Theo Udemy for Business, 71% chuyên gia nhân sự tin rằng nhân viên trong doanh nghiệp không có đủ kỹ năng cần thiết cho công việc hiện tại. Cũng theo một cuộc khảo sát vào năm 2019, 78% chuyên gia nhân sự cho rằng việc đào tạo và phát triển nhân viên là mối quan tâm lớn nhất của họ.

Thị trường kinh doanh đang thay đổi với tốc độ chóng mặt, điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải trở nên linh hoạt hơn và đáp ứng sự thay đổi này. Công nghệ chỉ đang thúc đẩy tốc độ thay đổi này thông qua những đổi mới trong các lĩnh vực như tự động hóa và trí tuệ nhân tạo. Các tổ chức hiện nay phải hỗ trợ và nâng cao nhân viên với tốc độ nhanh hơn, triển khai các trải nghiệm học tập nhanh chóng thu hẹp khoảng cách kỹ năng mềm và chuẩn bị cho tất cả mọi người, nhân viên và khách hàng trong tương lai.

Nhân sự là tài sản lớn nhất của mọi doanh nghiệp và là chìa khóa thành công cho mọi kế hoạch phát triển trong tương lai. Và đào tạo để đội ngũ nhân sự làm việc hiệu quả hơn trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt hiện nay là điều bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện, dù quy mô doanh nghiệp lớn hay nhỏ. 

Thế nhưng, đào tạo nội bộ như thế nào, với cách thức ra sao vẫn đang gây ra nhiều bối rối và lúng túng trong lựa chọn của các doanh nghiệp. Bởi nếu định hướng đào tạo không tạo ra được nhận thức đồng bộ (từ ban lãnh đạo, cấp quản lý, cho đến đội ngũ nhân viên), với đích đến là nâng cao năng lực đội ngũ và giải quyết vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải, thì chi phí đào tạo sẽ không được tận dụng, hay chính là chiến lược, chính sách của ban lãnh đạo không được áp dụng vào thực tiễn, đội ngũ nhân sự không hiểu và nắm vững các mục tiêu đề ra.

Phương thức tiếp cận mới – đào tạo theo hướng giải quyết vấn đề (problem-solving) mà OD CLICK đề cập trong bài viết này sẽ mang tới cho quý doanh nghiệp một cái nhìn sâu sắc hơn về công tác triển khai đào tạo nội bộ, từ bước xây dựng nhận thức đồng bộ, phát triển công cụ, chính sách theo các nhóm trọng tâm, cho đến điều chỉnh hệ thống tổng thế và triển khai diện rộng tại doanh nghiệp. Qua đó, không chỉ giúp doanh nghiệp xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản lý, mà còn nâng cao tính ổn định và hiệu quả hoạt động của tổ chức.

“PHÁT TRIỂN TỪ BÊN TRONG” LÀ CÁCH TỐT NHẤT VÀ ĐỠ TỐN CHI PHÍ NHẤT

Từ quan điểm nhân sự “phát triển năng lực bên trong tổ chức là cách tốt nhất để làm rõ vai trò của nhân viên trong công ty”. Theo Báo cáo Học tập tại doanh nghiệp năm 2019 của LinkedIn Learning, ngân sách cho đào tạo nhân sự tại mỗi doanh nghiệp ngày càng lớn. Theo chia sẻ của Aaron De Smet, Monica Mcgurk hay Elizabeth Schwartz – McKinsey&Company, trung bình các doanh nghiệp chi khoảng 100 tỷ USD/ năm cho việc đào tạo nhân sự để có thể cải thiện năng suất làm việc. Những nội dung đào tạo chủ yếu liên quan tới các nhóm kỹ năng trong công việc. Bởi xu hướng lớn nhất hiện nay trong xã hội nói chung là chuyển đổi kỹ thuật số. Vòng đời của một kỹ năng ngày một giảm dần (hầu hết kỹ năng cho công việc sớm trở nên lỗi thời sau 2,5 năm). Do đó, các tổ chức không ngừng cố gắng phát triển các kỹ năng phù hợp cho nhân viên.

