Trong giai đoạn khủng hoảng, các nguồn lực của doanh nghiệp bị ảnh hưởng rất lớn: Doanh số sụt giảm, nhân sự bất ổn và tài chính cạn kiệt. Đây chính là lúc các doanh nghiệp thể hiện năng lực tổ chức của mình. Liệu rằng, những lựa chọn và hành động ứng phó lúc này có đang phản ánh văn hóa, mục đích và giá trị của doanh nghiệp không?

Văn hóa doanh nghiệp là là sức mạnh giúp doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng, để trở nên thật hoàn hảo, các công ty cần phải biết cách xử lý sai lầm khi có khó khăn, khủng hoảng xảy ra.

John F. Kennedy đã sai lầm khi nói: “Người Trung Quốc sử dụng hai nét cọ để viết từ “khủng hoảng”. Một nét cọ là tượng trưng cho sự nguy hiểm, một nét khác là cơ hội. Thực tế cho thấy, trong mọi cuộc khủng hoảng đều có cả nguy hiểm và cơ hội. Những nguy cơ trong khủng hoảng có thể ảnh hưởng đến sự sống còn của doanh nghiệp, thậm chí dẫn đến phá sản. Nhưng trong khủng hoảng cũng có thể là cơ hội để doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt và vượt lên dẫn dắt thị trường.

Những chương trình đào tạo hoặc chính sách trong ngắn hạn không thể ngăn chặn khủng hoảng, hoặc giảm thiểu thiệt hại của doanh nghiệp nếu khủng hoảng xảy ra. Đào tạo và xây dựng chính sách là cần thiết, nhưng đối với doanh nghiệp, yếu tố có tính phòng ngừa và mang lại khả năng ứng phó hiệu quả là văn hóa doanh nghiệp.

Trong khủng hoảng, văn hóa của người Viking đã tạo nên thương hiệu. Văn hóa sẽ quyết định cách bạn xử lý khủng hoảng và là cách bạn được công chúng nhìn nhận và ghi nhớ. Văn hóa của người Viking là tư duy khá phổ biến trong nhóm hoặc các tổ chức hiện nay. Chính tư duy, chứ không phải chích sách hay đào tạo sẽ quyết định đến kết quả. Đặc biệt, trong khủng hoảng, tư duy càng có vai trò quan trọng. Bởi vì khi chúng ta gặp khủng hoảng, bộ não của chúng ta sẽ hoạt động theo thói quen và cách làm cũ đã ăn sâu trong tiềm thức.

Starbucks đã xây dựng được một văn hóa mạnh và trở thành thương hiệu. Họ luôn có trách nhiệm với xã hội, tạo được sự bình đẳng. Những chương trình đào tạo của họ luôn kết hợp giữa đào tạo tinh thần và cảm xúc, đặc biệt là tạo được sự nhất quán trong hành động và củng cố sự ủng hộ lãnh đạo trong công ty.

Tư duy không được phát triển thông qua các quy tắc hoặc chính sách. Nó được hình thành và phát triển qua một quy trình quản lý thay đổi từ trong ra ngoài đòi hỏi sự tham gia của các trung tâm thần kinh, tinh thần và cảm xúc thay vì chỉ dựa trên việc chia sẻ thông tin. Để hình thành một tư duy tích cực trong tổ chức, quy trình phải được lặp đi lặp lại. Từ lãnh đạo đến nhân viên phải được áp dụng trong các quyết định hàng ngày trong việc tuyển dụng, dịch vụ khách hàng và tương tác của nhân viên.

Đại dịch Covid-19 là một cơ hội để các doanh nghiệp khẳng định văn hóa doanh nghiệp. Tập trung vào mục đích và giá trị của công ty sẽ giúp lãnh đạo đưa ra được những quyết định đúng đắn trong cuộc khủng hoảng này. Các nhà lãnh đạo đang tự hỏi chính mình: Có phải những lựa chọn và hành động của chúng ta hiện đang phản ánh văn hóa, mục đích và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp mình?

Có một ví dụ điển hình tại Anh trong cuộc khủng hoảng Covid-19. Trong khi hàng loạt các khách sạn tại phương Tây bắt đầu trải qua tỷ lệ hủy phòng cao vào đầu tháng 3 vì dịch bệnh. Có một khách sạn tại Anh, ban đầu ban lãnh đạo đã nghĩ đến việc chuyển đổi các khách sạn trống thành bệnh viện tạm thời. Tuy nhiên, sau khi các khách sạn địa phương bắt đầu tìm đến các bệnh viện gần đó để giúp đỡ họ thì họ nhận ra nhu cầu lớn nhất là chỗ ở cho nhân viên y tế, bệnh nhân có nguy cơ thấp và các cá nhân có nguy cơ. Trong vòng một tuần, khách sạn được sửa chữa và đi vào hoạt động đầu tiên tại London, thông qua sáng kiến địa phương và đưa ra quyết định nhanh chóng,  cung cấp 15.000 phòng, giữ lại một lượng lớn nhân viên ở lại làm việc trong khi phần lớn khách sạn khác trong ngành đã đóng cửa.

