THỊ TRƯỜNG THỰC PHẨM CHỨC NĂNG TỎI ĐEN

Theo Hiệp hội Thực phẩm chức năng, thực phẩm chức năng (TPCN) là sản phẩm hỗ trợ các chức năng của các bộ phận trong cơ thể, có hoặc không có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ và tác hại bệnh tật. Tác dụng của TPCN là có khả năng cải thiện sức khỏe và làm giảm thiểu nguy cơ và tác hại bệnh tật, bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học. TPCN ngày càng được nghiên cứu, sản xuất  và phân phối rộng rãi theo những chiến lược khác nhau. Tính đến cuối năm 2014, gần như cả ngành dược Việt Nam đã lao vào lĩnh vực thực phẩm chức năng, với sự tham gia của 1,781 doanh nghiệp. Số lượng cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng năm 2000 là 13 cơ sở, đến cuối 2012 là 1,552 cơ sở, với hơn 5,500 sản phẩm. Năm 2013, số cơ sở SXKD thực phẩm chức năng đã tăng lên 3,512 cơ sở (tăng 226% so với 2012), với 6,851 sản phẩm (tăng 124%). Trong đó, 80% sản phẩm thực phẩm chức năng là nhập khẩu – 20% sản phẩm sản xuất trong nước. Sản phẩm xuất khẩu đang gia tăng nhanh chóng, tăng 172% giai đoạn 2012-2013, trong khi sản phẩm sản xuất trong nước giảm 23% giai đoạn 2012-2013.

(Theo Moore Corporation)

1. Những nguyên nhân phát triển thị trường TPCN

Xu hướng thị trường là một yếu tố rất quan trọng, Các Nhà sản xuất TPCN cần hiểu rõ và xây dựng chiến lược kinh doanh hợp lý. Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần xây dựng các chương trình tư vấn chiến lược phù hợp với thị trường. Theo nghiên cứu, 5 nguyên nhân khiến cho thị trường TPCN phát triển là: Thứ nhất, là sự bùng nổ các bệnh của xã hội công nghiệp và ô nhiễm môi trường. Thứ hai, người tiêu dùng đang hướng về một lối sống lành mạnh, quan tâm hơn đến các sản phẩm thiên nhiên và các biện pháp phòng bệnh. Thứ ba, người dân ngày càng quan tâm hơn đến mối quan hệ giữa thực phẩm, chế độ dinh dưỡng và sức khỏe. Thứ tư, nguyên nhân quan trọng nhất, nhận thức về tầm quan trọng tự bảo vệ sức khỏe và phòng chống bệnh tật liên quan đến dinh dưỡng và lối sống. Thứ năm, những kết quả nghiên cứu khoa học về lợi ích của rau quả, ngũ cốc trong phòng bệnh, các chất chống ô xy hóa và các hợp chất toàn thành phần của thực vật có tác dụng tốt đối với sức khỏe, theo PGS-TS Lê Văn Truyền.

2. Phân loại Thực phẩm chức năng

Theo PGS. TS Trần Đáng – Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam, ở Việt Nam hiện nay, việc phân loại TPCN chủ yếu có 5 cách phân loại:

  • Theo phương thức chế biến;
  • Theo dạng sản phẩm;
  • Theo phương thức quản lý;
  • Theo chức năng tác dụng;
  • Theo cách của người Nhật Bản.

 THỰC PHẨM CHỨC NĂNG TỎI ĐEN

1. Tỏi đen là gì?

Tỏi đen được làm từ tỏi tươi trải qua giai đoạn lên men chậm với điều kiện khắt khe về độ ẩm và nhiệt độ. Sau từ 1 đên 2 tháng lên men, hoạt chất có trong các tép tỏi tăng lên rõ rệt, trong đó hoạt chất sallyl lcystein (SAC) được coi là quan trọng nhất tăng 6 lần, fructose tăng 52 lần, hàm lượng đường tăng 13 lần, đặc biệt hợp chất SOD (superoxide dismutase có tác dụng phòng ngừa ung thư tăng gấp 10 lần so với tỏ tươi.

