ĐẶC THÙ NGÀNH DỆT MAY

Ngành dệt may là ngành có quá trình sản xuất gồm nhiều công đoạn có quy mô không giống nhau, kỹ thuật phức tạp và sử dụng nhiều thiết bị chuyên dùng. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp ngay từ đầu đã gặp khó khăn trong vấn đề quản lý định mức.

Bên cạnh đó, đối với các doanh nghiệp đảm nhận từ khâu sản xuất đến khâu phân phối, thì việc tính toán hiệu suất cụ thể cho từng khâu có ảnh hưởng rất nhiều đến doanh thu của doanh nghiệp. Do đó, nếu doanh nghiệp không có một phương pháp quản lý hiệu quả, thì rất dễ gặp phải những khó khăn trong quá trình sản xuất.

Đặc điểm khách hàng của sản phẩm dệt may rất phong phú, đa dạng và yêu cầu ngày càng cao trên nhiều khía cạnh như: mẫu mã, màu sắc, chất liệu, giá cả, tính thời vụ… 

ĐẶC THÙ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM

Tại Việt Nam, dệt may là ngành yêu cầu vốn đầu tư thấp, hồi vốn nhanh do doanh thu quay vòng nhanh, được nhà nước ưu đãi phát triển do cung cấp nhiều việc làm cho người lao động và sức tiêu thụ của thị trường trong lẫn ngoài nước đều lớn.

Công nghiệp dệt may ở Việt Nam tăng trưởng mạnh là do giá nhân công rẻ so với khu vực và thế giới, họ lại cần cù, chăm chỉ và khéo léo nên có thể tạo ra các sản phẩm thủ công độc đáo và đặc sắc.

Tuy nhiên, hiện nay, dệt may Việt Nam gần như chỉ tham gia vào phần thứ 3 trong chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu là Cắt và May. Các cơ sở dệt may ở Việt Nam còn sản xuất theo phương thức gia công đơn giản, thiếu khả năng cung cấp trọn gói, do đó, giá trị gia tăng cũng không cao. Vì vậy, ngành dệt may Việt Nam không những phụ thuộc vào nguyên phụ liệu nhập khẩu mà đầu ra cũng phụ thuộc thị trường nước ngoài.

Một đặc trưng khác của dệt may trong nước là thâm dụng lao động, quy trình nhiều công đoạn thủ công. Do đó, nguồn nhân lực là yếu tố chính của hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngành này. Nhân lực trong ngành không những cần số lượng nhiều mà còn đạt chất lượng nhất định bởi luôn cần sự thạo việc, lành nghề. 

Như vậy, đối với những doanh nghiệp dệt may Việt Nam, vấn đề quan trọng nhất cần đặt ra là việc quản trị hiệu suất trong bối cảnh môi trường kinh doanh thay đổi và cạnh tranh gay gắt toàn cầu.  Để xây dựng tổ chức, phát triển lợi thế cạnh tranh và khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường, nhiều doanh nghiệp ngành dệt may đã áp dụng nhiều phương pháp và công cụ quản lý, trong đó có việc sử dụng KPIs.

KPIs QUẢN TRỊ HIỆU SUẤT CHO NGÀNH DỆT MAY

Theo các chuyên gia, việc áp dụng, phân tích các chỉ số KPIs nhằm đo đạc, đánh giá vị trí của nhà máy và xác định khu vực tập trung hoặc nơi quản lý cần phải xem xét nên được thực hiện hằng tháng. Cụ thể, Online Clothing Study – trang thông tin tổng hợp về ngành dệt may đã liệt kê dưới đây 7 KPIs chính mà các doanh nghiệp nên đo đạc và đánh giá thường xuyên:

 

  • Hiệu suất của nhà máy

Hiệu suất nhà máy xác định hiệu quả chạy dây chuyền may trong một nhà máy. Chỉ số này bao gồm tất cả số phút các dây chuyền sản xuất hoạt động và tổng số giờ làm việc của lao động trực tiếp tại sàn may. Hiệu suất nhà máy thay đổi theo lượng đơn đặt hàng. Để tính toán hiệu suất hoạt động của nhà máy – tính toán tổng số phút sản xuất của tất cả các dây chuyền và tổng số phút các dây chuyền chạy cùng lúc. Doanh nghiệp nên cập nhật thực tế sản xuất thường xuyên để nhận biết được tiến độ sản xuất cũng như kế hoạch sản xuất của nhà máy để có thể đạt được hiệu suất cao nhất. 

  • Tỷ lệ lao động so với máy

Trong hoạt động sản xuất, lực lượng lao động và máy móc phải có cân bằng và tối ưu nguồn nhân lực. Từ đó nâng cao hiệu suất làm việc của người lao động. Doanh nghiệp cần phải tìm được tỷ lệ phù hợp nhất. Do đó, tỷ lệ Người/Máy = Tổng số nhân lực/Tổng số máy may có sẵn trong nhà máy (máy đang sử dụng). Ví dụ, nếu một nhà máy có 500 máy may và tổng số nhân lực của nhà máy là 1100 thì tỷ lệ con người với máy = 1100: 500 hay 2,2. Tỷ lệ này thay đổi theo từng loại sản phẩm và cơ cấu tổ chức.

