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của tổ chức trên thị trường.
Tư vấn tái cơ cấu tổ chức
Tư vấn xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Tư vấn xây dựng chiến lược
Tư vấn Quản trị nguồn nhân lực
OD CLICK đồng hành cùng doanh nghiệp trong phát triển tổ chức theo mô hình OD, nhằm giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế trên thị trường thông qua hoạt động tư vấn, cố vấn, hoàn thiện các chương trình, chính sách, quy trình và các chuẩn mực, bằng bề dày tri thức, kinh nghiệm doanh nghiệp, và các phương pháp khoa học, thông qua những phân tích đánh giá khách quan, sự phối kết hợp chặt chẽ, tin cậy giữa các bên tham gia.
Nguồn tham khảo:
- https://smallbusiness.chron.com/importance-organizational-development-11904.html
- https://www.employment-studies.co.uk/system/files/resources/files/463.pdf?fbclid=IwAR1ff0OtT1WVotYy1yRUwDulzMHVewr43W0U_f6mI8FmIpn0yFIpcPNTc8M