PHẦN 2
Ngành công nghệ thông tin (IT) theo thời gian và xu thế của thị trường, đang ngày càng phát triển và có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Có thể thấy sự hiện đại, tiện ích của công nghệ sẽ giúp công việc dễ dàng hơn, thương mại thuận tiện hơn nên quốc gia nào cũng sẽ chú trọng phát triển ngành này để phát triển kinh tế. Việt Nam với xu thế hợp tác toàn cầu cũng đã và đang sử dụng ngành IT làm mũi nhọn để phát triển kinh tế. Muốn có nền kinh tế bền vững, nhất định phải chọn xu hướng ngành IT để phát triển.
Trong bài viết trước, chúng ta đã cùng tìm hiểu về tổng quan các vấn đề của ngành IT, qua đó có thể thấy Trải nghiệm nhân viên đóng một vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề nhân sự của ngành IT hiện tại. Nhưng trước khi áp dụng được kiến thức để cải thiện Trải nghiệm nhân viên, chúng ta phải biết bản chất của ngành IT và sự cần thiết của Trải nghiệm nhân viên.
Tại sao cần Trải nghiệm nhân viên trong ngành IT?
Trải nghiệm nhân viên tốt là một cách tiếp cận để thu hút và giữ chân nhân tài hàng đầu. Lý do số một cho những người rời khỏi công ty là mất động lực. Ngày nay, những cách thức cũ để điều hành một nơi làm việc (đánh giá hàng năm, xếp hạng bắt buộc) không mang lại kết quả mà các công ty thực sự cần. Các nhà lãnh đạo phải đạt được những hiểu biết rõ ràng hơn về mong muốn và nhu cầu phát triển của nhân viên và không ngừng học cách xây dựng một nơi làm việc đặc biệt.
Trải nghiệm nhân viên là gì?
Trải nghiệm nhân viên được định nghĩa là một tập hợp các nhận thức tâm lý về lợi ích trải nghiệm của việc làm. Trải nghiệm của nhân viên được hình thành trong quá trình tương tác với các yếu tố nghề nghiệp (ví dụ: các công ty, giám sát viên, đồng nghiệp, khách hàng, môi trường, v.v.) ảnh hưởng đến nhận thức và thái độ, dẫn đến các hành vi cụ thể có liên quan đến công việc, công ty của họ.
Ngày nay, các doanh nghiệp thường ưu tiên đầu tư vào trải nghiệm của khách hàng hơn là TNNV. Và chỉ đến khi các tổ chức nhận ra con người chính là tài sản lớn nhất của họ thì họ mới bắt đầu đầu tư vào TNNV nhiều hơn. Đặc biệt hơn với ngành IT khi trở thành ngành mũi nhọn được quan tâm nhiều cũng sẽ phải đối mặt với những thách thức về mặt thị trường lao động, về mặt con người. Qua đó tầm quan trọng của trải nghiệm nhân viên trong ngành IT là không thể bàn cãi. Dưới đây là 3 mô hình mô tả theo thứ tự mô hình tổng thể, mô hình quá trình làm việc và bản đồ cách thức cải thiện trải nghiệm nhân viên:
Với mô hình tổng thể có thể thấy rõ sự tổng quát trong một doanh nghiệp bao gồm 4 khía cạnh là: Khách hàng, Nhân viên, Đơn vị kinh doanh và Hội đồng quản trị. Bốn khía cạnh này sẽ luôn hỗ trợ, tương hỗ cho nhau chứ không thể phát triển riêng lẻ hay cần chú trọng riêng lẻ. Có thể thấy trải nghiệm của nhân viên trong bức tranh tổng thể này có sự liên kết rõ ràng với các bộ phận khác và cũng có cùng tiến trình.
Mô hình này thể hiện những trải nghiệm của người nhân viên từ khi tham gia vào doanh nghiệp cho đến lúc nghỉ hưu. Đây là một quá trình tất yếu hoàn hảo cho một người nhân sự, làm cho họ có động lực và niềm tin để phát triển theo từng bước của cuộc đời.
Đây là mô hình cải thiện trải nghiệm nhân viên trong từng giai đoạn từ Sức hút, Tuyển dụng, Làm việc, Phát triển, Thăng tiến, Giữ chân cho đến Nghỉ việc. Mỗi một giai đoạn đều có thể cải thiện để khi tổng hợp lại sẽ hình thành một trải nghiệm nhân viên chặt chẽ và giúp nhân viên luôn hài lòng.
3 mô hình trên sẽ là một bức tranh tổng thể giúp chúng ta hình dung ra trải nghiệm của nhân viên trong doanh nghiệp sẽ như thế nào, người nhân viên trải qua những giai đoạn nào và cách để cải thiện trải nghiệm nhân viên tại nơi làm việc. Nhưng trải nghiệm nhân viên không phải là một sự bền vững vĩnh cửu mà chịu tác động của rất nhiều nhân tố. Vậy những nhân tố ảnh hưởng đến trải nghiệm nhân viên là gì?
Các nhân tố ảnh hưởng trải nghiệm nhân viên
1. Thái độ: Một vấn đề tưởng chừng như rất cá nhân lại có tầm ảnh hưởng đến cả doanh nghiệp qua trải nghiệm nhân viên. Một người lãnh đạo, một nhân viên không có thái độ tốt sẽ khiến cho môi trường doanh nghiệp bị “nhiễm tính xấu” rồi từ đó, sản sinh ra rất nhiều sự tiêu cực khiến trải nghiệm nhân viên từ lúc tuyển dụng, đào tạo, làm việc cho đến lúc thôi việc cực kỳ căng thẳng.
