LÃNH ĐẠO GẮN KẾT ĐỘI NGŨ

 

Trong một số ra mới của mình, The Gallup Management Journal đã công bố những chỉ số  giật mình về mức độ găn kết của nhân viên tại Mỹ. Kết quả cuộc khảo sát cho thấy chỉ có 29% nhân viên cam kết mạnh mẽ với công việc của họ. Những nhân viên này làm việc với niềm đam mê và cảm thấy một kết nối sâu sắc với công ty. Họ đang tích cực tham gia giúp đẩy mạnh tốc độ phát triển của tổ chức về phía trước. 54% nhân viên không cam kết. Những nhân viên này về cơ bản đã muốn ra khỏi tổ chức, họ giống như người mộng du trong suốt ngày làm việc và dành thời gian – nhưng không phải đam mê – vào công việc của họ. Họ làm việc chỉ với mục tiêu hoàn thành công việc được giao. 17% nhân viên còn lại không những không cam kết mà còn tạo ra hiệu ứng tiêu cực tới công việc chung và các thành viên khác. Những nhân viên này kêu ca về những bất hạnh của họ, làm giảm đi những nỗ lực của đồng nghiệp.

Mặc dù chỉ có một tỷ lệ nhỏ nhân viên cam kết cao, nhưng họ có thể mang lại phần lớn lợi ích cho công ty. 84% trong số đó tin tưởng họ có thể tác động tích cực đến chất lượng của các sản phẩm, chất lượng dịch vụ khách hàng và giảm thiểu chi phí. Vậy thì, làm thế nào để khuyến khích nâng cao cam kết cho nhân sự và gia tăng những lợi ích này? Bài viết dưới đây gợi ý 10 chữ “C” giúp lãnh đạo gắn kết đội ngũ.

  1. Kết nối (Connect)

Để nhân viên cảm thấy được kết nối với một công ty, các nhà lãnh đạo phải cho thấy rằng họ coi trọng nhân viên. Các sáng kiến ​​tập trung vào nhân viên như thúc đẩy cân bằng công việc/cuộc sống rất quan trọng, nhưng bất kỳ rạn nứt nào trong mối quan hệ với quản lý đều có thể dẫn đến sự cam kết thấp hơn. Ví dụ như CEO của WestJet, Clive Beddoe, chấp nhận lùi lịch phát biểu để dành nhiều thời gian hơn cho việc trao đổi và trả lời những câu hỏi trong cuộc họp với nhân viên. Đổi lại, nhân viên cảm thấy được trân trọng và yêu quý công ty hơn.

Một công cụ chính có thể giúp quản lý kết nối với nhân viên trong tổ chức là mạng nội bộ. Đây là cách tuyệt vời để truyền đạt tầm nhìn của công ty và xây dựng văn hóa công ty.

  1. Sự nghiệp (Career)

Một nhà lãnh đạo giỏi có thể cân bằng việc giao cho nhân viên những nhiệm vụ đầy thách thức và những công việc dễ dàng để họ có đủ tự tin vượt qua các nhiệm vụ này. Nếu một công ty không cung cấp kiến ​​thức, hoặc các công cụ phù hợp, để đạt được (hoặc vượt quá) mục tiêu của họ, nhân viên có thể mất động lực, và do đó, giảm sự gắn kết với công việc của họ. Bằng cách có một trang web E-Learning và Onboarding trên mạng nội bộ của bạn, bạn có thể trao quyền cho nhân viên để có được kiến ​​thức và sự tự tin, thực hiện công việc của họ và vượt qua thử thách. Hầu hết mọi nhân viên đều mong muốn được làm những công việc mới, mang tính thách thức và có ý nghĩa với cơ hội phát triển nghề nghiệp cho họ. Đây là yếu tố quan trọng giúp nhân sự có động lực làm việc mỗi ngày.

  1. Rõ ràng (Clarity)

Một công ty cần có một tầm nhìn rõ ràng để nhân viên có thể hiểu làm thế nào các mục tiêu cá nhân của họ có thể giúp đạt được các mục tiêu của công ty. Tại sao lại đưa người chơi vào trò chơi nếu họ không biết trò chơi của họ để làm gì? Bạn đầu tư rất nhiều vào nhân viên của mình và cung cấp cho họ các công cụ để thành công, chẳng hạn như mạng nội bộ của bạn, vì vậy hãy đảm bảo rằng các công cụ đó có các hướng dẫn phù hợp để đạt được thành công. Thành công trong cuộc sống và trong công việc được xác định bằng sự rõ ràng của các cá nhân về định hướng, mục tiêu và cách thức thực hiện.

