NÂNG CAO QUẢN TRỊ HIỆU SUẤT TRONG DOANH NGHIỆP

Quản trị hiệu suất – điểm yếu hầu hết của các doanh nghiệp Việt

Việt Nam được đánh giá có năng suất lao động rất thấp so với khu vực và trên thế giới. Chúng ta đứng thứ 75 trên 133, trong khi Thái Lan là 36, Malaysia là 24 và Singapore là 3. Năng suất lao động Việt Nam thấp hơn Indonesia 10 lần, Malaysia 20 lần, Thái Lan 30 lần và Nhật Bản tới 135 lần.

Mr. Christophe Desriac – CEO của Microsoft Việt Nam đã nói trong buổi thảo luận về chủ đề “Performance Managerment”: “Tại Microsoft, để xây dựng được văn hóa làm việc hiệu suất cao và giúp mọi người phát triển thì vai trò của người lãnh đạo quản lý rất là quan trọng và quyết định đến năng suất của tổ chức”. Chúng ta biết rằng, năng suất lao động của mỗi cá nhân tạo ra năng suất lao động của tổ chức. Năng suất lao động của nhân viên phụ thuộc chủ yếu vào năng lực (bao gồm kiến thức, kỹ năng, thái độ, và hành vi), động lực làm việc (bao gồm môi trường làm việc và các chính sách đãi ngộ). Như vậy, để phát triển năng suất lao động cao cho tổ chức thì trước hết cần phát triển hiệu suất lao động của mỗi cá nhân và nâng cao trách nhiệm của nhà lãnh đạo, quản lý.

Quản trị hiệu suất là một quá trình trao đổi liên tục giữa người giám sát và nhân viên diễn ra trong suốt cả năm, để hỗ trợ hoàn thành các mục tiêu chiến lược của tổ chức. Quá trình giao tiếp bao gồm làm rõ các kỳ vọng, đặt ra mục tiêu, xác định mục tiêu, cung cấp phản hồi và xem xét kết quả.

Tại sao quản trị hiệu suất lại được ưu tiên?

Quản trị hiệu suất nhất quán chuyển trọng tâm từ đánh giá hàng năm sang một hình thức đánh giá liên tục hơn. Việc thực hiện các cuộc họp định kỳ đảm bảo thúc đẩy tiến bộ liên tục, thay vì vội vàng để đạt được các mục tiêu trong thời gian xem xét.

Quản trị hiệu suất, khi được thực hiện chính xác, có thể tạo ra kết quả hiệu suất tích cực với tốc độ chóng mặt. Dưới đây chỉ là một vài lợi ích cơ bản cho nhân viên, người quản lý và tổ chức:

  • Cải thiện giao tiếp: Nhân viên và người quản lý giao tiếp thường xuyên hơn để thảo luận về mục tiêu của công ty và tiến độ chung.
  • Thiết lập quy tắc: Nhân viên và người quản lý dễ hiểu hơn quy trình và quy định về cách thức thực hiện đánh giá hiệu suất.
  • Giảm căng thẳng: Nhân viên không căng thẳng, ít áp lực với người quản lý thông qua một số nhiệm vụ khó khăn và người quản lý không lo lắng về việc xúc phạm nhân viên vì không đạt được kết quả.

Tại sao chúng ta có đánh giá hiệu suất trong công việc?

Mọi công ty đều muốn đội ngũ của mình có những nhân viên nhiệt tình, đầy tham vọng, thực hiện vai trò của họ một cách hoàn hảo và luôn vượt quá mong đợi. Tuy nhiên, thực tế là con người không hoàn hảo. Bởi có những ngày thì bạn có động lực và làm tốt công việc nhưng có những ngày lại gặp vấn đề trở ngại trong tiến trình và năng suất. Cần phải  đánh giá hiệu suất để cho nhân viên thấy họ có sự hỗ trợ, cung cấp đào tạo và phát triển nhân viên, có những phần thưởng và công nhận họ khi đạt được kết quả tốt. Khi được thực hiện thường xuyên, đánh giá hiệu suất cũng cho phép các công ty xử lý các vấn đề nghiêm trọng về hiệu suất, nhanh gọn và triệt để, tránh các vấn đề phức tạp khó giải quyết.