Cũng trong bài nghiên cứu mới nhất của Exoplatform, những doanh nghiệp có kế hoạch đào tạo nhân sự bài bản sẽ có hoạt động hiệu quả hơn so với các doanh nghiệp khác, cụ thể:

Thứ nhất, phát triển năng lực từ bên trong tổ chức luôn tiết kiệm chi phí. Càng nhiều vị trí, chi phí tuyển dụng càng thấp, vì vậy tuyển dụng từ nhiều vị trí thấp hơn trong công ty sẽ tự động giảm chi phí tuyển dụng tổng thể, ngay cả sau khi đã tính đến việc thay thế vị trí đó.

Thứ hai, nó thường đơn giản và nhanh hơn nếu tuyển dụng người mới để mong chờ họ phải biết và hiểu tất cả mọi thứ về công ty trong một thời gian ngắn. Và theo thống kê nhóm nghiên cứu của Jim Collins, có hơn 90% các “Sĩ quan giỏi & Tướng tác chiến tinh nhuệ” mang lại hiệu quả cao cho công ty, vốn là những người được phát triển từ bên trong.

Cuối cùng, việc đào tạo nội bộ liên tục như vậy sẽ dẫn đến một đội ngũ nhân viên gắn kết và trung thành. Mặc dù, có thêm những “thành tố” mới là điều cần thiết nhưng không phải là tất cả.

Một trong những ví dụ điển hình về việc chú trọng đào tạo và trang bị kiến thức ta có thể thấy được là ở IBM. Với việc bỏ ra nửa tỷ USD mỗi năm cho việc đào tạo, đến nay mỗi nhân viên tại IBM dành ra trung bình 60 giờ để học tập, thậm chí có những cá nhân còn dành thời lượng gấp đôi con số này. Một nửa số nhân viên tại IBM, tương đương với 370.000 người đã nhận được 720.000 huy hiệu số và con số này vẫn không ngừng tăng lên. Quan trọng hơn, với mục tiêu đặt trải nghiệm khách hàng lên hàng đầu, IBM đã đào tạo để hơn 80% lượng nhân viên có kỹ năng thành thạo, góp phần hỗ trợ khách hàng giải quyết những khúc mắc khi phối hợp với IBM. Với IBM, việc học không còn là điều ép buộc mà đã thực sự trở thành văn hóa mà bất kỳ IBM-er nào cũng sẵn sàng thực hành. 

Nhìn chung, phát triển năng lực cho nhân viên luôn bắt nguồn từ nhu cầu của công ty và phải là một vòng lặp được thực hiện liên tục. Việc giới thiệu các cơ hội học tập thông qua một môi trường làm việc khuyến khích sự tự hoàn thiện sẽ tối đa hóa giá trị của tất cả các chương trình đào tạo.

ĐÀO TẠO THEO HƯỚNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ –  GIẢI PHÁP CỐT LÕI TRONG PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC

Bryan Caplan, giáo sư kinh tế tại Đại học George Mason, đồng thời là tác giả của The Case Against Education, nói trong cuốn sách của mình rằng đào tạo thường không tập trung quá nhiều về việc học các kỹ năng công việc hữu ích, bỏ quên những hiệu quả có thể nhìn thấy được, hoặc các “dấu hiệu” của kết quả.

Thực tế, những mô hình đào tạo được đánh giá cao trên thế giới không hẳn phải là những dự án tầm cỡ to lớn, mà điểm mấu chốt là chúng giải quyết rốt ráo được một vấn đề cụ thể nào đó cho tổ chức. Theo thống kê năm 2016 của McKinsey, chỉ có 11% trong 510 lãnh đạo cấp cao toàn cầu cho rằng các chương trình phát triển lãnh đạo đã mang lại kết quả mong muốn.

