Đã qua rồi cái thời nhân viên đơn thuần chỉ là người làm công ăn lương, giờ đây, nhân viên cũng chính là một đối tác của doanh nghiệp. Trong kỷ nguyên mới, các doanh nghiệp đang chú trọng nâng cao trải nghiệm của nhân viên, ngay từ lúc tiếp xúc lần đầu giữa ứng viên và nhà tuyển dụng, cho đến những hoạt động nội bộ phong phú, chính sách phúc lợi, thậm chí áp dụng chỉ số đo lường sự hài lòng của khách hàng (NPS – Net Promoter Score) cho nhân viên của mình.

Khi nhân viên có trải nghiệm tốt, họ sẽ cống hiến nhiều hơn và gắn kết với doanh nghiệp nhiều hơn rất nhiều lần. Nhờ đó tạo ra kết quả cao trong sản xuất kinh doanh. 

Trải nghiệm của nhân viên là tất cả những gì mà một nhân viên gặp phải trên các khía cạnh của tổ chức – con người, văn hóa, công nghệ và môi trường làm việc tại tổ chức.Trải nghiệm này không chỉ bó gọn trong vòng đời làm việc của nhân viên trong tổ chức mà được bắt đầu trước khi họ tham gia tổ chức và cả sau khi họ đã nghỉ việc.

Thực tế, tại báo cáo Xu hướng nhân sự toàn cầu năm 2017 do Mạng lưới dịch vụ toàn cầu Deloitte thực hiện, có đến 80% giám đốc điều hành đánh giá yếu tố trải nghiệm của nhân viên là quan trọng/rất quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp, nhưng chỉ có 22% thừa nhận doanh nghiệp của mình đã thành công trong việc tạo ra những trải nghiệm khác biệt. Vậy mô hình dịch vụ chung có mối liên kết và tác động như thế nào đối với trải nghiệm nhân viên.

Từ những năm 1990, mô hình dịch vụ chung đã trở nên phổ biến không chỉ ngành Nhân lực nói chung và giữa các nhóm nhân viên nói riêng.  Sự ra đời của mô hình dịch vụ chung đã trở thành một cách để cân bằng giữa hiệu suất của việc tập trung hóa và sự linh hoạt cần thiết để cạnh tranh trên các thị trường khác nhau. Khi ý tưởng về mô hình dịch vụ chung phát triển, nó hướng tới việc đảm bảo chất lượng công việc của nhân viên gia tăng giá trị trong doanh nghiệp.

Trong quá khứ cho thấy, bộ phận nhân lực tập trung 70 – 80% nguồn lực vào các công việc hành chính chung. Hiện tại, hầu hết các công ty đang trong quá trình chuyển đổi và cố gắng tìm cách giảm tỷ lệ đó xuống 15 – 20% mà không làm ảnh hưởng tới chất lượng – từ đó gia tăng hiệu suất trên toàn bộ công ty.

Nguồn: The HR Value Proposition – Dave Ulrich & Brockbank

Một số phương pháp dưới đây có thể được kết hợp với nhau để xử lý các công việc giấy tờ một cách tốt hơn, nhanh hơn, ít tốn kém hơn và mang lại sự hài lòng của nhân viên trong tổ chức.

  1. Trung tâm dịch vụ

Các trung tâm dịch vụ xuất hiện vào những năm 1990, khi các nhà lãnh đạo nhận ra rằng, nhiều công việc hành chính sẽ được thực hiện hiệu quả hơn theo cách tập trung hóa và tiêu chuẩn hóa. Trung tâm dịch vụ này được tiếp cận mọi lúc, mọi nơi, điều đó giúp củng cố mức độ phục vụ nhân viên và cả những người đã nghỉ hưu trong việc tìm kiếm thông tin.

  1. Công nghệ và sự tự lực của nhân viên

Công nghệ được thiết kế phù hợp giúp nhân viên tự quản lý phần lớn công việc hành chính. Họ có thể tiếp cận thông tin về chính sách nhân sự, các điều khoản hưu trí, các cơ hội nghề nghiệp và tiêu chuẩn cần thiết, mức độ các kỹ năng của bản thân (thông qua các bài tự đánh giá). Họ cũng có thể xử lý công việc hằng ngày bất cứ khi nào họ muốn vì hệ thống tự động không bị giới hạn theo giờ hành chính.

Theo một khảo sát, 60% câu hỏi về các công việc nhân lực có thể được nhân viên tự trả lời qua mạng. Nếu nhân viên cảm thấy chưa hoặc không thoải mái với những việc trả lời trực tuyến, họ có thể liên hệ với trung tâm dịch vụ và nói chuyện trực tiếp. Theo ước tính, phương pháp này có thể tiết kiệm tới 50% chi phí hoạt động hành chính chung.

Việc sử dụng công nghệ để thực hiện công việc hành chính chung có nhiều lợi ích bởi lẽ nhân viên có thể tiếp cận công việc hành chính chung theo ý muốn của họ nên cảm nhận của họ về chất lượng dịch vụ của công ty cũng tăng lên.

Như vậy có thể thấy rằng, mô hình dịch vụ chung cung cấp tiện ích lớn lao cho việc cải thiện chất lượng trải nghiệm của nhân viên tại doanh nghiệp. Đây là một quá trình thay đổi và cải tiến của tổ chức, giúp tổ chức tiết kiệm chi phí và đảm bảo hiệu suất của các công việc chung, mang lại sự hài lòng của nhân viên bởi lẽ như trước đây, những công việc hành chính này mất rất nhiều thời gian. Tiêu chuẩn hóa, quy trình là là một bước tiến mạnh mẽ và cần thiết cho kỷ nghiên công nghệ hiện nay. 

OD CLICK tổng hợp!

Nguồn tham khảo: The HR Value Proposition – Dave Ulrich & Brockbank

 

error: Nội dung đã khóa !!