2. Đặc điểm của tỏi đen

  • Củ tỏi nguyên hình dạng, bên ngoài là lớp vỏ khô, bên trong là những tép tỏi mềm dẻo có màu đen.
  • Tỏi đen có mùi vị khác hẳn so với tỏi tươi: vị ngọt chua dịu, có hương thơm và không còn hăng cay.

3. Thành phần dinh dưỡng của tỏi đen

Tỏi đen là một trong rất ít thực phẩm có giá trị dinh dưỡng và sinh học cao, lại chứa đầy đủ cả 18 loại acid amin hiếm có. Hàm lượng protein, lipit, cacbonhydrate ở trạng thái cân bằng và rất dễ hấp thụ. Hàm lượng chất chống oxy hóa so với tỏi tươi cao hơn nhiều lần, nhất là s-ally cysteine, polyphenol,….

4. Tác dụng của Tỏi đen

4.1. Tác dụng bảo vệ cơ thể phòng ngừa ung thư và giảm cholesteron: Trong tỏi đen chứa hợp chất S-allylcysteine cùng một dẫn xuất của amino acid cysteine có công dụng phòng chống bệnh ung thư và giảm cholesteron. Hàm lượng 2 chất nay cao gấp nhiều lần so với có trong tỏi tươi.

4.2. Tăng cường miễn dịch, chống vi khuẩn và nhiễm trùng: Acilin là chất đẩy mạnh khả năng chống nhiễm trùng, vi khuẩn, nấm, virus xâm nhập. Mà trong tỏi đen lại chứa S-allylcysteine làm khả năng hấp thụ và chuyển hóa Acilin dễ dàng hơn.

4.3. Chống oxy hóa (sự lão hóa) và ngăn ngừa bệnh tật: Các nghiên cứu cho thấy hàm lượng chất chống oxy hóa trong tỏi đen cao hơn rất nhiều lần so với tỏi tươi. Các chất oxy hóa này làm chậm quá trình oxy hóa kéo dài tuổi thanh xuân, bảo vệ cơ thể khỏi tác động của các gốc tự do. Với tác dụng như vậy tỏi đen trở thành phương thuốc lý tưởng hỗ trợ điều trị các bệnh mãn tính như Alzheimer, bệnh tim, bệnh viêm khớp dạng thấp, các vấn đề về hệ tuần hoàn và rất nhiều bệnh mãn tính khác.

4.4. Ngăn ngừa và hỗ trợ bệnh ung thư: Trong quá trình lên men tỏi đen đã sản sinh sulfur hữu cơ, là một dẫn xuất của carbolat có hoạt tính mạnh trong ức chế quá trình peroxy hóa lipit hơn hẳn so với tỏi thường. Các dịch chiết từ tỏi đen có tác dụng kháng mạnh tế bào khối u, giúp hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả bằng con đường kích thích đáp ứng miễn dịch, từ đó loại bỏ khả năng di căn của các tế bào khối u.

4.5. Điều trị tăng huyết áp: Tại Đại học Nam Kinh (Trung Quốc), các nhà nghiên cứu cho biết sử dụng đều đặn tỏi đen trong 14 ngày, các chỉ số huyết áp của người mắc bệnh tăng huyết áp giảm trung bình 34.6% và cao hơn so với tỏi tươi 9 lần. Sở dĩ được như vậy bởi trong tỏi đen chứa các hoạt chất Ajoene, S-allylcysteine và Polyphenol có khả năng thu dọn các gốc tự do vượt trội, từ đó hỗ trợ điều trị tăng huyết áp rất tốt.

4.6. Cơ chế hạn chế tăng men gan, giải độc và bảo vệ gan: Tỏi đen chứa Threonine và Methionine đều là acid amin quan trọng trong cơ thể. Trong đó Methionine giúp thúc đẩy quá trình hòa tan mỡ trong gan và ngăn ngừa tổn thương gan khỏi ngộ độc tylenol, viêm nhiễm, bảo vệ và giải độc gan.