Bên cạnh đó, Dimitrios Koufo Poulos, từ University of London đã nhận định: “Những tổ chức thành công ở kỷ nguyên số là những tổ chức có cơ cấu và hệ thống quản trị linh hoạt, cũng như thường xuyên tái tạo khả năng và năng lực sao cho có thể duy trì tốt lợi thế cạnh tranh trong môi trường kinh doanh thay đổi bất thường.” Để làm được điều này, yếu tố tiên quyết là đầu tư vào phát triển tổ chức (organizational development). Phát triển tổ chức bắt đầu từ Lãnh đạo và đích đến là Năng lực tổ chức, khả năng của doanh nghiệp trong việc chuyển đổi con người, nguồn lực, công nghệ, thành sức cạnh tranh vượt trội trên thị trường, trong đó đề cao vai trò của Năng lực lãnh đạo và Văn hóa tổ chức.

Đào tạo ngày nay không phải là hoạt động đơn lẻ, tách biệt mà là mắt xích vô cùng quan trọng trong tiến trình thay đổi nhận thức, duy trì cam kết nhân sự và hướng đến tư duy phát triển dài hạn của doanh nghiệp. Vai trò của Đào tạo là tạo dựng một nền tảng tư duy và góc nhìn chung đối với từng thành viên trong doanh nghiệp, nâng cao năng lực cho mỗi cá nhân, gia tăng động lực và cam kết trong nhân sự, đảm bảo sự thấu hiểu và cùng hướng đến chiến lược chung của tổ chức. 

Dưới đây là quy trình đào tạo theo hướng giải quyết vấn đề được OD CLICK thiết kế chuyên biệt cho doanh nghiệp với trọng tâm là phát triển tổ chức. 

Quy trình triển khai đào tạo nhằm đảm bảo đem lại chất lượng nội dung phù hợp với yêu cầu phát triển nguồn vốn nhân lực của doanh nghiệp, tối ưu hóa hiệu quả đầu tư trong cả ngắn và dài hạn, được quản lý theo 2 giai đoạn.

Giai đoạn 1: Xây dựng hoàn thiện nền tảng quản lý 

Bước 1: Khảo sát đánh giá và chẩn đoán thực trạng của doanh nghiệp

Khảo sát phân tích – đánh giá tổ chức là bước tiền đề nhằm xác định chính xác vấn đề của doanh nghiệp, quyết định đến thành – bại của kế hoạch hỗ trợ. Tuy nhiên, hoạt động này đa phần chưa được các doanh nghiệp quan tâm đúng mức, điều này không những dẫn đến kết quả cuối cùng của dự án không đạt được như kỳ vọng của Ban lãnh đạo mà còn gây hao tốn rất nhiều nguồn lực như: Tài chính, Thời gian và Con người của tổ chức. Do vậy, doanh nghiệp cần chú trọng nội dung khảo sát, đánh giá này và coi đây là mấu chốt, quyết định đến phần lớn thành công của toàn bộ dự án.

Qua đó, giúp bên đào tạo nắm được bức tranh tổng thể về hoạt động của doanh nghiệp và các vấn đề cấp thiết trong phát triển nguồn nhân lực. Tiếp đến, xác định các vấn đề trọng tâm, mục tiêu chính mà chương trình cần đạt được trong việc nâng cao kiến thức, kỹ năng và thái độ tích cực của người học. Từ đó, phối hợp với bộ phận nhân sự/ đào tạo xây dựng và hoàn thiện nội dung đào tạo phù hợp nhất với nhu cầu phát triển nguồn vốn nhân lực của doanh nghiệp. 

Bước 2: Đào tạo nâng cao năng lực và kỹ năng chuyên nghiệp

Các mục tiêu chiến lược chỉ được triển khai hiệu quả thông qua các kỹ năng làm việc chuyên nghiệp của đội ngũ nhân sự. Các kỹ năng làm việc chuyên nghiệp của đội ngũ nhân sự sẽ giống như cát, sỏi, gạch, đá, xi măng, gắn kết với bộ khung, để tạo nên ngôi nhà hoàn chỉnh, với công năng và vẻ đẹp như thiết kế. 

