Công nghệ đã làm thay đổi thế giới trong suốt những thập kỷ qua. Tất cả mọi mặt đời sống, các lĩnh vực đều có sự chuyển mình mạnh mẽ trong thời đại số, trong đó có kinh doanh.

Giống như trí tuệ nhân tạo (AI), tự động hóa và khoa học dữ liệu đã phát triển từ trí tưởng tượng thành hiện thực, thế giới kinh doanh đã trở nên thông minh hơn, nhanh nhạy hơn và dân chủ hơn. Những tiến bộ trong giao tiếp đã thúc đẩy kết nối toàn cầu, thu hẹp khoảng cách và tăng cường sự hợp tác trên toàn thế giới. Do đó, những người lãnh đạo trong quá khứ đang dần trở nên lỗi thời.

Tuy nhiên, hầu hết các chương trình phát triển lãnh đạo của công ty chưa đáp ứng được yêu cầu mới. Theo nghiên cứu của Brandon Hall Group, chỉ 10% các tổ chức có các chương trình phát triển lãnh đạo phù hợp với nhu cầu kinh doanh trong tương lai và các năng lực cần có trong thời đại số. 

Đứng trước xu thế này, bài viết chỉ ra 6 sự thật về lãnh đạo trong thời đại số để nhà quản lý có sự tham chiếu xem mình đang còn điểm gì thiếu sót cũng như điểm tốt cần phát huy. Tiếp theo đó bài viết cũng gợi mở những cách thức giúp nhà lãnh đạo thay đổi và hoàn thiện mình trong kỷ nguyên số hiện nay.

6 sự thật về lãnh đạo trong kỷ nguyên số

1. Lãnh đạo định hướng, không yêu cầu báo cáo trực tiếp, tạo điều kiện cho nhân viên chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch.

Hệ thống phân cấp doanh nghiệp truyền thống đã nhường chỗ cho các nhóm chức năng chéo, linh hoạt, tập hợp xung quanh một dự án hoặc sáng kiến ​​cụ thể. Thay vì các nhóm báo cáo trực tiếp bị bắt buộc thực hiện các kế hoạch được phổ biến từ bên trên, các nhà lãnh đạo ngày nay quản lý các nhóm toàn cầu, đa dạng được trao quyền để hoạt động với sự linh hoạt và tự chủ, khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới.

2. Các nhà lãnh đạo giỏi kết nối và hợp tác

Nhà lãnh đạo hiện đại bác bỏ tầm nhìn tuyệt đối của mình và thúc đẩy sự nỗ lực hợp tác của cấp dưới trong công việc để giải quyết các vấn đề phức tạp. Họ nắm các mạng lưới các mối quan hệ trong doanh nghiệp, thay vì cấu trúc quản lý kiểu kim tự tháp từ trên xuống. Hôm qua, lãnh đạo cao nhất có thể đã ra lệnh; nhưng hôm nay lãnh đạo của nhóm tạo ảnh hưởng và động lực cho nhân viên. Đó mới chính là người lãnh đạo “anh hùng”, giống như huấn luyện viên trưởng trong một đội bóng lớn.

3. Các nhà lãnh đạo hiện đại thực hiện trao quyền quản lý cho cấp dưới.

Lãnh đạo ngày nay đòi hỏi một môi trường có mục đích chung, tin tưởng nhân viên, để họ cảm thấy thoải mái khi đưa ra ý tưởng và chấp nhận rủi ro, khuyến khích sự hợp tác và sáng tạo. Trong một cuộc khảo sát gần đây, 70% nhân viên nói rằng việc ra quyết định thường được phân phối trên các chức năng và vai trò công việc. Sự tiến bộ giờ đây không còn máy móc phụ thuộc vào cái gật đầu nhà lãnh đạo. Việc vi mô như vậy sẽ làm kìm hãm tài năng, cản trở sự đổi mới của nhân viên và nhường lại thành công cho các đối thủ nhanh nhẹn hơn.

4. Thành công của nhà lãnh đạo được đo lường bằng sự đổi mới chứ không phải thực thi.

Nhiệm vụ lãnh đạo của nhóm là trao quyền cho sự đổi mới, nhất là trong thời kì công nghệ đã phá vỡ các mô hình kinh doanh truyền thống. Trong một cuộc khảo sát năm 2017 của tạp chí Fortune, 73% các CEO cho biết tốc độ thay đổi công nghệ nhanh chóng là thách thức lớn nhất của họ. Các công ty cảm thấy áp lực phải phát hành các sản phẩm và dịch vụ mới với tốc độ ngày càng nhanh, và sự sống còn của doanh nghiệp xoay quanh sự đổi mới và nhanh nhẹn. Các nhà lãnh đạo phải học cách nhận ra xu hướng, xác định các cơ hội và nắm lấy các ý tưởng đầy triển vọng.

5. Đào tạo các nhà lãnh đạo kỹ thuật số đòi hỏi tư duy mới

Các thế mạnh của nhà lãnh đạo truyền thống có vẻ không tương thích với đội ngũ hiện đại, nhiều kỹ năng lãnh đạo truyền thống không còn phù hợp với nơi làm việc hiện đại. Một nhà lãnh đạo hiện đại đòi hỏi phải có kỹ năng mới trong quá trình làm việc. Tuy nhiên, việc có những kỹ năng mới chỉ giống như việc thay đổi bề nổi của một tảng băng chìm. Bên cạnh các kỹ năng việc phát triển các nhà lãnh đạo hiệu quả ngày nay đòi hỏi nhiều hơn một sự thay đổi trong tư duy, thứ được coi như là gốc rễ của sự thay đổi. 