Quản trị hiệu suất – khuyến khích khen thưởng và công nhận của nhân viên

Khen thưởng và công nhận nhân viên rất có lợi cho doanh nghiệp của bạn. Một cuộc khảo sát của American Express cho thấy một phần ba các công ty tin rằng hệ thống khen thưởng và công nhận dẫn đến việc giữ chân nhân viên tốt hơn, trong khi một nửa các công ty cũng cho rằng đó là động lực lớn để đưa ra các ưu đãi. Các hệ thống khen thưởng và công nhận đạt chỉ được hiệu quả trong các doanh nghiệp có một quá trình phản hồi và thảo luận chính xác. Quản trị hiệu suất liên tục cho phép quản lý xác định sự nỗ lực trong các hoạt động để khen ngợi hoặc khen thưởng. Đổi lại, điều này thúc đẩy một tư duy tăng trưởng giữa các thành viên trong nhóm của bạn.

Quản trị hiệu suất liên tục cho phép các nhà quản lý nhìn thấy khi nhân viên vượt qua khó khăn. Nó giúp họ theo dõi tiến trình hướng đến các mục tiêu, phát triển cá nhân và đưa ra quyết định sáng suốt. Hệ thống khen thưởng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, mang lại hạnh phúc cho nhân viên.

Theo thống kê, có 83 % nhân viên hài lòng khi làm việc trong môi trường với phần thưởng và sự công nhận họ. 69 % số công nhân sẽ làm việc chăm chỉ hơn nếu họ biết công việc của họ được tôn trọng và đánh giá cao. Các doanh nghiệp có cấu trúc phần thưởng hiệu quả sẽ thu hút được 50% sự tham gia của nhân viên .

Tạo các mục tiêu và kỳ vọng dựa trên hiệu suất có thể đo lường được?

Nhân viên nên hiểu và đưa ra ý kiến về cách đo lường thành công của từng mục tiêu. Kỳ vọng thường rơi vào hai loại:

  • Kết quả: Các hàng hóa và dịch vụ được sản xuất bởi một nhân viên thường được đo bằng các mục tiêu hoặc tiêu chuẩn.
  • Hành động và hành vi: Các phương pháp được sử dụng để tạo ra một sản phẩm hoặc thực hiện một dịch vụ, các hành vi và giá trị được thể hiện trong quá trình. Hành động và hành vi có thể được đo lường thông qua hiệu quả, hiệu suất.

Kết luận:

Các doanh nghiệp mới đi vào hoạt động khó có thể quản trị hiệu suất được như các tập đoàn lớn trên thế giới nhưng chúng ta có thể từng bước xây dựng phương thức, công cụ đánh giá nhằm nâng cao hiệu suất làm việc. Vì vậy, cần từng bước xây dựng đánh giá quản trị hiệu suất cho phù hợp với tình hình hiện tại của doanh nghiệp. Thực tế là không phải mọi nhà quản lý đều có cơ hội có tác động hoặc cải thiện hệ thống đánh giá hiệu suất tổng thể mà họ làm việc. Thế nhưng, mỗi người quản lý đều có thể sử dụng hệ thống mà họ đã được xử lý và biến quy trình đánh giá hiệu suất thành một quy trình có lợi, tích cực, có lợi cho cả chính họ và nhân viên. Người lãnh đạo công ty phải có cái nhìn sáng suốt lựa chọn công cụ để quản lý, đánh giá hiệu suất nhân viên cũng như học hỏi các phương thức, cách làm, áp dụng vào thực tiễn nhằm nâng cao hiệu suất và tính cạnh tranh của doanh nghiệp mình.

 

 

Nguồn tham khảo:

https://www.businessnewsdaily.com/4748-performance-management.html

https://www.clearreview.com/why-performance-management-important/

https://www.thebalancecareers.com/improve-performance-appraisals-1918839

http://eduviet.vn/tin-tuc/quan-tri-hieu-suat-performance-management-tai-viet-nam.html

https://hr.berkeley.edu/hr-network/central-guide-managing-hr/managing-hr/managing-successfully/performance-management/concepts

error: Nội dung đã khóa !!