Sau khi thiết lập được mục tiêu đào tạo cho chương trình đào tạo cụ thể ở Bước 1, đội ngũ chuyên gia sẽ nghiên cứu, phân tích và thiết kế nội dung chương trình đào tạo sao cho đảm bảo tối ưu về nội dung, thời lượng, thời gian, nhằm mang lại hiệu quả tối ưu cho sự đầu tư của doanh nghiệp. Thu thập đánh giá chất lượng đào tạo từ chính học viên tham gia khóa học, giảng viên, trợ giảng và bộ phận nhân sự/ đào tạo của doanh nghiệp, ngay sau khi kết thúc lớp đào tạo. 

Mục tiêu của chương trình đào tạo nhằm xây dựng nhận thức đồng bộ cho đội ngũ nhân sự của doanh nghiệp về những vấn đề mà tổ chức đang gặp phải; tiếp thu những kiến thức nhất quán trong việc triển khai các giải pháp khắc phục. Từ đó, đưa giải pháp vào triển khai, cam kết thực hiện trong từng bộ phận, phòng ban. Tránh trường hợp các chiến lược, chính sách đã đề ra vẫn “nằm trên giấy” mà nhân sự không hiểu hoặc không đưa vào thực tiễn. 

Sự thành công của một chương trình đào tạo phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó, quan trọng nhất chính là yếu tố truyền thông nội bộ. Tổ chức cần xem các chương trình đào tạo như sự phát triển văn hóa công ty, để từ đó tạo ra những cuộc thảo luận về các chương trình này một cách thường xuyên. Cùng với đó, lãnh đạo là người cần trải nghiệm chương trình trước tiên để có thể đưa ra những nhận định và truyền đạt lại những điều thú vị từ khóa học có các cấp nhân viên. Đó cũng là phương pháp hữu hiệu để tạo động lực cho nhân viên nâng cao tinh thần phát triển bản thân và kỹ năng.

Bước 3: Đánh giá xác định nội dung triển khai trọng tâm

Sau khi trang bị nhận thức đồng bộ cho doanh nghiệp, ở bước này, đội ngũ chuyên gia phối hợp với doanh nghiệp tổng kết rút ra những vấn đề trọng tâm cần triển khai sau đào tạo, cụ thể: 

  • Bộ phận giám sát chất lượng đào tạo xử lý và đưa vào báo cáo tổng thể, trong đó thể hiện rõ: mức độ đạt được mục tiêu đặt ra, ưu điểm, hạn chế cũng như các đề xuất từ chính học viên và giảng viên
  • Chuyên gia đối thoại, thảo luận, làm rõ các nguyên nhân, lý giải vấn đề gặp phải, các nhóm nội dung trọng tâm tâm cần triển khai để cải thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức.
  • OD CLICK tiếp tục theo dõi và hỗ trợ bằng các kênh kết nối đa dạng nhằm nắm bắt được thông tin và tình hình doanh nghiệp kịp thời, luôn sẵn sàng hỗ trợ theo yêu cầu doanh nghiệp. 

Giai đoạn 2: Triển khai phát triển đồng bộ

Nếu giai đoạn 1 nhằm mục đích xây dựng tư duy, nhận thức đồng bộ cho đội ngũ nhân sự về những vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải, thì giai đoạn 2 đóng vai trò giúp nhân sự tiếp thu những kiến thức và nhất quán trong triển khai, từ đó đưa vào triển khai, cam kết thực hiện ở mức độ cá nhân, phòng ban và tổ chức.

Bước 1: Phát triển công cụ, chính sách theo các nhóm trọng tâm dưới sự cố vấn của chuyên gia

Chuyên gia tư vấn phối hợp cùng doanh nghiệp phát triển các công cụ, chính sách theo các nhóm vấn đề trọng tâm được hai bên thống nhất, lựa chọn nhằm thay đổi, nâng cao năng lực tổ chức.