4.7. Làm giảm các biến chứng do bệnh tiểu đường: Những hợp chất có tác dụng chống lại sự oxy hóa và glycation hóa mở ra cơ hội điều trị bệnh đái tháo đường. Mội số nghiên cứu mới đây đã cho thấy các chiết xuất từ tỏi đen ức chế hình thành dẫn xuất của glycation với gốc tự do và ức chế lại sự hình thành AGEPs trong ống nghiệm. SAC được biết đến là chất chống oxy hóa cực mạnh đồng thời ức chế sự hình thành AGEPs. Người ta cũng chỉ ra rằng có thể sử dụng chất chống oxy hóa để ngăn ngừa tác động có hại của các AGEPs. Một vài sản phẩm từ quá trình Maillard khi lên men tỏi đen có công dụng ngăn chặn sự hình thành glycation, do vậy tỏi đen có thể chống lại các biến chứng của bệnh đái tháo đường. Các nghiên cứu khác cho thấy 4 hợp chất organosulfur có trong tỏi là S-allylcysteine, diallyl sulfide, N-acetylcystein và S-ethylcysteine có tác dụng bảo vệ LDL ngăn chặn quá trình oxy hóa và glycation. Cho nên có thể khẳng định tại sao tỏi đen bảo vệ, ngăn ngừa bệnh tim mạch và giảm biến chứng do bệnh tiểu đường.

4.8. Làm đẹp da, đen tóc và thúc đẩy mọc tóc: Vitamin B2 ở tỏi đen khác hoàn toàn so với vitamin B2 tổng hợp hóa học, chúng chính là chất xúc tác gúp duy trì vẻ đẹp khỏe mạnh của làn da và làm đẹp da cực hiệu quả. Tỏi đen chứa dầu dễ bay hơi có khả năng tăng lưu lượng máu tới các tuyến bã nhờn để thúc đẩy tăng trưởng tóc. Tỏi nghiền bôi lên da đầu giúp cải thiện sự tăng trưởng tóc, hạn chế gàu. Hợp chất lưu huỳnh trong tỏi đen kích thích sự lưu thông của máu và mồ hôi, kích thích thần kinh và thúc đẩy tăng trưởng tóc. Đặc biệt tỏi đen có chứa tyrosine có thể làm cho tóc đen.

4.9. Giảm thiểu nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt: Trong một báo cáo gần đây nhất, Allium có trong chế độ ăn hàng ngày giúp giảm đến 63% nguy cơ ung thư tuyến tiền luyệt. Trong nghiên cứu chỉ ra rằng mỗi ngày ăn 1 tép tỏi đen có thể giúp ngăn chặn ung thư tuyến tiền liệt.

4.10. Tăng trí nhớ, cải thiện chức năng não: Tỏi đen có khả năng thúc đẩy và phát huy các chức năng của vitamin B1 bao gồm: Làm cho suy nghĩ nhanh nhẹn, cung cấp đủ năng lượng cho các tế bào não và gia tăng chức năng của quá trình oxy hóa carbohydrate. Axit glutamic trong protein tham gia quá trình chuyển hóa đường của não, cải thiện hoạt động thần kinh trung ương, thúc đẩy quá trình oxy hóa, cải thiện và duy trì chức năng của não, tăng sự thông minh. Vitamin C có thể giúp cho tính thấm thành mạch thần kinh có được bổ sung dinh dưỡng từ não bộ một cách kịp thời, từ đó giúp não bộ khỏe mạnh và thông minh.

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI SỬ DỤNG TPCN TỎI ĐEN

1. Mối quan tâm đến sức khỏe

Báo cáo Chỉ số niềm tin người tiêu dùng của Công ty đo lường hiệu quả kinh doanh toàn cầu Nielsen cho thấy, 66% người Việt để dành tiền vào tiết kiệm đứng sau Philippines (69%), Thái Lan và Indonesia (68%), Singapore (67%). Tỉ lệ này ở quy mô toàn cầu là 52%.

