Thời kỳ hậu Covid-19 là lúc mà cả thế giới đang chuyển sang giai đoạn bình thường mới, việc ứng dụng chuyển đổi số hay công nghệ 4.0 sẽ ngày càng được chú trọng hơn. Nhưng với một chiến lược mới như vậy, doanh nghiệp cần làm gì để sắp xếp được đúng nguồn lực thực thi? Liệu đó có phải là mục đích của việc đo lường hiệu suất: nhằm giám sát việc triển khai các sáng kiến chiến lược, hay là nhằm giúp lực lượng lao động dành sự tập trung hàng ngày cho các nhân tố thành công trọng yếu trong doanh nghiệp? Bài viết dưới đây về mối liên hệ giữa chiến lược, các nhân tố thành công trọng yếu và các thước đo mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn sâu sắc hơn để trả lời cho các câu hỏi trên.
Chiến lược là gì?
Chiến lược hiểu theo cách nôm na là cách mà một tổ chức dự định đạt được tầm nhìn của mình. Theo Gerry Johnson và Kevan Scholes, tác giả của cuốn sách “Khám phá chiến lược công ty”, nói rằng chiến lược quyết định phương hướng và phạm vi của một tổ chức trong thời gian dài và họ nói rằng nên xác định cách các nguồn lực được thiết lập để đáp ứng nhu cầu của thị trường và các bên liên quan. Trong một môi trường cạnh tranh, chiến lược xác định cách mà bạn có thể sắp xếp tốt nhất những nguồn lực của mình để đạt được kết quả như mong muốn. Dưới đây là hình minh họa Chuỗi các mối liên hệ giữa Chiến lược, Các nhân tố thành công quan trọng và Các thước đo mục tiêu:
(thiết kế dựa theo Parmenter, 2015)
Xác định sứ mệnh, tầm nhìn, các giá trị cốt lõi, và các nguyên tắc quản lý tinh gọn của tổ chức
Rất ít tổ chức dành đủ thời gian để truyền đạt sứ mệnh, các giá trị cốt lõi, và các nguyên tắc quản lý của mình đến đội ngũ nhân viên. Việc thấu hiểu điểm khác biệt giữa sứ mệnh, tầm nhìn, các giá trị cốt lõi, và chiến lược có vai trò sống còn đối với một tổ chức.
Tuyên bố sứ mệnh (mission statement) xác định mục đích cốt lõi của tổ chức – lý do tồn tại của tổ chức. Một tuyên bố sứ mệnh có thể được giữ nguyên qua nhiều thập kỷ nếu nó được xây dựng tốt. Điều quan trọng là tuyên bố sứ mệnh phải được xây dựng dựa trên nền tảng khách hàng. Như Drucker đã nói, “Lý do tồn tại của một tổ chức chính là khách hàng. Có quá nhiều tổ chức có tuyên bố sứ mệnh vô cùng hoàn tráng nhưng chỉ toàn tập trung vào nội bộ đến mức người ta phải tự hỏi rằng liệu họ có cần khách hàng không. Những tổ chức với sự tập trung vào nội bộ như vậy cuối cùng cũng sẽ diệt vong”.
Tầm nhìn phác họa những gì mà tổ chức muốn đạt được sau một khung thời gian cụ thể. Một tầm nhìn mô tả những gì mà tổ chức sẽ đạt được nếu thành công. Tầm nhìn có thể thúc đẩy sự phát triển của tổ chức nếu nó được tuyên bố đủ rõ ràng, có giới hạn thời gian, và được nhóm quản lý cấp cao ủng hộ liên tục.
Các giá trị cốt lõi là những gì mà tổ chức của bạn ủng hộ. “Chúng tôi tin…”. Những tổ chức kiệt xuất rất hiệu quả trong việc tuyển dụng nhân viên là những người có cùng giá trị cốt lõi với tổ chức. Họ có được một đội ngũ nhân viên hợp lý và hỗ trợ những người không thích hợp đi tìm tương lai ở một công ty khác.
Tạo ra một chiến lược được nhân viên thấu hiểu
Các tổ chức đang nhận ra một thực tế rằng các quy trình hoạch định chiến lược cần trở nên toàn diện, bao quát hơn. Để có thể nghĩ ra một chiến lược hiệu quả cho tổ chức mình, bạn cần trả lời những câu hỏi sau:
1. Tình hình thị trường hiện nay như thế nào?
2. Đối thủ cạnh tranh của chúng ta đang định làm gì?
