1. Thực thi chiến lược là gì?

Thực thi chiến lược là cách thức mà một doanh nghiệp tạo ra các sắp đặt có tính tổ chức cho phép doanh nghiệp theo đuổi chiến lược của mình một cách hiệu quả nhất. Ở đây, thiết kế tổ chức có nghĩa là chọn cách kết hợp cấu trúc tổ chức và hệ thống kiểm soát để công ty có thể theo đuổi chiến lược của mình một cách hữu hiệu nhằm tạo giá trị và lợi thế cạnh tranh bền vững.

Chiến lược doanh nghiệp là một mô hình trong chuỗi các quyết định, thực thi chiến lược sẽ cho phép doanh nghiệp tạo ra mô hình ra quyết định. Nói cách khác, thực thi chiến lược sẽ giúp doanh nghiệp đồng nhất các lựa chọn nhỏ với lựa chọn lớn.

2. Đặc điểm của thực thi chiến lược:

Theo Jeroen De Flander, trích nguồn từ jeroen-de-flander.com, thực thi chiến lược có những đặc điểm sau:

  • Thực thi chiến lược là cầu nối giữa một chiến lược tốt và hiệu suất doanh nghiệp.
  • Thực thi chiến lược là một phạm vi rộng liên quan đến nhiều quy trình và tất cả các chức năng của một lĩnh vực. 
  • Thực thi chiến lược có những quy tắc của riêng nó. Làm cho chiến lược có hiệu quả không giống như xây dựng chiến lược. Đó là những trò chơi khác nhau với các quy tắc khác nhau, cả những khó khăn không ngờ tới.
  • Thực thi chiến lược liên quan đến tất cả mọi người. Từ các giám đốc điều hành đến công nhân lao động, tất cả mọi người đều có liên quan đến việc thực thi chiến lược. Vai trò của họ có thể khác nhau, nhưng họ đều có đóng góp vào nỗ lực triển khai của tập thể.
  • Thực thi chiến lược mất thời gian. Chúng ta có thể xây dựng chiến lược trong vài tuần (hay nhiều nhất là vài tháng) nhưng để thực thi chiến lược có thể mất tới vài năm.
  • Thực thi chiến lược yêu cầu cả suy nghĩ ngắn hạn và dài hạn. Trong khi triển khai, chúng ta cần phải quản lý cả kế hoạch thực hiện dài hạn và lo lắng về hành động thực tiễn sẽ thực hiện vào ngày hôm sau.
  • Thực thi chiến lược đòi hỏi một tập hợp cụ thể về hành vi và kỹ thuật mà các công ty cần phải nắm vững để có được lợi thế cạnh tranh.
  • Để thực thi chiến lược tốt đòi hỏi một chiến lược tốt. Nếu không có một chiến lược tốt thì việc triển khai cũng sẽ không thể tồn tại. Việc thực hiện có tốt đến đâu cũng không thể đền bù cho một chiến lược kém.
  • Thực thi chiến lược không phải là điều mà chúng ta sẽ lo lắng sau khi đã phác thảo chiến lược của mình. Chúng ta cần phải nghĩ về việc triển khai cùng với lúc xây dựng chiến lược.
  • Thực thi chiến lược bao gồm một trình tự thời gian chắc chắn. Chúng ta sẽ không làm tất cả mọi việc cùng một lúc. Thứ tự thực hiện công việc rất quan trọng.
  • Thực thi chiến lược yêu cầu một sự tích hợp liền mạch giữa hiệu suất của doanh nghiệp và cá nhân. Chúng ta có thể nhìn vào hiệu suất của một doanh nghiệp hay riêng một cá nhân. Nhưng để thực thi chiến lược của mình, sự kết nối giữa cả hai rất quan trọng.
  • Thực thi chiến lược chiếm một khoảng lớn về hiệu suất trong hầu hết các doanh nghiệp.
  • Thực thi chiến lược yêu cầu một sự đo lường. Các doanh nghiệp cần phải bắt đầu bằng thấu hiểu về những khâu đạt hiệu suất cao trong thực thi chiến lược. Thang điểm chuẩn sẽ giúp ích được rất nhiều.
  • Thực thi chiến lược sẽ cung cấp nhiều cơ hội mới tạo ra lợi thế cạnh tranh. 
  • Thực thi chiến lược là một phần vai trò quan trọng của nhà lãnh đạo và cần có sự lãnh đạo để đảm bảo thực thi chiến lược thành công.
  • Thực thi chiến lược cần những nhà lãnh đạo, cam kết và cân nhắc nghiêm túc về việc đương đầu với những thử thách và hoàn tất mọi việc. 

