HR 2025: Những ưu tiên định hình quản trị nhân lực trong tương lai
Dựa trên khảo sát hơn 1.400 lãnh đạo nhân sự từ hơn 60 quốc gia trên nhiều lĩnh vực, Gartner đã chỉ ra các ưu tiên và thách thức trong quản trị nhân lực năm 2025. Những kết quả nghiên cứu cho thấy gợi mở về xu hướng quản trị trên toàn cầu. Dựa trên góc nhìn của đơn vị tư vấn, chúng tôi có những đề xuất giải pháp hành động giúp doanh nghiệp nắm bắt và đón đầu cơ hội và thích ứng hiệu quả với những thay đổi thông qua chiến lược quản trị nhân sự.
I. SỰ KHÁC BIỆT SO VỚI NĂM 2024
Phát triển đội ngũ lãnh đạo và quản lý tiếp tục là ưu tiên hàng đầu trong cả hai năm, phản ánh nhu cầu cấp thiết về nâng cao chất lượng lãnh đạo trong tổ chức. Bên cạnh đó, cả hai năm đều đề cập đến quản trị sự thay đổi và ứng dụng công nghệ trong nhân sự như những nhiệm vụ quan trọng.
Tuy nhiên, có một số khác biệt đáng chú ý. Năm 2024, quản lý nghề nghiệp và luân chuyển nội bộ trở thành ưu tiên trong quản trị nhân sự, giúp doanh nghiệp giữ chân nhân tài, tối ưu nguồn lực và phát triển đội ngũ linh hoạt. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động, năm 2025, xu hướng này sẽ phát triển thành kế hoạch chiến lược nguồn nhân lực – một cách tiếp cận toàn diện hơn. Thay vì chỉ tập trung vào việc phát triển cá nhân và điều phối nhân sự ngắn hạn, doanh nghiệp sẽ cần dự báo nhu cầu nhân lực, xây dựng lộ trình phát triển dài hạn, tích hợp công nghệ và dữ liệu vào quản trị nhân sự. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp duy trì tính cạnh tranh mà còn đảm bảo sự sẵn sàng cho các thay đổi lớn trong tương lai.
II. Năm ưu tiên quản trị nhân sự 2025
Xu thế 1: Phát triển đội ngũ lãnh đạo và quản lý
Bài toán cân bằng giữa hiệu suất công việc và xây dựng mối quan hệ bền chặt trong tổ chức luôn là thách thức đối với lãnh đạo, đặc biệt trong bối cảnh quản lý hiện đại. Hiện nay, họ đang bị quá tải do phạm vi trách nhiệm ngày càng tăng, đặc biệt là áp lực về kỹ năng đào tạo và phát triển đội ngũ kế cận.
Xu thế 2: Phát triển văn hóa doanh nghiệp
97% giám đốc nhân sự cho rằng tổ chức của họ đã xác định rõ tầm nhìn về văn hóa mong muốn. Tuy nhiên, việc hiện thực hóa tầm nhìn đó và tích hợp vào công việc hằng ngày vẫn là một thách thức. Đặc biệt, việc giúp văn hóa thấm nhuần trong môi trường làm việc của nhân sự Gen Z càng trở nên khó khăn hơn.
Xu thế 3: Lập kế hoạch chiến lược nguồn nhân lực
Nhiều doanh nghiệp vẫn chủ yếu tập trung vào việc tính toán số lượng nhân sự mà thiếu đi một chiến lược dài hạn. Các kế hoạch nhân lực chưa thực sự hướng đến việc xây dựng đội ngũ kế cận, điều này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững và ổn định của tổ chức trong tương lai.
Xu thế 4: Quản trị sự thay đổi
70-90% dự án chuyển đổi số thất bại chủ yếu do doanh nghiệp chưa thúc đẩy tinh thần sẵn sàng thích nghi của nhân viên. Khối lượng công việc lớn cùng tốc độ thay đổi nhanh chóng khiến nhân viên rơi vào trạng thái kiệt sức và thiếu sự chuẩn bị để thích ứng. Trong khi đó, nhiều nhà quản lý chưa được trang bị đầy đủ kỹ năng để dẫn dắt và hỗ trợ đội ngũ vượt qua quá trình chuyển đổi.
Xu thế 5: Ứng dụng công nghệ trong nhân sự
Nhiều tổ chức thừa nhận rằng các giải pháp công nghệ nhân sự hiện có chưa đáp ứng được nhu cầu kinh doanh hiện tại và chưa sẵn sàng cho tương lai. Các nhà quản lý nhân sự cũng gặp khó khăn trong việc đo lường hiệu quả thực sự của các công nghệ mới trong quản lý nhân sự.
Dựa trên số liệu khảo sát, các nhà lãnh đạo ưu tiên chiến lược tăng trưởng hàng đầu và tìm cách thúc đẩy thông qua việc gắn kế hoạch nhân sự chặt chẽ với chiến lược kinh doanh, đặc biệt tập trung vào quá trình chuyển đổi quản trị nguồn nhân lực liên tục để đáp ứng với nhu cầu thay đổi của thị trường. Tuy nhiên biến động của thị trường lao động đang gây áp lực lên chiến lược nhân sự do dự báo thiếu hụt 85 triệu lao động trong tương lai.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng ứng dụng AI đang là một thách thức lớn đối với doanh nghiệp. Việc ứng dụng AI chưa đạt hiệu quả như kỳ vọng, chủ yếu do nhân viên chưa được đào tạo đầy đủ để khai thác tối đa tiềm năng của công nghệ này. Điều này nhấn mạnh sự cần thiết của một lộ trình đào tạo bài bản, giúp nhân viên làm chủ các công cụ AI và tích hợp chúng vào công việc hàng ngày. Ngoài ra, áp lực từ những thay đổi liên tục trong tổ chức cũng là một vấn đề đáng quan tâm.
III. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TỪ OD CLICK
Với xu thế 1 về Phát triển năng lực lãnh đạo, trước những hạn chế của các phương pháp truyền thống, chúng tôi đề xuất các giải pháp đổi mới giúp phát triển đội ngũ lãnh đạo và quản lý hiệu quả hơn:
- Tập trung đào tạo kỹ năng lãnh đạo con người, nâng cao khả năng giao tiếp, quản lý đội nhóm và thúc đẩy động lực làm việc.
- Khuyến khích lãnh đạo đối thoại trực tiếp với nhân viên để thấu hiểu thách thức thực tế và cùng tìm ra giải pháp.
- Đưa văn hóa học tập trở thành DNA của tổ chức, thúc đẩy tinh thần học hỏi và đổi mới liên tục.
Chi tiết các giải pháp hành động gắn với 4 xu thế còn lại sẽ được phân tích sâu hơn trong báo cáo đầy đủ của chúng tôi!