Theo báo cáo chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020, ngành xây dựng là ngành kinh tế đóng vai trò chiến lược quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Cùng với chính sách phát triển ngành, nhiều doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây lắp xây dựng, phát triển hạ tầng đã đạt được những kết quả kinh doanh tích cực với tốc độ tăng trưởng lên đến hai con số, như Công ty Cổ phần FECON, Công ty Cổ phần Tập đoàn xây dựng Hòa Bình…
THỰC TRẠNG NGÀNH XÂY LẮP XÂY DỰNG HIỆN NAY
Không giống như ngày sản xuất, hoạt động xây dựng mang nhiều tính chất của ngành dịch vụ, bao gồm quy trình thiết kế và thi công các công trình kiến trúc, và được thực hiện tại địa điểm theo yêu cầu cụ thể của khách hàng. Yếu tố quan trọng là sản phẩm phụ thuộc vào yêu cầu của khách hàng. Do đó, chuỗi giá trị mà các nhà thầu xây dựng phải thích nghi với các yêu cầu của sản phẩm đầu ra – điều này trái ngược với các ngành sản xuất thường có đầu ra quyết định bởi chuỗi giá trị (máy móc và dây chuyền sản xuất).
Ngành xây dựng hiện đại Việt Nam còn khá non trẻ với lịch sử chỉ hơn 60 năm, được đánh dấu bởi quá trình chuyển dịch từ kinh tế nhà nước sang kinh tế tư nhân. Hiện nay, ngành đang bước vào giai đoạn Tái cấu trúc với tốc độ tăng trưởng giảm dần nhưng áp lực cạnh tranh lại gia tăng. Tới năm 2023, dự kiến ngành xây dựng tăng trưởng trung bình 7.1%/năm với thị phần chính tới từ sản phẩm nhà không để ở. Ngược lại, xây dựng nhà ở và cơ sở hạ tầng dự kiến sẽ có tăng trưởng chậm vào giai đoạn này.
Từ đầu năm 2020, đại dịch Covid-19 đã làm ảnh hưởng rõ rệt đến nền kinh tế nói chung cũng như thị trường xây dựng nói riêng, đặc biệt là xây dựng bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, cũng do tác động của dịch bệnh này đối với Trung Quốc là khá nặng nề, kèm theo đó là hệ quả của chiến tranh Mỹ – Trung khiến xu hướng chuyển dịch đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam ngày càng tăng cao nên khu vực bất động sản công nghiệp lại đang có những hy vọng tăng trưởng tích cực.
Theo khảo sát với các giám đốc của các công ty xây dựng, trong giai đoạn 5 năm tới, hai mảng kinh doanh chủ yếu của ngành là xây dựng hạ tầng và xây dựng công nghiệp và phòng chống biến đổi khí hậu. Các doanh nghiệp xây dựng hạ tầng được hỗ trợ khi Chính phủ đẩy mạnh đầu tư công với hàng loạt các dự án đầu tư trọng điểm quốc gia, các công trình công nghiệp quy mô lớn, các dự án hạ tầng ngầm đô thị và các dự án điện gió và thủy lợi.
TÌNH HÌNH NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH XÂY LẮP XÂY DỰNG
Nhân công chỉ chiếm 20% chi phí xây dựng nhưng lại là yếu tố then chốt quyết định khả năng và chất lượng thi công của mỗi công trình. Sản phẩm đa dạng và môi trường hoạt động khó kiểm soát khiến cho phần lớn các hoạt động trong quy trình xây dựng đều cần đến con người.
Với phần lớn nhân lực là lao động phổ thông, ngành xây dựng sử dụng lao động thời vụ (lao động ngắn hạn) là chủ yếu. Theo khảo sát mới nhất của GSO, lao động thời vụ chiếm tới 60% lượng nhân lực trong các doanh nghiệp xây dựng. Việc sử dụng loại hình lao động này giúp tăng tính linh hoạt cho doanh nghiệp xây dựng – một yếu tố cạnh tranh quan trọng do khối lượng công việc của ngành thương không ổn định, có nhiều biến động cả về địa điểm và khối lượng công việc.
Theo Tổng cục Thống kê, ngành xây dựng tại Việt Nam sử dụng khoảng 4,3 triệu lao động trên 15 tuổi, đứng thứ 5 trong số các ngành kinh tế cả nước.
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Tuy nhiên, chỉ một phần rất nhỏ trong số những lao động này đã qua đào tạo. Cũng theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến quý IV/2019, có khoảng 13,2 triệu lao động trên 15 tuổi đã qua đào tạo, trong đó, tỷ lệ lao động ngành xây dựng đã qua đào tạo chỉ đạt 13,1%. Lượng lao động này chủ yếu là nhóm quản lý và kỹ thuật, vận hành máy móc. Vì vậy, dù chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng đây lại là nhóm nhân sự chủ chốt của doanh nghiệp xây dựng, ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng cạnh tranh của tổ chức.