  • Tỷ lệ cắt mảnh so với đơn hàng 

Để dự phòng (cho hàng lỗi hoặc hư hỏng) nhà máy cần phải cắt số mảnh lớn hơn số lượng đặt hàng. Để nâng cao năng suất, doanh nghiệp cần đưa tỷ lệ này sát với tỷ lệ 1:1. Ví dụ: nhà máy nhận được một đơn đặt hàng 20.000 chiếc, số lượng cắt ra sẽ là 20200 miếng (1% phụ cắt để dự phòng) và tổng lượng vận chuyển cho khách hàng là 20.000 chiếc. Cắt: Giao = 20200: 20000 = 1,01. Chỉ số này được đo để kiểm soát số lượng dư thừa sau khi giao hàng, giảm việc cắt thêm và hàng hư hỏng. 

  • Tỷ lệ đặt hàng so với giao hàng

Đây được coi là chỉ số quan trọng nhất để người mua hàng đánh giá nhà cung cấp. Người mua hàng luôn mong muốn nhận được đầy đủ số lượng từ nhà cung cấp mình đã đặt hàng. Chỉ số này được tính toán bằng Tổng lượng đặt hàng/Tổng lượng giao hàng. Tỷ lệ đặt hàng so với giao hàng mục tiêu là 1:1. Khách hàng sẽ rất hài lòng khi nhận đủ số hàng được đặt với chất lượng tốt nhất và đúng thời hạn.

  • Thời gian thay đổi mẫu trung bình

Khoảng thời gian giữa các mảnh cuối cùng ra khỏi dây chuyền (mẫu trước đây) và mảnh đầu tiên của mẫu hiện tại được gọi là thay đổi mẫu theo thời gian. Có mức hiệu suất tốt hơn tỉ lệ thuận với thời gian thay đổi ngắn hơn. Tuy nhiên, thời gian thay đổi mẫu trung bình phụ thuộc vào từng mẫu sản xuất và hệ thống sản xuất của nhà máy và dây chuyền sản xuất của nhà máy đó. Mỗi doanh nghiệp dệt may nên ghi chép lại thời gian thay đổi của mỗi mẫu và đo đạc chính xác thời gian thay đổi trung bình của cả nhà máy. Rút ngắn thời gian ra mẫu sẽ giúp doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ giao hàng cũng như có những sản phẩm mới tung ra thị trường, chiếm lĩnh thị phần và khách hàng.

  • Đạt chất lượng ngay lần đầu tiên

Đạt chất lượng ngay lần đầu tiên được đo trong các giai đoạn khác nhau của sản xuất hàng may mặc. Giá trị đạt chất lượng ngay từ lần đầu tiên càng cao chứng tỏ hiệu suất nhà máy tốt hơn, đồng thời cũng tạo được niềm tin với khách hàng và thị trường.

  • Tỷ lệ thời gian ngừng hoạt động

Một trong những lý do hàng đầu dẫn đến việc giảm hiệu suất hoạt động của nhà máy chính là thời gian ngừng hoạt động. Thời gian phi sản xuất  (thời gian máy móc ngừng hoạt động) bao gồm 5 lý do chính:

– Thiết lập dây chuyền

– Vận hành nhàn rỗi

– Không có nguyên liệu

– Sự cố máy móc

– Không có kế hoạch hoạt động dây chuyền

Thời gian ngừng hoạt động là điều không thể tránh khỏi đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, với mục tiêu giảm thiểu chi phí và đảm bảo tiến độ sản xuất, doanh nghiệp cần lên lịch và có sự phối hợp cẩn thận giữa các nhóm với nhau. Ngoài ra, các nhà quản lý có thể vạch ra các kế hoạch dự phòng để duy trì hoạt động khi có sự kiện bất ngờ xảy ra.

Mỗi KPIs ở trên đóng vai trò quan trọng trong chi phí sản xuất, danh tiếng của nhà máy và lợi nhuận biên. Kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc sẽ thu được nhiều lợi nhuận nếu hiệu suất nhà máy được đo đạc và có công tác triển khai các KPIs phù hợp để cải thiện hiệu suất từng bước. 

Để áp dụng được KPIs vào tổ chức, các doanh nghiệp cần trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng, kết hợp kinh nghiệm thực tiễn. Từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.

Với vai trò là công ty tư vấn chiến lược, tư vấn phát triển tổ chức chuyên nghiệp, ODCLICK cung cấp các dịch vụ tư vấn chuyên sâu theo đặc điểm từng khách hàng. Chúng tôi thấu hiểu những áp lực của các doanh nghiệp trong môi trường kinh tế nhiều biến động, buộc các tổ chức phải liên tục đổi mới để nắm bắt cơ hội thị trường. ODCLICK với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm đã đồng hành cùng nhiều doanh nghiệp Việt Nam trong ngành may mặc với mục tiêu tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh, tiêu biểu như Công ty Dệt Bảo Minh, Công ty Dệt 10/10, Công ty May Bắc Giang… Mỗi vấn đề của doanh nghiệp đều được xem xét kỹ lưỡng, nhiều chiều và đặt trong mối tương quan tổng thể. Trên con đường đồng hành, chúng tôi luôn đề cao vai trò chủ động của doanh nghiệp, cam kết giúp khách hàng làm chủ tri thức, hoàn thiện chính sách, công cụ và mô hình quản lý để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Nguồn tham khảo:

https://www.onlineclothingstudy.com/2012/05/kpis-for-garment-manufacturers.html

https://www.onlineclothingstudy.com/2011/09/4-how-to-calculate-efficiency-of.html

https://ordnur.com/industrial-engineering-ie/kpi-factors-of-garments/

https://smallbusiness.chron.com/key-performance-indicators-apparel-industry-77850.html

 

error: Nội dung đã khóa !!