Bước 2: Điều chỉnh hệ thống tổng thể và triển khai diện rộng

Không có bất cứ quy trình, chính sách nào có thể vận hành hiệu quả, trơn tru nếu chỉ dựa trên những mô hình lý thuyết cả. Do đó, để triển khai trong thực tế, chuyên gia tư vấn phối hợp với doanh nghiệp mô hình hóa các yếu tố thiết yếu trong công cụ, chính sách thành các bản mô tả. Các bản mô tả này có thể được lưu trữ và truyền đạt lại tới đội ngũ nhân viên, đóng vai trò làm khung tham chiếu để họ có thể ứng dụng và điều chỉnh công việc thực tế sao cho đạt được những kết quả tốt nhất.

Để quy trình triển khai trên toàn tổ chức diễn ra được chặt chẽ, nguồn lực con người – các đối tượng tham gia trực tiếp tiến hành phải được phân chia vai trò phù hợp và hiệu quả. Đồng thời, bên tư vấn sẽ có kế hoạch theo dõi hỗ trợ, huấn luyện kèm cặp (Coaching).

Bước 3: Tổng kết, đánh giá, tiếp tục theo dõi hỗ trợ

Đơn vị tư vấn xác định các phương pháp kiểm soát, kiểm tra liên tục, nhằm đánh giá mức độ tối ưu và đưa những cải thiện phù hợp cho bộ máy vận hành của doanh nghiệp. Theo dõi và hỗ trợ bằng các kênh kết nối đa dạng nhằm nắm bắt được thông tin và tình hình doanh nghiệp kịp thời, luôn sẵn sàng hỗ trợ theo yêu cầu doanh nghiệp. 

SỰ KHÁC BIỆT TRONG ĐÀO TẠO CỦA OD CLICK

OD CLICK là công ty tư vấn chuyên nghiệp về phát triển tổ chức và chiến lược, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh và năng lực cho đội ngũ nhân sự. Sứ mệnh của chúng tôi là “Khơi dậy tiềm năng, giá trị, sức sáng tạo của các nhà lãnh đạo và các tổ chức vì sự phát triển bền vững”. Với mỗi chuyên đề đào tạo, OD CLICK luôn nỗ lực để truyền tải và chuyển giao tư duy, thái độ tích cực cho học viên, mang lại sự gắn kết cao trong nội bộ, củng cố thêm văn hóa doanh nghiệp, và tất cả những triết lý trên đều hướng đến sự phát triển dài hạn. Với tư duy mới “đào tạo gắn liền với tư vấn”, “đào tạo hướng đến mục tiêu giải quyết vấn đề cho doanh nghiệp”, các hoạt động tư vấn và đào tạo mang tính bổ sung, gắn kết, đáp ứng các yêu cầu phát triển mang tính tổng thể và liên tục của doanh nghiệp.

Với triết lý “ Trách nhiệm cao nhất đối với lợi ích của khách hàng, chân thành trong ứng xử và cam kết dài hạn với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp”, OD CLICK cam kết chất lượng dịch vụ bằng các nguyên tắc và quy trình giám sát chặt chẽ.

Thứ nhất, giúp đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp nhận thức rõ vai trò của bản thân trong việc định hướng hoạt động của tổ chức, cũng như cách thức xây dựng hình ảnh là người lãnh đạo mẫu mực, chuyên nghiệp ảnh hưởng tích cực tới đội ngũ nhân sự trong toàn tổ chức.

Thứ hai, thông qua các chuyên đề đào tạo, đội ngũ cán bộ nhân sự tại doanh nghiệp chuyển từ tư duy, thói quen làm cũ sang phong cách làm việc cũng như phương pháp triển khai công việc theo hướng mới, hệ thống và hiệu quả hơn.

Thứ ba, đội ngũ nhân sự được trang bị các phương pháp, công cụ hiện đại, ứng dụng các kỹ năng đã được học vào công việc thường nhật theo từng chuyên đề chuyên biệt.