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Theo số liệu của Bộ xây dựng, cơ cấu nguồn nhân lực của ngành gồm tỷ lệ cơ cấu kỹ sư, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân học nghề là 1:1,3:0,5, trong khi đó, với các nước trên thế giới tỷ lệ này là 1:4:10. Với tỷ lệ này, tại nhiều công trình lớn đang xảy ra cảnh lao động nông nhàn làm thay việc cho công nhân kỹ thuật. Thực trạng này là đáng báo động về nhu cầu nhân lực chất lượng cần được qua đào tạo bài bản, hiểu biết về nghề nghiệp, có chuyên môn và kỹ năng trong công việc, nhất là ở các cấp quản lý. Theo đánh giá, việc tổ chức đào tạo ở các cấp học còn nặng về lý thuyết, thiếu thời gian thực hành, không chú trọng việc nâng cao trình độ và kỹ năng chuyên môn cho các cấp quản lý. Thực trạng này được xem là một trong những nguyên nhân dẫn đến năng suất lao động thấp, tiến độ chậm, chất lượng sản phẩm còn kém, làm giảm sức cạnh tranh ngay trên thị trường nội địa, hạn chế năng lực khi tham gia vào thị trường quốc tế.
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG NGÀNH XÂY LẮP XÂY DỰNG
Tốc độ phát triển của hoạt động xây dựng quá nhanh, vốn đầu tư và số lượng công trình xây dựng đang trên đà tăng trưởng mạnh. Thế nhưng nhiều cơ chế, chính sách liên quan đến quản lý, tạo điều kiện phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế thị trường còn chưa theo kịp.
Sau đây là một số gợi ý giúp nâng cao chất lượng nhân lực ngành xây lắp xây dựng:
Thứ nhất, chú trọng đào tạo ngay tại các trường đại học, cao đẳng
Việc này sẽ giúp cho các doanh nghiệp có được đội ngũ lao động lành nghề ngay từ đầu, giảm chi phí đào tạo lại nhân lực sau khi vào làm việc. Không chỉ có vậy, nó còn hạn chế tình trạng “thừa thầy thiếu thợ’, quản lý phải làm công việc của kỹ thuật.
Thứ hai, định kỳ đánh giá tay nghề của đội ngũ lao động, tìm ra những điểm còn hạn chế trong tổ chức.
Từ đó, lãnh đạo doanh nghiệp sẽ có những giải pháp phù hợp nhằm thu hút nhân sự chất lượng cao, gia tăng sự hài lòng và cam kết của nhân viên. Cũng thông qua hoạt động đánh giá này, nhà quản lý có những điều chỉnh phù hợp nhằm gia tăng hiệu quả làm việc, giúp doanh nghiệp đạt mục tiêu đề ra.
Thứ ba, xây dựng và đề cao mô hình học tập ngay trong doanh nghiệp, nhất là đối với đội ngũ cán bộ quản lý cấp trung.
Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp ngành xây lắp xây dựng hiện nay đang quá chú trọng việc phát triển kinh doanh mà quên đi công tác đào tạo nội bộ. Việc này khiến cho chất lượng nguồn lao động giảm sút, doanh nghiệp lao đao khi không giữ chân được nhân tài. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần quan tâm nhiều hơn nữa đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý, từ việc phát triển năng lực lãnh đạo, đến việc nâng cao tư duy ra quyết định và giải quyết vấn đề.
KẾT LUẬN
Ngành Xây dựng là bộ phận quan trọng của nền kinh tế, có nhiệm vụ đi trước mở đường trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước, hướng tới mục tiêu đưa nước ta trở thành nước công nghiệp hóa hiện đại hóa. Để hoàn thành trọng trách đó, ngành cần được quan tâm phát triển về mọi mặt, đặc biệt là yếu tố nguồn nhân lực.
Thấu hiểu vấn đề của doanh nghiệp, OD CLICK đã xây dựng chương trình Phát triển kỹ năng nhà quản lý cấp trung chuyên nghiệp dựa trên hệ thống tư duy quản trị và kinh nghiệm làm việc với các doanh nghiệp xây lắp xây dựng điển hình như: Công ty Cổ phần Hawee cơ điện, Công ty Cổ phần xây dựng và thương mại An Phước… và nhiều doanh nghiệp xây dựng khác. Thông qua chương trình đào tạo, các nhà quản lý sẽ nâng cao được kỹ năng quản lý bản thân và quản lý nhân viên, biết cách khích lệ, truyền năng lượng tích cực đến với nhân viên để gia tăng hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh.
OD CLICK là đơn vị tư vấn, đào tạo hàng đầu đồng hành cùng doanh nghiệp quản trị nhân lực hiệu quả, giúp doanh nghiệp phát triển nguồn vốn con người, nâng cao vị thế trên thị trường thông qua các hoạt động tư vấn, đào tạo, bằng bề dày tri thức, kinh nghiệm doanh nghiệp và các phương pháp khoa học, thông qua những phân tích đánh giá khách quan, sự phối kết hợp chặt chẽ, tin cậy đối với doanh nghiệp.
OD CLICK tổng hợp
Nguồn tham khảo:
- Báo cáo ngành xây dựng 2019 – Tổng cục Thống kế
- https://baodautu.vn/thoi-van-nganh-xay-dung-nam-2020-d118971.html
- https://www.constructionplusasia.com/vi/the-impacts-of-covid-19-on-construction-business/
- https://dangcongsan.vn/xa-hoi/nhin-lai-tinh-hinh-lao-dong-va-viec-lam-2019-548623.html