  1. Truyền đạt (Convey)

Nhà lãnh đạo cần truyền đạt rõ kỳ vọng về nhân viên và cung cấp thông tin phản hồi suốt quá trình làm việc. Một nhà lãnh đạo giỏi sẽ làm việc với nhân viên của họ hàng ngày, phân tích điểm mạnh và ghi nhận những cải tiến, truyền cảm hứng cho nhóm tiếp tục phát triển. Một công cụ tuyệt vời để theo dõi các cải tiến của nhân viên là Kiểm tra trực tuyến. Khi nhân viên phát triển trong một công ty, họ sẽ học hỏi ngày càng nhiều. Kiểm tra trực tuyến sẽ củng cố nhân viên ngày càng tăng kiến ​​thức và bất kỳ câu hỏi nào chưa biết sẽ trở thành cơ hội học tập.

  1. Chúc mừng (Congratulate)

Khi nói đến phản hồi, nhân viên tin rằng họ nhận được phản hồi kém gần như ngay lập tức, trong khi khen ngợi hoặc công nhận cho các kết quả vượt trội ít phổ biến hơn và chậm hơn. Một công cụ mạng nội bộ quan trọng có thể ghi nhận những đóng góp tích cực ngay lập tức cho công việc được thực hiện tốt. Nhà lãnh đạo giỏi biết cách khen ngợi nhân viên, và họ làm điều này thường xuyên.

  1. Đóng góp (Contribute)

Một nghiên cứu cho thấy rằng nâng cao hiệu suất có thể có được khi một nhân viên hiểu được mối liên hệ giữa công việc của họ và các mục tiêu của công ty, hay thái độ của họ đối với công ty đã tác động đến dịch vụ khách hàng, và khi một nhân viên có thái độ tích cực, họ sẽ cải thiện công việc của mình. Những yếu tố này dẫn đến sự hài lòng của khách hàng và tăng trưởng doanh thu tốt hơn. Khi nhìn thấy những đóng góp của mình góp phần vào thành công chung của tổ chức, nhân sự sẽ mong muốn  gắn kết và đóng góp nhiều hơn.

  1. Kiểm soát (Control)

Nếu một quyết định của công ty sẽ ảnh hưởng đến cách mà một nhân viên làm công việc của họ, họ có thể cảm thấy như họ đang mất kiểm soát đối với việc hoàn thành công việc của họ. Ở những nơi làm việc với phong cách quản lý mở, nhân viên được tham gia quá trình ra quyết định, nó có tác động tích cực đến sự cam kết, tăng niềm tin và kết quả là nhân viên làm chủ các vấn đề và giải pháp của họ.

  1. Cộng tác (Collaborate)

Khi nhân viên làm việc theo nhóm, niềm tin, sự hợp tác và có thể cho phép nhân viên làm việc tốt hơn các cá nhân độc lập hay những nhóm có mối quan hệ không tốt. Các nhà lãnh đạo tạo ra môi trường để mọi thành viên có sự tin cậy và sẵn sàng hợp tác.

 

  1. Tín nhiệm (Credibility)

Nhân viên muốn làm việc cho một công ty mà họ tự hào, một lãnh đạo đáng tin cậy, có danh tiếng tốt, và tiêu chuẩn đạo đức cao. Làm thế nào bạn có thể truyền đạt uy tín của công ty bạn cho các nhân viên đã giúp bạn đạt được nó? Sử dụng truyền thông nội bộ là phương pháp tốt trong xây dựng thương hiệu đối với nhân viên.

  1. Tự tin (Confidence)

Sự tự tin, không nhất thiết phải được áp dụng, nó là kết quả của việc thực hiện 9 chữ C ở trên. Khi bạn có nhân viên cam kết, công ty có mục tiêu rõ ràng, một phương pháp để truyền đạt sự đánh giá cao và uy tín của một thương hiệu, bạn trở thành hình mẫu cho các tiêu chuẩn đạo đức và làm việc thì sự tự tin sẽ thể hiện rõ ràng trong tổ chức của bạn.

Trong điều kiện môi trường VUCA, sức mạnh của doanh nghiệp đến từ nội tại. Xây dựng đội ngũ cam kết là chìa khóa thành công cho mọi tổ chức.

 

Tài liệu tham khảo:

https://icthrive.com/blog/10-cs-of-employee-engagement/

https://www.snacknation.com/guides/definitive-guide-employee-engagement/

https://www.forbes.com/sites/mikekappel/2018/01/04/how-to-establish-a-culture-of-employee-engagement/

Leave a Reply

error: Nội dung đã khóa !!