Mô hình Phản chiếu này được phát triển bởi Atkins và Murphy vào năm 1994, được thiết kế cho cá nhân tự trải nghiệm để họ phát triển năng lực bằng cách thực hành những bước trong mô hình. Việc thực hành có thể sẽ lấy đi rất nhiều thời gian của bạn, tuy nhiên bạn sẽ có trải nghiệm đáng ngạc nhiên. 

Những nhà phát triển mô hình tin rằng thái độ chủ động đối với việc thực hành phản chiếu sẽ giúp bạn tăng khả năng chuyên môn và tính cách vì mô hình này hướng con người tới những trải nghiệm đau đớn để bạn sẽ rút ra bài học.

Tìm hiểu sâu hơn về mô hình phản chiếu có thể thấy những cảm giác thất bại là cần thiết cho sự phát triển. Tuy nhiên, con người ta lại thích chạy trốn hơn là đối diện với nó.

Có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu chỉ ra rằng chúng ta sẽ học tập nhanh hơn qua những lần vấp ngã và thất bại. Bằng cách luyện tập theo các bước trong mô hình sẽ giúp chúng ta dễ dàng đối diện với trải nghiệm đó hơn, điều này có nghĩa là luyện tập mô hình phản chiếu sẽ trở nên dễ dàng hơn khi áp dụng với những trải nghiệm quá khứ đau đớn. Bạn sẽ nhận ra những bài học quan trọng và sâu sắc từ đó. 

Mô hình Phản chiếu của Atkins và Murphy gồm những bước sau:


Mô hình phản chiếu của Atkins và Murphy được tiến hành qua các bước như sau: Nhận thức, diễn tả, phân tích, đánh giá và nhận định. Tất cả những khía cạnh của mô hình này đều giải thích chi tiết sau đây: 

1. Nhận thức:
Bước đầu tiên của mô hình này là cần thiết cho việc nhận diện được những trải nghiệm khó khăn. Thay vì dành thời gian để quan tâm đến hết tình hình của sự việc thì ta chỉ cần chú ý tới một suy nghĩ hay một loại cảm xúc ở thời điểm đó. Điều này có nghĩa rằng, mỗi người cần tìm lại và bộc lộ những tổn thương của trải nghiệm đó.

Mô hình phản chiếu của Atkins và Murphy phân tích những cảm nhận cá nhân và suy nghĩ đó theo hướng tích cực hơn. Thêm vào đó là những cảm giác không thoải mái sẽ dẫn tới một kinh nghiệm sâu sắc, điều này có thể thấy ngay cả khi chuyển đổi một công việc hoặc học những thứ nhàm chán.


Ở bước này chúng ta nên đặt những câu hỏi như sau:
– Điều gì đang diễn ra?
– Điều gì tác động đến cảm xúc ta lúc này?
– Cảm xúc của ta là gì sau trải nghiệm kia xảy ra?
– Ta đang nghĩ gì? 

– Ta thấy gì sau khi nghĩ lại việc đó?

2. Diễn giải:
Bây giờ thì những cảm xúc cá nhân và suy nghĩ đã được phân tích, tiếp theo bạn sẽ đi vào diễn tả tình hình. Ở trong bước này, từng cá nhân cần phân tích chi tiết tình hình.

Ví dụ:  Một môi trường tạo ra cho bạn một cảm xúc rất tích cực, một môi trường khác lại gây cho bạn một cảm xúc tiêu cực. Tại sao lại có điều này xảy ra? Bằng cách phân tích những sự kiện xảy ra bạn sẽ hiểu hơn về bản thân.

Một số câu hỏi nên hỏi trong khi phân tích tình huống:

– Sự kiện đó là gì?
– Diễn ra ở đâu?
– Điều gì đã xảy ra?
– Ta đóng vai trò gì trong sự kiện đó?
– Những người khác họ ra sao?
– Những điểm lưu ý gì khi quan sát?