Cùng với xu hướng tiết kiệm, người tiêu dùng tại Việt Nam tiếp tục sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn vào các khoản mục lớn để nâng cấp chất lượng cuộc sống của mình.

Chính vì thế, 5 mối quan tâm lớn nhất của người tiêu dùng Việt Nam hiện nay vẫn là sự ổn định về công việc; sức khỏe; cân bằng công việc và cuộc sống; nền kinh tế; phúc lợi và hạnh phúc của bố mẹ.

(Theo Nielsen Việt Nam)

2. Nhu cầu tiêu dùng Thực phẩm chức năng

Trong thời kỳ công nghiệp hóa, đô thị hóa, cuộc cách mạng công nghiệp đã dẫn tới 4 thay đổi cơ bản là: phương thức làm việc, lối sống và sinh hoạt lối tiêu dùng thực phẩm (chủ yếu là thực phẩm chế biến) và thay đổi về môi trường. Các bệnh mãn tính phổ biến là: tiểu đường, tim mạch, ung thư, xương khớp, dị ứng, tiêu hóa, thần kinh, tăng cân béo phì, bệnh về da, hô hấp, rối loạn chuyển hóa, rối loạn thị lực,…

Các bệnh mãn tính không lây chưa thể phòng bệnh bằng vắc xin mà cần thực hiện bổ sung thông qua các vitamin, các vi chất dinh dưỡng, khoáng chất, các chất chống oxy hóa (Thực phẩm chức năng). Thực phẩm chức năng (TPCN) không chỉ cung cấp dinh dưỡng cơ bản mà còn có chức năng phòng chống bệnh tật và tăng cường sức khỏe nhờ các chất chống ôxy hóa, chất xơ và một số thành phần khác.

Từ nguồn gốc bệnh mãn tính và lợi ích của TPCN có thể thấy, nhu cầu tiêu thụ TPCN ngày càng tăng cao theo sự phát triển của xã hội, những người dân thành thị có nhu cầu tiêu thụ cao hơn người dân nông thôn, những người lao động trí óc sẽ có nhu cầu cao hơn người lao động chân tay, những người lớn tuổi sẽ có nhu cầu tiêu thụ cao hơn người trẻ tuổi, nữ giới sẽ có nhu cầu cao hơn nam giới (do quan tâm về làm đẹp, sức khỏe bản than và gia đình cao hơn).

3. Các yếu tố tác động đến người mua TPCN

Số người sử dụng TPCN  ngày càng tăng. Chỉ tính những người sử dụng TPCN qua kênh bán hàng đa cấp cho thấy: Năm 2005 có khoảng 1 triệu người ở 23 tỉnh (1.1% dân số) sử dụng TPCN. Năm 2010 đã tăng lên 5,700,000 người ở khắp 63 tỉnh, thành phố (chiếm 6.6% dân số) sử dụng TPCN. Cục An toàn thực phẩm đã điều tra (năm 2011) cho thấy ở TP Hồ Chí Minh có 43% số người trưởng thành và ở Hà Nội có 63% số người trưởng thành sử dụng TPCN.

Theo nghiên cứu của Nielsen, những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm dinh dưỡng là: Thành phần đầy đủ dinh dưỡng; Giảm nguy cơ mắc bệnh; Giá cả phải chăng và Được sự chứng nhận bởi các chuyên gia y tế.

Khảo sát thị trường một số sản phẩm TPCN cho thấy, TPCN có giá từ vài trăm ngàn đồng cho đến vài triệu đồng, khá cao so với thu thập bình quân hàng năm của người tiêu dùng là 24 triệu đồng/ năm (2013). Bên cạnh đó, TPCN không giống như thuốc, không có tác dụng tức thì, người tiêu dùng phải sử dụng nhiều lần trong khoảng thời gian dài mới có tác dụng càng khiến chi phí TPCN tăng cao. Với mức giá cao như hiện nay, khả năng tiêu dùng TPCN ở những hộ gia đình có thu nhập cao sẽ cao hơn những hộ gia đình có thu nhập thấp hơn.