3. Những rào cản trong giai đoạn thực thi chiến lược

Trong tư vấn quản lý doanh nghiệp, xây dựng và thực thi chiến lược, các chuyên gia của OD CLICK thấy rằng, nhiều tổ chức thất bại trong giai đoạn thực thi chiến lược, mặc dù họ có thể có những chiến lược được hoạch định kỹ lưỡng. Có rất nhiều rào cản ảnh hưởng trong giai đoạn thực thi chiến lược. Trong đó, có 10 rào cản thường gặp nhất như sau:

  • Thời gian thực thi chiến lược kéo dài hơn so với dự kiến;
  • Các vấn đề phát sinh xuất hiện ngoài kế hoạch;
  • Các hoạt động trong công ty ảnh hưởng đến sự tập trung vào việc thực thi quyết định;
  • Các yếu tố bất lợi và không thể kiểm soát từ môi trường bên ngoài cản trở việc thực thi chiến lược;
  • Sự truyền thông, chỉ dẫn của lãnh đạo và trưởng các bộ phận đến cấp dưới, nhân viên chưa đầy đủ;
  • Doanh nghiệp chưa xác định rõ ràng các giá trị cốt lõi;
  • Hệ thống truyền thông phục vụ việc thực thi chiến lược kém hiệu quả;
  • Các bộ phận, phòng ban trong doanh nghiệp phối hợp chưa hiệu quả;
  • Năng lực quản lý, lãnh đạo và kỹ năng làm việc của đội ngũ nhân sự còn thấp;
  • Việc huấn luyện, đào tạo và hướng dẫn nhân viên chưa được chú trọng và chưa đầy đủ.

4. Các yếu tố quan trọng giúp thực thi chiến lược thành công

OD CLICK là đơn vị chuyên đào tạo inhouse, tư vấn chiến lược, tư vấn nhân sự. Với đội ngũ chuyên gia nhiều kinh nghiệm, hỗ trợ thành công cho nhiều doanh nghiệp, chúng tôi đúc rút được 04 yếu tố giúp doanh nghiệp thực thi chiến lược hiệu quả bao gồm: Làm rõ quyền ra quyết định (Quyền quyết định), thiết kế luồng thông tin (Thông tin), sắp xếp các động lực (Động lực), và điều chỉnh cơ cấu tổ chức (Cơ cấu).

Để tăng hiệu quả, hầu hết các doanh nghiệp hướng ngay đến việc điều chỉnh cơ cấu tổ chức, một giải pháp dường như mang lại các đổi thay rõ rệt và chắc chắn. Giải pháp này có thể mang lại một vài cải thiện trong ngắn hạn nhưng thực sự mới chỉ chạm đến các triệu chứng chứ chưa phải gốc rễ của vấn đề. Sau vài năm, các doanh nghiệp thường quay trở lại vạch xuất phát sau các điều chỉnh về cơ cấu. Điều chỉnh cơ cấu có thể giúp cải thiện hiệu quả hoạt động nhưng nó nên được hiểu là việc thay đổi mái ngói của một căn nhà chứ không phải là nền móng mà một doanh nghiệp được xây dựng trên đó. Theo kết quả nghiên cứu, yếu tố Làm rõ quyền ra quyết định và Sự tường minh của thông tin có ảnh hưởng lớn hơn gấp 2 lần so với tái cơ cấu và gia tăng các động lực làm việc.

Trong 04 yếu tố cơ bản trên, doanh nghiệp thực thi chiến lược thành công phải chú trọng đến 17 yếu tố cốt lõi sau:

  • Mỗi người đều hiểu rõ về những quyết định và hành động mà mình phải chịu trách nhiệm;
  • Các thông tin quan trọng về môi trường cạnh tranh được thông báo trực tiếp đến cấp quản lý cao nhất một cách nhanh chóng;
  • Sự kiên định với những quyết định đặt ra;
  • Luồng thông tin được chia sẻ minh bạch giữa các bộ phận trong tổ chức;
  • Các nhân viên có đủ thông tin để hiểu rõ những hành động hàng ngày của mình có ảnh hưởng như thế nào đến công ty;
  • Các quản lý ngành dọc được nắm rõ những chỉ tiêu cần thiết để đo lường tính hiệu quả của các đơn vị;
  • Quản lý cấp trên tham gia vào các quyết định về hoạt động;
  • Các thông điệp không rõ ràng hiếm khi được gửi đến khách hàng;
  • Quy trình đánh giá khen thưởng phân biệt rõ ràng nhân viên làm việc hiệu quả và không hiệu quả;
  • Khả năng thực thi hiệu quả ảnh hưởng trực tiếp đến lộ trình thăng tiến và lương thưởng;
  • Văn hóa công ty dựa trên sự thuyết phục chứ không phải ra lệnh và kiểm soát;
  • Nhiệm vụ chính của lãnh đạo là hỗ trợ nhân viên cấp dưới;
  • Có thể luân chuyển cán bộ từ vị trí này sang vị trí khác ở cấp bậc tương đương hoặc cao hơn để khuyến khích;
  • Các cán bộ nguồn được đánh giá và thăng chức nếu làm việc xuất sắc;
  • Trung bình mỗi cán bộ quản lý cấp trung quản lý trực tiếp 5 nhân viên;
  • Bộ phận làm tốt trong công ty phải được công nhận và khen thưởng;
  • Tạo động lực làm việc cho nhân viên bằng nhiều hình thức ngoài lương.

Với kinh nghiệm đào tạo inhouse, tư vấn chiến lược và tư vấn nhân sự cho nhiều doanh nghiệp, OD CLICK luôn sẵn sàng đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và thực thi chiến lược thành công, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.

OD CLICK biên tập!

Nguồn tham khảo:

  1. https://jeroen-de-flander.com/strategy-implementation/
  2. https://www.labmanager.com/business-management/five-barriers-to-implementing-strategic-direction-11623
  3. https://www.researchgate.net/publication/335144026_Strategic_Communication_and_Barriers_to_Strategy_Implementation

 

Leave a Reply

error: Nội dung đã khóa !!