NGUYÊN LÝ TẢNG BẢNG TRÔI – ỨNG DỤNG TRONG MARKETING CHIẾN LƯỢC
Công cụ tảng băng trôi vốn xuất phát từ một nhà văn nổi tiếng – Ernest Hemingway. Với ông, “tảng băng trôi” là mỗi nhân vật mà ông tạo ra, họ đều mang trong mình tính cách cùng câu chuyện riêng biệt sẽ phát triển thông qua câu chuyện. Vì vậy, ông chỉ giới thiệu nhân vật với rất ít thông tin để người đọc biết được họ là ai. Để hiểu thêm về nhân vật, độc giả sẽ phải tự tìm hiểu thông qua câu chuyện của ông.
Vậy công cụ này liên quan gì đến Marketing? Đa số các đội marketing thường dùng phần lớn thời gian của mình để thực hiện lượng lớn các dự án quảng cáo. Khách hàng bị choáng ngợp bởi lượng lớn thông tin quảng cáo không có sự đồng nhất về nội dung của sản phẩm (do sự khác biệt về lượng thông tin các nhóm marketing chọn ra để quảng cáo), quan trọng nhất là những thông tin ấy thường ít liên quan đến nhau. Kéo theo đó, để theo kịp tiến độ công việc quảng cáo tràn lan và giữ quan hệ với lượng khách hàng ít ỏi quan tâm đến sản phẩm, các đội ngũ marketing phải dùng đến hơn 8 tiếng mỗi ngày vào việc đó. Điều này vừa làm chậm tiến độ của công việc vừa làm chậm sự phát triển của doanh nghiệp mà khách hàng cũng không hiểu được thực chất họ cần gì ở sản phẩm của doanh nghiệp.
Vì vậy, OD CLICK đưa ra giải pháp cho vấn đề này bằng cách vận dụng nguyên lý “TẢNG BĂNG TRÔI”, dựa trên các nghiên cứu của KoMarketing.
Theo đó, đỉnh của tảng băng là thành tố “Khách hàng” – người nhận được sự tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm và họ có thể nhanh chóng phát hiện ra doanh nghiệp có đang lắng nghe nhu cầu của họ và sản phẩm có sẵn sàng đáp ứng được nhu cầu của họ không.
Với phần chìm của tảng băng, cũng chính là phần quan trọng nhất, có 4 yếu tố cần lưu ý, đó là:
1. Nhu cầu của khách hàng – Các câu hỏi chiến lược Marketing là: Khách hàng cần gì? Họ tìm kiếm gì trong sản phẩm của công ty? Bằng cách nào để khách hàng thấy được giá trị của sản phẩm?
2. Cảm nhận của khách hàng – Khách hàng thường ra quyết định dựa trên cảm xúc. Đồng thời, trải nghiệm của khách hàng ngày càng trở nên quan trọng trong môi trường cạnh tranh và có nhiều phương tiện thông tin đại chúng, tất cả phụ thuộc vào các marketer tìm ra cách để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Mà để làm việc này, các doanh nghiệp cần thu thập phản hồi từ khách hàng thông qua các phương tiện khảo sát, email hoặc truyền thông xã hội.
3. Giá trị sản phẩm – Trung bình mỗi người chỉ dành 15 giây để đọc mỗi mẩu tin tức. Vì vậy, các doanh nghiệp cần tìm cách tận dụng tối đa thời gian đó để đưa hình ảnh của sản phẩm truyền tải cho khách hàng. Nghĩa là, các marketer không những phải tạo ra nội dung ngắn gọn, súc tích, hấp dẫn người đọc, mà còn phải cho thấy giá trị của sản phẩm đối với khách hàng quan tâm.
4. Giải đáp thắc mắc – Đồng thời với việc xử lý vấn đề của khách hàng, doanh nghiệp cũng nên trang bị kiến thức để trả lời một số câu hỏi mà khách hàng gặp phải. Ví dụ: nếu công ty khách hàng có vấn đề về tốc độ tạo ra sản phẩm, doanh nghiệp có thể đưa ra những bài viết về việc cắt giảm công nhân và đưa vào máy sản xuất tự động. Bằng việc trả lời những câu hỏi này, khách hàng sẽ cảm thấy họ được quan tâm và doanh nghiệp đang đồng hành trên con đường phát triển với khách hàng.
Nếu nhà quản lý có thể ghi nhớ và tập trung vào 4 phương diện chìm trong công cụ “tảng băng trôi”, công việc sẽ trở nên rõ ràng, thống nhất, hiệu quả trong gắn kết được suy nghĩ của các thành viên đội ngũ marketing. Qua đó, nhà lãnh đạo có thể quyết định chiến lược marketing hiệu quả, xây dựng lòng trung thành của khách hàng và giảm bớt chi phí cho công ty.
Nguồn tham khảo: https://komarketing.com/blog/apply-hemingways-iceberg-theory-content-marketing/