4. Tâm lý người tiêu dùng

Người tiêu dùng hiện nay tiếp cận TPCN chủ yếu qua kênh bán hàng đa cấp và quảng cáo trên Internet mà tư vấn viên chính là nhà tư vấn chiến lược của các nhà cung cấp. Họ trước giờ vẫn coi TPCN như là thần dược cải thiện sức khỏe, sắc đẹp vóc dáng, thậm chí còn có khả năng khắc chế đối với bệnh nan y như ung thư, viêm gan. Không ít người còn quan niệm TPCN vô hại, “không bổ âm thì cũng bổ dương”, bởi họ cho rằng TPCN vừa là thuốc chữa bệnh vừa là thuốc bổ. Theo hiệp hội TPCN, có khoảng 2/3 số người sử dụng TPCN là để chữa bệnh, từ máu nhiễm mỡ đến cao huyết áp, ung thư, xương khớp,… Lý do là vì người tiêu dùng Việt Nam còn thiếu kiến thức về TPCN, nhiều người vẫn chưa hiểu đúng và sử dụng TPCN tùy tiện.

Sản phẩm TPCN chỉ mới được biết đến rộng rãi trong vài năm trở lại đây, số lượng sản phẩm rất lớn, chủng loại đa dạng nên người tiêu dùng vẫn chưa quen và bị nhầm lẫn các khuyến cáo, thuật ngữ TPCN. Thông tin về hàng loạt sản phẩm TPCN giả, sản phẩm chưa được kiểm định đã công bố, quảng cáo nội dung không phù hợp khiến người tiêu dùng băn khoăn khi chọn mua TPCN, có thái độ e dè, nghi ngại về chất lượng sản phẩm và tính trung thực của các quảng cáo về tác dụng của sản phẩm. TPCN Tỏi đen dần được người tiêu dùng biết đến và tin tưởng sử dụng. Đó cũng là thách thức đối với các nhà sản xuất và cung cấp Tỏi đen chất lượng.

5. Vai trò của Phụ nữ

Phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong quyết định chi tiêu. Nhìn chung, phụ nữ Việt Nam thường lập danh sách trước khi mua sắm cũng như theo dõi quảng cáo trên truyền hình và đài phát thanh. Chất lượng sản phẩm tác động đến sự trung thành của phụ nữ đối với một thương hiệu.

Phụ nữ trong độ tuổi 30 có hành vi mua sắm bốc đồng nhất và thường xuyên sử dụng các phương tiện truyền thông, trong khi phụ nữ với tuổi trung bình là 47 có thói quen mua sắm chuẩn bị trước, có ý thức về giá trị hàng hóa tốt và ưa chuộng các quảng cáo thương mại. Phụ nữ trong độ tuổi 67 là người mua sắm thường xuyên nhất và luôn đánh giá cao tầm quan trọng của truyền miệng.

Trong gia đình, phụ nữ thường là người ra quyết định mua sắm sản phẩm dinh dưỡng. Nghiên cứu của Nielsen cho thấy, trung b́nh trong 100 quyết định mua sắm sản phẩm dinh dưỡng thì 71 lần người ra quyết định chính là phụ nữ. So với nam giới, phụ nữ Việt Nam thích xem tivi, nghe nhạc, đọc báo và đi mua sắm hơn. Họ cũng quan tâm nhiều hơn đến gia đình và sức khỏe.

6. Thu nhập của người dân

Tổng cục Thống kê cũng cho biết, quy mô nền kinh tế năm 2017 theo giá hiện hành đạt 5.007,9 nghìn tỷ đồng; GDP bình quân đầu người ước tính đạt 53,5 triệu đồng, tương đương 2.385 USD, tăng 170 USD so với năm 2016.

Theo số liệu vừa công bố của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước ( GDP ) năm 2017 ước tính tăng 6,81% so với năm 2016.