Văn hóa tổ chức được thể hiện ở hành động cụ thể trong hoàn cảnh nhất định. Nó là sự nhất quán giữa lời nói và hành động. Văn hóa được thể hiện bởi mục đích và giá trị của doanh nghiệp. Các giá trị thể hiện văn hóa mạnh mẽ là sự hợp tác, linh hoạt, liêm chính, lấy con người làm trung tâm, đổi mới, trách nhiệm và tham vọng. Các công ty thể hiện văn hóa chiến thắng, có một định hướng nội bộ mạnh mẽ và truyền cảm hứng cho nhân viên. Trong đó, năng lực lãnh đạo rất quan trọng, mang lại hiệu quả kinh doanh cho tổ chức.

Các nhà lãnh đạo thực hiện các bước thích hợp để vượt qua khủng hoảng về mặt tài chính và vận hành. Đồng thời, các hành động phải đảm bảo phù hợp với văn hóa doanh nghiệp. Ba bước thực hiện cụ thể như sau:

Bước 1: Suy nghĩ về mục đích và giá trị của doanh nghiệp

Bước đầu tiên là dành một chút thời gian để suy nghĩ về mục đích, giá trị của công ty, về lý do doanh nghiệp của bạn tồn tại và cách bạn tin tưởng vào mục tiêu kinh doanh. Doanh nghiệp trong khủng hoảng sẽ tập trung hơn vào những trọng tâm, tạo ra nền tảng cho sự lựa chọn của bạn. Bạn sẽ làm gì để có những hành động phù hợp với mục đích và giá trị của doanh nghiệp.

Bước 2: Chia sẻ về mục đích và giá trị của doanh nghiệp

Nếu quản lý tính liên tục trong kinh doanh là tất cả những gì bạn có thể làm, hãy đảm bảo bạn truyền đạt hành động của mình theo cách phù hợp với các giá trị của doanh nghiệp. Truyền thông tích cực tới khách hàng là sự thể hiện văn hóa mạnh mẽ, lấy con người làm trung tâm, mang lại sự tin tưởng cho nhân viên, đồng thời thể hiện sự đồng cảm sâu sắc đối với cả những nhân viên đã nghỉ việc. Giao tiếp cởi mở và đồng cảm giúp khách hàng hiểu và mang lại niềm tin của khách hàng với tổ chức.

Bước 3: Lan tỏa văn hóa doanh nghiệp đến khách hàng, đồng nghiệp và cộng đồng

Những hành động của doanh nghiệp để giảm bớt tiêu cực của khách hàng trong giai đoạn khủng hoảng này sẽ được ghi nhớ. Cần phải lan tỏa những điều tốt đẹp, tích cực đến với khách hàng.

Đối với đồng nghiệp cũng vậy, bạn cũng cần thể hiện văn hóa theo những cách có ý nghĩa. Truyền cảm hứng tích cực và tạo động lực làm việc cho mọi người trong giai đoạn khó khăn nhất.

Ngoài ra, doanh nghiệp nên chú trọng đến các hoạt động vì cộng đồng. Những hành động cụ thể có sức lan tỏa tích cực đến với cộng đồng sẽ giúp doanh nghiệp phát triển văn hóa và thương hiệu mạnh.

Trong thế giới biến động không ngừng hiện nay, mọi thứ đều có thể xảy ra. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần nhìn xa hơn, sẵn sàng các phương án hành động. Đặc biệt, cần xây dựng một văn hóa doanh nghiệp mạnh để có thể ứng phó với mọi tình huống xấu nhất, giúp doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng và phát triển bền vững.

OD CLICK biên tập!

Nguồn tham khảo:

  1. https://www.entrepreneur.com/article/312534
  2. https://www.thepeoplespace.com/leaders/articles/importance-culture-crisis
  3. https://www.bain.com/insights/covid-19-creates-a-moment-of-truth-for-corporate-culture/?fbclid=IwAR2jwgA6bAbYV8rTM–2LEU2Lqlfj2-4Jruyd2z6Wb70JQC4I89d0LmCoOQ
error: Nội dung đã khóa !!