3. Chúng ta đang định làm gì?
4. Chuyện gì đang chờ đón chúng ta trong tương lai?
5. Nước cờ chiến thắng của chúng ta là gì?
Đảm bảo có được một chiến lược cân bằng
Trong cuốn sách mang tính đột phá “The Balanced Scorecard” (Thẻ điểm cân bằng), Kaplan và Norton đã chỉ ra rằng chiến lược phải có sự cân bằng và các sáng kiến chiến lược phải phản ánh được sự cân bằng này. Họ quan sát thấy rằng nhiều chiến lược rất thiếu “cân bằng” vì chúng không vạch ra được tất cả các khía cạnh của thẻ điểm.
Giám sát việc triển khai chiến lược
Có hai loại sáng kiến chiến lược – những sáng kiến cải thiện việc kinh doanh như thường lệ và những sáng kiến sẽ tạo ra việc kinh doanh mới. Hai sáng kiến này sẽ được giám sát và báo cáo chúng một cách riêng rẽ vì chúng được tiến hành rất khác nhau.
Những sáng kiến chiến lược “kinh doanh như thường lệ” (business as usual) cần được truyền đạt rõ ràng đến đội ngũ nhân viên để họ có thể hiểu và tiến hành. Những sáng kiến chiến lược này có sự kết nối hoàn toàn với nhân tố thành công của tổ chức và vì vậy có thể được giám sát bằng thước đo theo dõi sự kết nối của chúng với các nhân tố thành công trọng yếu (CSF).
Những sáng kiến chiến lược “kinh doanh mới” (new business) thường được thực hiện bởi các nhóm nhỏ báo cáo trực tiếp với CEO, và số người biết về chúng là rất hạn chế vì một vài trong số những sáng kiến chiến lược này có tính tuyệt mật. Những sáng kiến chiến lược “kinh doanh mới” này không đòi hỏi phải có các thước đo mục tiêu vì chúng có thể được giám sát và quản lý bằng các phương pháp quản lý dự án.
Mục đích chính của các thước đo mục tiêu là nhằm giúp lực lượng lao động dành sự tập trung hàng ngày cho các CSF của doanh nghiệp. Các CSF có vai trò then chốt với doanh nghiệp hơn chiến lược. Một tổ chức vẫn có thể thành công mà không cần phải có một chiến lược được tính toán tốt, và thực tế có rất nhiều tổ chức như vậy.
Nếu một tổ chức không thường xuyên báo cáo tiến triển của mình theo chiến lược thì có lẽ doanh nghiệp đã quá sơ sài trong hoạch định chiến lược của mình. Dưới đây là 1 format báo cáo nhằm giúp doanh nghiệp báo cáo sự tiến triển hàng tháng theo các mục tiêu chiến lược (Strategic objective) / chủ đề chiến lược (strategic theme) và các sáng kiến bên trong chúng. Báo cáo này sẽ được trình lên nhóm quản lý cấp cao và sử dụng một biểu tượng đơn giản để thể hiện tình trạng hiện tại như một biểu tượng đèn giao thông đơn giản.
https://drive.google.com/file/d/1vGgyz0ZG_jqmRLsC-I83z7OUX5Cb5P96/view?usp=sharing
Kiến tạo tương lai
Các Giám đốc Điều hành cần thuộc nằm lòng những tư tưởng của Peter Drucker, Jim Collins, Gary Hamel, và Jack Welch về những gì họ nên làm để có thể kiến tạo tương lai cho tổ chức của mình. Dưới đây là mẫu các bước giúp triển khai chiến lược.
https://drive.google.com/file/d/1jQMOCNXJgnHU1mJHIfo9fLouvZlABCOA/view?usp=sharing
Các doanh nghiệp muốn thực hiện một chiến lược tốt hay thực hiện được các nhân tố thành công trọng yếu thì luôn cần một ý kiến khách quan, và phải được giám sát đầy đủ để có thể thực thi tốt. OD CLICK với những chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm làm việc với các doanh nghiệp Việt Nam sẽ đưa ra được những ý kiến khách quan cùng các giải pháp thực tiễn cho các doanh nghiệp, hướng tới sự phát triển bền vững.
OD CLICK biên tập!
Nguồn tham khảo:
1. www.mindtools.com
2. David Parmenter, KPI Key Performance Indicators, 2015.