Trong đó quý I tăng 5,15%; quý II tăng 6,28%; quý III tăng 7,46%; quý IV tăng 7,65%. Mức tăng trưởng năm nay vượt mục tiêu đề ra 6,7% và cao hơn mức tăng của nhiều năm trở lại đây. Thu nhập của người dân tăng lên là một điều kiện tốt để người dân có điều kiện chăm sóc sức khỏe và sử dụng TPCN Tỏi đen.

(Theo Tổng cục Thống kê)

7. Mức độ tin tưởng vào quảng cáo

Theo khảo sát người dùng Internet có độ tuổi từ 18 trở lên của công ty Vinaresearch, báo mạng là kênh truyền thông được theo dõi thường xuyên nhất, kế đến là các website khác báo mạng, Tivi và các trang blog, mạng xã hội. Các chương trình quảng cáo được xây dựng kế hoạch chi tiết nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. Các chương trình đó nằm trong chiến lược phát triển thương hiệu và sản phẩm của Doanh nghiệp.

(Theo Vinaresearch)

Mặc dù mức độ theo dõi các kênh truyền thông Internet thường xuyên hơn nhưng người tiêu dùng tin tưởng cao hơn vào những lời khuyên từ gia đình, bạn bè. Đó là những nhà tư vấn chiến lược mà nhà sản xuất không phải trả tiền nhưng rất hiệu quả. Các quảng cáo từ website có thương hiệu, các quảng cáo trên kênh truyền thông truyền thống là Tivi, Báo giấy, Tạp chí, Radio. Nguyên nhân có thể là do những quảng cáo trên các phương tiện truyền thông truyền thống được kiểm duyệt chặt chẽ hơn so với quảng cáo trên Internet. Những quảng cáo không giấy phép, quảng cáo không đúng nội dung đã đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước, quảng cáo quá sản phẩm đăng tải trên Internet đã gây ảnh hưởng đến lòng tin người tiêu dùng.

(Theo Nielsen)

8. Mua sắm trực tuyến

Khảo sát của Google cho thấy, có 19% số người online có mua sắm trực tuyến, khoảng 6.8 triệu người, và 55% tìm kiếm thông tin online nhưng mua sắm offline. Thiết bị sử dụng để mua sắm online là PC/ Laptop (77%), Điện thoại thông minh (14%) và máy tính bảng (4%), 44% số người online chưa từng mua hàng trực tuyến nhưng có mong muốn mua hàng trên mạng trong vòng 12 tháng tới. Khi mua online, người mua thường cân nhắc, xem xét 1 đến 3 nhãn hiệu và nghiên cứu thông tin về sản phẩm qua Internet.

Vài năm trở lại đây, thói quen mua sắm trực tuyến ở Việt Nam đã được hình thành và ngày càng phát triển. Do đó, Internet ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình mua sắm.

Khảo sát của Nielsen cho thấy, 72% người tiêu dùng cho biết họ có tìm kiếm sản phẩm qua Internet, 59% so sánh giá với các sản phẩm khác và có tới 47% mua hàng trực tuyến. Đó cũng là xu thế và một kênh để TPCN Tỏi đen phát triển mạnh hơn.

Tài liệu/ nguồn tham khảo:

1. Hiệp hội Thực phẩm chức năng: http://vads.org.vn/

2. Báo cáo: Thực phẩm chức năng: Người tiêu dùng và hoạt động quảng cáo của doanh nghiệp

https://www.slideshare.net/nhomthatnice/bo-co-marketing-ngnh-thc-phm-chc-nng-2014

3. Cây thuốc dân gian: http://caythuocdangian.com/toi-den/

4. Top 5 mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng Việt

https://thebank.vn/blog/13234-top-5-moi-quan-tam-hang-dau-cua-nguoi-tieu-dung-viet.html

5. Tổng cục thống kê: https://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=217

6. http://oneoffice.com.vn/hinh-thuc-quang-cao-nao-duoc-ntd-tin-tuong-nhat-1307

7. Và một số tài liệu khác

Leave a Reply

error: Nội dung đã khóa !!