Tất cả các chương trình đào tạo và tư vấn của OD CLICK không nhằm mục đích “làm thay” cho nhà lãnh đạo hay tổ chức, chúng tôi hướng đến việc đánh thức tiềm năng của đội ngũ nhân sự và gợi mở tư duy, tìm ra hướng phát triển bền vững cho doanh nghiệp, đúng với tinh thần hỗ trợ doanh nghiệp “Phát triển từ bên trong”. 

Theo khảo sát của McKinsey, đa số các lãnh đạo doanh nghiệp đều cho rằng đào tạo năng lực nhân viên gắn liền với chiến lược phát triển công ty. Tuy nhiên, chưa đến 65% trong số họ có mục tiêu kế hoạch cụ thể cho chức năng quan trọng này.

Theo một báo cáo từ US Bureau of Economic Analysis, các công ty trên toàn cầu đã chi 370,3 tỷ USD cho hoạt động Đào tạo và Phát triển. Nhưng thật bất ngờ khi:

  • 75% trong số 1.500 nhà quản lý được khảo sát từ hơn 50 tổ chức không hài lòng với hoạt động đào tạo của công ty họ
  • 70% nhân viên cho rằng họ không nắm vững các kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc của mình
  • Chỉ có 12% nhân viên áp dụng các kỹ năng mới học được trong các chương trình đào tạo vào công việc của họ

Như vậy có thể thấy, đào tạo không hiệu quả dẫn tới sự lãng phí cực lớn về mặt tài chính mà chúng ta có thể nhìn thấy bằng con số. Nó gây lãng phí về nguồn nhân lực khi họ không được cung cấp những kiến thức, kỹ năng cần thiết để đáp ứng đúng yêu cầu công việc. 

Lựa chọn phương thức đào tạo không phù hợp, giải pháp triển khai đào tạo của bên đào tạo chưa tối ưu hiệu quả là hai trong số rất nhiều nguyên nhân khiến hoạt động đào tạo của doanh nghiệp không phát huy được hết sức mạnh của nó. Đào tạo thực sự hiệu quả là cách góp phần giúp nâng cao năng lực làm việc, lập kế hoạch, phối hợp, cộng tác trong doanh nghiệp. Nó trực tiếp giúp hoàn thiện hệ thống quản lý của doanh nghiệp, nâng cao tính ổn định và hiệu quả hoạt động của tổ chức.

Thấu hiểu băn khoăn của nhà lãnh đạo trong việc giải quyết bài toán tối ưu vận hành và quản trị doanh nghiệp, với vai trò là công ty tư vấn chiến lược, tư vấn phát triển tổ chức chuyên nghiệp, OD CLICK cung cấp các dịch vụ tư vấn chuyên sâu theo đặc điểm từng khách hàng. Chúng tôi thấu hiểu những áp lực của các doanh nghiệp trong môi trường kinh tế nhiều biến động, buộc các tổ chức phải liên tục đổi mới để nắm bắt cơ hội thị trường. Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm Tư vấn, Đào tạo về Chiến lược, Nhân sự, Phát triển tổ chức của OD CLICK luôn sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp giải quyết những khó khăn, đưa ra giải pháp giúp doanh nghiệp phát triển bền vững trong môi trường cạnh tranh.

OD CLICK biên tập


Nguồn tham khảo:

  1. https://about.udemy.com/udemy-for-business/udemy-for-business-releases-corporate-training-survey/
  2. https://www.researchgate.net/publication/331109960_The_Case_Against_Education_by_Bryan_Caplan
  3. https://www.econlib.org/education-is-a-passport-to-the-real-training/
  4. https://learning.linkedin.com/content/dam/me/business/en-us/amp/learning-solutions/images/workplace-learning-report-2019/pdf/workplace-learning-report-2019.pdf
  5. https://www.mckinsey.com/business-functions/organization/our-insights/getting-more-from-your-training-programs
  6. https://www.exoplatform.com/knowledge-management-software/improve-employee-training/
  7. https://www.mckinsey.com/business-functions/organization/our-insights/do-your-training-efforts-drive-performance
  8. https://www.bbc.com/worklife/article/20170503-why-so-many-companies-get-training-wrong

error: Nội dung đã khóa !!