6. Lãnh đạo là dân chủ hóa.

Công việc được thực hiện theo nhóm, dựa trên các dự án hay kế hoạch cụ thể và có chức năng chéo. Vì thế, bắt buộc phải phát triển các nhà lãnh đạo ở tất cả các cấp của một tổ chức. Các nhà lãnh đạo không chính thức định hình sự tiến bộ của các đội nhóm đã lãnh đạo, đóng vai trò là các nhà lãnh đạo mặc dù thiếu các chức danh hoặc chỉ định chính thức. Nói tóm lại, việc lãnh đạo phải được thực hiện bởi bất kỳ người nào, không phân biệt là thành viên hay leader của nhóm. Sự linh hoạt và dân chủ như vậy sẽ khiến cho sức mạnh của nhóm tăng lên rất nhiều nhờ những “nhà lãnh đạo ẩn danh”.

Vậy làm thế nào để trở thành những nhà lãnh đạo giỏi trong kỷ nguyên số?

Phát triển năng lực tối đa trên đường vươn tới đỉnh cao.

Đừng đợi cho đến khi nhân viên trở thành người quản lý rồi mới phát triển họ thành người lãnh đạo. Xây dựng một đội ngũ kế cận là rất quan trọng trong chiến lược phát triển chung của doanh nghiệp. Việc hình thành các hành vi, tư tưởng và tư duy lãnh đạo ngay từ đầu sẽ dễ dàng hơn nhiều so với việc chờ đợi đội ngũ kế cận bước lên rồi mới thay đổi tư duy của họ. Những nhân viên tiềm năng cao thường đóng vai trò là nhà lãnh đạo không chính thức trong các nhóm. Việc của nhà lãnh đạo chính là nhìn ra tiềm năng phát triển của họ, hỗ trợ và cung cấp các công cụ để có hiệu quả từ sớm, để họ có thể bước vào các chức danh lãnh đạo chính thức sau này.

Huấn luyện, giảng dạy.

Hầu hết các nhà quản lý chưa biết phát triển nguồn nhân lực của mình đúng cách. Huấn luyện đúng cách sẽ cho phép các nhà quản lý giúp nhân viên của mình đạt được mục tiêu bằng cách thiết lập mối quan hệ và xác định khoảng cách hiệu suất làm việc để trở thành một nhà lãnh đạo. Việc ngày càng trở nên quan trọng để giữ chân nhân tài, tạo ra văn hóa đổi mới và tăng trưởng, nhận ra giá trị của lực lượng lao động của doanh nghiệp.

Huấn luyện là một kỹ năng lãnh đạo hiệu quả cao nhưng là kỹ năng mà nhân viên đánh giá thấp nhất trong một khảo sát về lãnh đạo. Chỉ có 17% số người được hỏi đánh giá các nhà lãnh đạo của họ là những người có khả năng huấn luyện cao. Một nghiên cứu của McKinsey cho thấy các chương trình phát triển lãnh đạo từ chính các nhà lãnh đạo cấp cao đóng vai trò cố vấn và huấn luyện viên có sự thành công cao gấp năm đến sáu lần.

Thấm nhuần tư duy phê phán, đặc biệt là tư duy phát triển và học hỏi.

Các nhà lãnh đạo muốn học các kỹ năng mới trước tiên cần nắm lấy một tư duy phát triển phù hợp với tình hình thực tế. Cạnh tranh ngày nay đòi hỏi các nhà lãnh đạo chấp nhận rủi ro, học hỏi từ những sai lầm, thích nghi và lặp đi lặp lại để đạt được thành công, hiểu rằng bản thân còn nhiều thiếu sót và không ngừng nỗ lực để phát triển.

Thời đại kỹ thuật số bắt buộc hình thành một mô hình lãnh đạo mới. Trong bối cảnh cạnh tranh luôn thay đổi đòi hỏi tăng trưởng theo cấp số nhân, đổi mới đã trở thành mục tiêu chính của nhà lãnh đạo. Để thích nghi với thời đại công nghệ phát triển không ngừng, lãnh đạo cần nhiều hơn là chuyên môn đơn thuần để lèo lái con tàu của doanh nghiệp đến với thành công. Sự phát triển bền vững của doanh nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong đó có khả năng thích nghi của một nhà lãnh đạo theo cách truyền thống với sự thay đổi trong thời đại số.

Thời đại kỹ thuật số bắt buộc hình thành một mô hình lãnh đạo mới. Trong bối cảnh cạnh tranh luôn thay đổi đòi hỏi tăng trưởng theo cấp số nhân, đổi mới đã trở thành mục tiêu chính của nhà lãnh đạo. Để thích nghi với thời đại công nghệ phát triển không ngừng, lãnh đạo cần nhiều hơn là chuyên môn đơn thuần để lèo lái con tàu của doanh nghiệp đến với thành công. Sự phát triển bền vững của doanh nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong đó có khả năng thích nghi của một nhà lãnh đạo theo cách truyền thống với sự thay đổi trong thời đại số.

OD CLICK biên tập

Nguồn tham khảo

https://www.td.org/insights/a-new-age-demands-new-leadership

 

error: Nội dung đã khóa !!