FOLLOW UP TRAINING

Cuộc sống của mỗi người luôn là sự vận động của một chuỗi các sự kiện, đôi mắt, đôi tai phải tiếp nhận liên tục thông tin cho bộ não bộ xử lý. Vậy làm thế nào để các thông tin chúng ta học tập được lưu giữ tối đa. Bản thân là một công ty Tư vấn và Đào tạo, chúng tôi luôn luôn quan tâm đến sự lưu giữ kiến thức của học viên ứng dụng vào việc thay đổi nhận thức và hành vi sang chiều hướng tích cực có lợi cho chính cá nhân hướng đến lợi ích tập thể, Tại OD CLICK, quy luật 70 – 20 – 10 luôn được truyền đạt đến học viên một cách thấu đáo. Quy tắc này nhằm giúp học viên hiểu được tầm quan trọng của việc lưu giữ kiến thức thông qua thực hành và sự nhắc lại luôn luôn.

70% học tập của chúng ta đến từ các bài tập thử thách và trong kinh nghiệm thực tế làm việc;

20% học tập của chúng ta được phát triển từ các mối quan hệ của chúng ta với những người khác;

Và chỉ có 10% học tập của chúng ta có nguồn gốc từ đào tạo, chẳng hạn như các khóa học và hội thảo.

Thực tế để đầu tư cho nhân viên của mình tham gia một khóa đào tạo, doanh nghiệp đó phải đầu tư nguồn lực không hề nhỏ, thấu hiểu những trăn trở về tính hiệu quả sau đào tạo của Lãnh đạo các doanh nghiệp, OD CLICK luôn chú trọng đến hoạt động “Follow up training – Theo dõi sau đào tạo” để giúp tối ưu khả năng ghi nhớ và áp dụng kiến thức tối đa vào thực tế doanh nghiệp. Vậy “Follow up training” như thế nào là hiệu quả, và khi nào thì nên thực hiện nó và căn cứ vào đâu mà OD CLICK chúng tôi thực hiện hoạt động này?

Tất cả đều dựa trên cơ sở khoa học, năm 1985 sau nhiều nỗ lực nghiên cứu về trí nhớ thì nhà tâm lý học nổi tiếng người Đức, Hermann Ebbinghaus đã công bố đồ thị của “trí quên” được gọi là FORGETING CURVE – tạm dịch là “Đường cong quên lãng” và SPACED REPITATION – “Sự nhắc lại ngắt quãng”. Theo đồ thị “Đường cong quên lãng” thì khả năng gợi nhớ của chúng ta về bất kỳ một thông tin nào cũng sẽ giảm dần theo thời gian.

Nghiên cứu của ông cũng chỉ ra rằng:

  • Thật khó để ghi nhớ tài liệu ít hoặc không có ý nghĩa đối với người học
  • Số lượng tài liệu cần phải học càng lớn thì càng mất nhiều thời gian để học nó
  • Việc học lại sẽ dễ dàng hơn là học tập lần đầu tiên
  • Học tập hiệu quả hơn khi được giãn cách theo từng khung thời gian hơn là thực hiện trong một lần học lại toàn bộ
  • Tỷ lệ quên là cao nhất khi một cái gì đó được học đầu tiên, và chậm lại theo thời gian

Nhìn vào biểu đồ trên, chúng ta thấy rất rõ việc mô tả sự quên kiến thức của con người

Chúng ta quên 42% kiến thức sau 20 phút

Chúng ta quên 56% kiến thức sau 1 giờ

Chúng ta quên 67% kiến thức sau 1 ngày

Chúng ta quên 72% kiến thức sau 2 ngày học

Và sau 1 tháng 79% kiến thức bị mất đi

Vậy liệu rằng sau 2 tháng, 3 tháng kiến thức chúng ta được học sẽ còn bao nhiêu trong trí nhớ??

Để khắc phục sự “quên lãng” kiến thức đó, SPACED REPITATION (Sự nhắc lại ngắt quãng) mô tả “thời điểm vàng” để nhắc lại kiến thức đã học, giúp chúng ta nhớ kiến thức đã học một cách hiệu quả.

Để nhớ thật nhanh chúng ta nên ôn lại kiến thức tối thiểu 4 lần: 

Lần 1: Ngay tại lớp học

Lần 2: Sau 10 – 20 phút học

Lần 3: 24 giờ sau đó

Lần 4: Một tuần hoặc sớm hơn kể từ khi kết thúc lớp học

Để khắc ghi kiến thức được sâu sắc và dài hạn hơn chúng ta ôn lại tối thiểu sau 7 lần:

Lần 1: Ngay tại lớp học

Lần 2: Sau 10 – 20 phút học

Lần 3: 24 giờ sau đó

Lần 4: Một tuần hoặc sớm hơn kể từ khi kết thúc lớp học

Lần 5: Từ 2 – 3 tuần hoặc sớm sau đó

Lần 6: 1 tháng hoặc sớm hơn

Lần 7: Sau 3 tháng hoặc sớm hơn.

Ý thức rất rõ tầm quan trọng của quy luật quên của bộ nhớ con người và thời điểm vàng cho các lần nhắc lại kiến thức, đội ngũ giảng viên OD CLICK thường xuyên:

Thứ nhất, luôn tổng kết kiến thức trước khi kết thúc ngày đào tạo, học viên được gợi mở để chia sẻ và ghi lại những điều tâm đắc hoặc nội dung quan trọng mình đã ghi nhớ được;

Thứ hai, khảo sát kiến thức sau một tuần áp dụng, đánh giá tính khả thi của các kiến thức đã học vào thực tế, như một các giúp người học hình dung lại những gì đã học và kịp thời hỗ trợ nếu học viên có bất kỳ câu hỏi thắc mắc hay khó khăn cần được trợ giúp;

Thứ ba, khảo sát sau một tháng đào tạo, đánh giá về thay đổi nhận thức và hành vi của học viên đồng thời đề xuất các phương pháp giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng hoạt động;

Thứ tư, Theo dõi và trao đổi định kỳ sau 3 và 6 tháng đào tạo, đảm bảo tính hiệu quả của việc đào tạo đến chất lượng “sức khỏe” của tổ chức.

 

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. http://stuff4educators.com/index.php?p=1_161_Forgetting-Curve
  2. wranx.com/ebbinghaus-forgetting-curve
  3. https://www.linkedin.com/pulse/whats-forgetting-curve-how-improve-your-memory-dr-dovi-weiss/
  4. Nguồn: Bình Trainer | fb/binh.phamvan.56

Leave a Reply

error: Nội dung đã khóa !!