2. Sự quản lý: Lãnh đạo thiết lập màu sắc cho văn hóa công ty. Các nhà lãnh đạo có thể gây ảnh hưởng, tạo ra sự thay đổi và thúc đẩy các đội nhóm. Các nhà lãnh đạo hiệu quả nhất giúp nhân viên nhìn thấy giá trị trong công việc của họ và cách nó phù hợp với mục tiêu kinh doanh và định hướng của công ty.
Khi nơi làm việc trở nên vô cảm do lo lắng và những thách thức không lường trước được, quản lý có khả năng giải quyết tình huống và hạn chế xung đột tiềm tàng. Nếu quản lý không thể làm dịu nỗi lo lắng của nhân viên và giúp các nhóm tập trung vào công việc, thì ai sẽ làm?
3. Hình ảnh của doanh nghiệp: Nhân viên sẽ cảm thấy vui vẻ khi bản thân nhận ra được mình đang làm việc vì điều gì đó tốt đẹp và cao cả. Nếu như hình ảnh của doanh nghiệp bị xây dựng méo mó, không rõ ràng thì ngay cả từ ứng viên đến phỏng vấn cũng đã rất khó muốn vào công ty. Và đến khi nhân viên làm việc cảm thấy như bị “lừa dối” thì không sớm thì muộn họ sẽ dứt áo ra đi.
4. Công nghệ: Con người luôn hướng tới cải thiện tối đa năng suất và sự tiện lợi, vậy nên công nghệ là thứ luôn được đổi mới sáng tạo theo thời gian. Dù con người có hoàn hảo đến đâu đi chăng nữa nhưng vẫn cần những công nghệ phù hợp để tăng hiệu suất và hiệu quả công việc. Đặc biệt trong sự cạnh tranh ngày nay, các công ty luôn có nhiều công nghệ hàng đầu để thu hút và giữ chân nhân viên, một doanh nghiệp lại yếu kém về mặt này lại càng tự tạo ra thách thức và khó khăn.
5. Văn hóa: Một trải nghiệm nhân viên tốt cần phải có sự truyền thông, sự kết nối giữa những con người trong công ty. Thiếu đi sự hỗ trợ của văn hóa, mọi giải pháp cũng chỉ dừng lại ở trên tờ giấy kế hoạch. Cần tập trung phát triển văn hóa thì từ đó mới có cơ sở để tạo ra thay đổi tốt cho trải nghiệm nhân viên.
Cách để triển khai trải nghiệm nhân viên thành công
Với nhu cầu ngày càng tăng về việc triển khai trải nghiệm nhân viên thành công, sẽ đặt ra một bài toán khó cho bộ phận nhân sự hay chính những người lãnh đạo. Dưới đây là bảng hướng dẫn về 5 khía cạnh cần có để triển khai trải nghiệm nhân viên thành công: Công việc có ý nghĩa, Lãnh đạo hỗ trợ, Môi trường tích cực, Cơ hội trưởng thành và Niềm tin vào lãnh đạo.
(theo deloitte.com)
Với khía cạnh Công việc có ý nghĩa sẽ hướng đến hỗ trợ người nhân viên cảm nhận được công việc đó mang lại lợi ích gì từ cả về đội nhóm cho đến bản thân người nhân viên. Khía cạnh Lãnh đạo hỗ trợ sẽ nghiêng về việc quản lý của các lãnh đạo cấp cao, khi được hướng đến một mục tiêu rõ ràng thì mọi kế hoạch hay thực thi sẽ đều làm trải nghiệm nhân viên tốt hơn. Qua đó khía cạnh Môi trường tích cực được kế thừa từ con người và đường lối sẽ giúp nhân viên luôn ở trong trạng thái tích cực nhất có thể. Cơ hội trưởng thành là khía cạnh hướng tới mục tiêu, giá trị trong tương lai của nhân viên, giúp họ thấy được chỉ cần có mục đích rõ ràng thì cải thiện đáng kể được trải nghiệm. Và cuối cùng là khía cạnh Niềm tin vào lãnh đạo, rõ ràng rằng nếu người dẫn lối không làm cho nhân viên tin tưởng thì sớm muộn dù chính sách hay chế độ tốt đến đâu cũng sẽ làm nhân viên cảm thấy khó chịu và không được hài lòng. Không một ai lại có thể thấy thoải mái với người mình không tin tưởng cả.
Nhìn nhận lại vấn đề
Qua bài viết này chúng ta đã cùng tìm hiểu các lý thuyết cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến trải nghiệm nhân viên và cách cải thiện. Nhưng để hiểu rõ hơn vấn đề thì chúng ta phải tiếp cận từ cả khía cạnh trực tiếp chứ không thể “cưỡi ngựa xem hoa” mà cho rằng các vấn đề nhìn nhận là đã đúng hoàn toàn. Trong các bài viết sau, OD CLICK sẽ tập trung nghiên cứu sâu hơn về các case study cụ thể của ngành IT tại Việt Nam để qua đó rút ra được giải pháp sát với thực tế cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
CÒN TIẾP…..!
OD CLICK biên tập.
Nguồn tham khảo:
1. https://www.lazorpoint.com/insights/5-factors-that-affect-employee-engagement
4. https://en.wikipedia.org/wiki/Employee_experience_management