3. Phân tích:

Sau khi diễn tả xong, bạn cần phân tích những tình huống giả định có thể xảy ra. Ví dụ, khi một sự việc xảy ra trong môi trường này, được gây ra bởi người này bạn cảm thấy rất đau đớn. Tuy nhiên đặt vào tình huống khác, môi trường khác, gây ra bởi một người khác bạn có cảm thấy đau đớn như vậy nữa không?

Một số câu hỏi bạn nên hỏi trong mô hình này:

– Ta đã biết điều gì trong tình huống đó?
– Điều tôi giả định có thể xảy ra trong tình huống này không?
– Điều thực sự đang diễn ra là gì?
– Có gì khác biệt trong 2 tình huống đó?
– Ta thấy điều gì trong việc này?

4. Đánh giá:

Trong bước này chúng ta sẽ cùng học cách phản ứng với người khác, việc này sẽ giúp chúng ta liên kết được kiến thức từ những bước ở trên tới việc giải thích những vấn đề hoặc sự khó chịu xảy ra trong ta.

Những câu hỏi nên đặt ra trong trường hợp này là:

– Làm cách nào để giải quyết tình huống này?
– Làm cách nào để phân tích sự khác biệt giữa các suy nghĩ?
– Làm cách nào để sử dụng những kiến thức đã học?
– Làm cách nào để thời gian tới sử dụng thành thạo hơn?

5. Nhận định:

Dựa vào những bước trên mô hình phản chiếu của Atkins và Murphy ta có thể nhìn nhận thực tế để học hỏi từ đó. Từ những bước như vậy chúng ta có thể hiểu hơn về cảm xúc, tình huống hiện tại và kiến thức của chúng ta sẽ tăng lên. Bằng cách thực hành đủ các bước chúng ta có thể sử dụng một cách dễ dàng trong tương lai.

Những câu hỏi nên đặt ra lài:

– Điều gì tôi đã học được?

– Tôi có thể vận dụng như thế nào trong tình huống sắp tới? 


Ứng dụng Mô hình Phản chiếu của Atkins và Murphy

Mô hình này là một trong những mô hình phản chiếu hay, được dựa trên cấu trúc nhìn nhận. Việc áp dụng mô hình này vào công việc kinh doanh đòi hỏi sự thành thục và chi tiết. Sẽ dễ dàng hơn nếu áp dụng vào mục đích cá nhân. Ví dụ như phát triển bản thân hoặc chữa lành vết thương tâm hồn.

Thực hành mô hình này sẽ giúp bạn phát triển khả năng nhận diện cảm xúc bản thân, phân tích tình huống và tìm ra điểm thích hợp giữa cảm xúc và phản ứng. Tuy nhiên, mô hình phản chiếu của Atkins và Murphy phát triển tình huống giả định để đối diện với những sự khó chịu trong bạn. Phân tích những tình huống khó chịu đó có thể coi là cách luyện tập vì chúng đòi hỏi sự trung thực, cam kết và dũng cảm. Với những lãnh đạo doanh nghiệp việc áp dụng mô hình này sẽ giúp các nhà lãnh đạo không bị hoàn cảnh và cảm tính chi phối cách hành xử.

Bạn nghĩ sao về những trải nghiệm bạn sẽ trải qua khi dùng mô hình phản chiếu của Atkins và Murphy? Bạn sẽ cần làm gì với những trải nghiệm quá khứ? Quên đi hoặc đối diện? Nói cho OD CLICK biết cảm xúc của bạn và những gì bạn học được khi đối diện với sự khó chịu đó nhé.

Nguồn tham khảo:

1.https://www.toolshero.com/personal-development/atkins-murphy-model-of-reflection/

2.https://www.ukessays.com/essays/nursing/communication-reflection-using-the-atkins-and-murphy-model-nursing-essay.php

error: Nội dung đã khóa !!