PHẦN CUỐI
Ở phần trước, độc giả đã đi qua những ví dụ thực tiễn về các công ty và nỗ lực để cải thiện trải nghiệm nhân viên (TNNV) của họ. Từ đó rút ra được những bài học để tăng tính gắn kết giữa nhân viên và công ty, đồng thời biết lắng nghe suy nghĩ, vấn đề của nhân viên nhiều hơn. Có như vậy thì nhân viên mới có được sự thoải mái và cam kết làm việc lâu dài với doanh nghiệp. Nhìn chung, các công ty đều đã làm tốt trong việc nâng cao trải nghiệm của nhân viên, song vẫn còn tồn tại những điểm hạn chế như chưa phân loại được nhân viên, chưa tập trung xây dựng hình ảnh công ty tốt.
Bài viết lần này xin đưa ra một số giải pháp cải thiện những điểm còn hạn chế của các doanh nghiệp hiện nay trong việc nâng cao trải nghiệm của nhân viên, thu hút thêm những nhân tài tham gia đội ngũ của mình. Trước khi đưa ra những giải pháp cụ thể, nhà lãnh đạo cần có cái nhìn tổng quan về triển vọng của ngành CNTT và vai trò của trải nghiệm nhân viên trong các doanh nghiệp CNTT để hiểu tại sao nâng cao trải nghiệm nhân viên lại quan trọng đến vậy.
TRIỂN VỌNG NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Hiện nay, công nghệ thông tin đang ngày càng được áp dụng trong nhiều lĩnh vực như giáo dục, sản xuất, y tế, quốc phòng, giúp nâng cao đáng kể hiệu quả công việc. Vì vậy, trong những năm tới công nghệ thông tin có triển vọng phát triển rất mạnh mẽ. Nhu cầu về công nghệ thông tin không chỉ đến từ thị trường trong nước mà còn đến từ thị trường nước ngoài tiềm năng.
Trong những năm gần đây, ngành công nghệ thông tin đã có những bước phát triển vượt bậc hứa hẹn sức bật cho các công ty công nghệ thông tin phát triển về quy mô ra thị trường quốc tế cũng như khẳng định chỗ đứng ở thị trường trong nước. Năm năm qua, lĩnh vực CNTT đã trở thành một trong những ngành kinh tế trọng điểm trong cả nước, với doanh thu đầu năm 2019 đạt 112 tỷ USD, đóng góp trên 14% cho GDP (theo Bộ thông tin và truyền thông).
Cùng với sự phát triển của ngành công nghệ thông tin, nhu cầu việc làm nhân viên IT ngày càng lớn. Theo khảo sát của ITviec, ngành CNTT sẽ thiếu khoảng 350.000-400.000 nhân sự trong năm 2020, vì vậy bài toán về nâng cao trải nghiệm nhân viên để thu hút nhân sự mới và giữ chân những lực lượng nòng cốt là vấn đề các công ty công nghệ cần lưu tâm.
VAI TRÒ TRẢI NGHIỆM NHÂN VIÊN TRONG DOANH NGHIỆP IT
Đối với nhân viên:
Khi trải nghiệm nhân viên được nâng cao đồng nghĩa nhân viên sẽ cảm thấy thoải mái khi những nhu cầu và suy nghĩ của mình được lãnh đạo quan tâm, lắng nghe. Từ đó, sự gắn bó giữa công ty và nhân viên sẽ cam kết hơn. Ngoài ra, hiệu suất của công việc cũng được cải thiện khi nhân viên duy trì được trạng thái tốt, vui vẻ khi làm việc. Những lãnh đạo biết đầu tư vào nguồn nhân lực thì họ sẽ thu lại được sự phát triển bền vững của công ty từ một đội ngũ vững mạnh.
Đối với công ty:
Vấn đề đi theo sự phát triển nhanh chóng của ngành CNTT đó là thiếu hụt nguồn lực. Để giải quyết vấn đề về nguồn lực, công ty phải đảm bảo giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ việc, giữ chân nhân viên tài năng, và thu hút thêm nguồn nhân lực mới. Lực lượng cốt lõi làm nên thành công của công ty công nghệ đó là đội ngũ nhân lực IT trong chính doanh nghiệp, họ là những người phát triển và sáng tạo ra chính sản phẩm kinh doanh. Do đó, việc tạo ra trải nghiệm của nhân viên sẽ giúp công ty đó sẽ giữ được nguồn lực chính và duy trì năng lực cạnh tranh.
VẤN ĐỀ TRONG NÂNG CAO TRẢI NGHIỆM NHÂN VIÊN
Nâng cao trải nghiệm nhân viên đòi hỏi các công ty cần phải có chiến lược tổng thể, dài hạn. Trước hết cần phải xác định vấn đề, phân loại nhân viên và dùng những giải pháp gì để giải quyết vấn đề. Nhưng hiện nay, đa phần các doanh nghiệp chưa có được chiến lược chi tiết và tổng thể. Các công ty thường có xu hướng giải quyết vấn đề đi từ ngọn như: có chính sách tăng lương, thưởng, có hoạt động ngoại khóa. Nếu các doanh nghiệp không có chiến lược cụ thể và dài hạn thì mọi giải pháp cũng chỉ là tạm thời và thiếu tính bền vững.
GIẢI PHÁP NÂNG CAO TNNV TRONG NGÀNH IT
Hiểu được những vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải, bài viết này sẽ đưa ra những đề xuất giải pháp giúp doanh nghiệp có thể cải thiện trải nghiệm nhân viên hiệu quả hơn, có hệ thống hơn và định hướng phát triển dài hạn hơn.
1.Xây dựng mô hình trải nghiệm rõ ràng cho nhân viên
Nói một cách đơn giản, bước đầu để nâng cao trải nghiệm cho nhân viên là cho họ một lộ trình phát triển trong tương lai gắn với doanh nghiệp. Bởi, với mỗi cá nhân, tương lai của mình được doanh nghiệp quan tâm và có định hướng rõ ràng thì họ sẽ không ngần ngại mà cam kết tương lai của mình với doanh nghiệp đó.
Cụ thể, đó là một định hướng phát triển cho nhân viên từ lúc họ bắt đầu làm việc ở công ty đến khi họ nghỉ hưu. Trước hết, khi bắt đầu công việc, cần phải rõ nội dung công việc họ phải làm là gì? Sự hợp tác giữa các đồng nghiệp ra sao, khi chưa hiểu về công việc công ty ai sẽ giúp đỡ họ?. Tiếp theo cần phải làm rõ lợi ích của họ khi hoàn thiện dự án. Một chi tiết cần lưu ý đó là chính sách khi nhân sự có con, với nhân sự nữ, công ty sẽ có chính sách hỗ trợ thế nào và với nhân sự nam có vợ sinh thì chính sách thế nào? Khi công ty quan tâm đến những vấn đề cá nhân của họ, thì sự gắn kết giữa doanh nghiệp và nhân viên sẽ lớn hơn.
Bên cạnh chính sách cho vấn đề cá nhân của nhân viên, để giữ chân được nhân sự, các công ty cần cho họ thấy rõ lộ trình thăng tiến. Đồng thời công ty cũng thường xuyên nâng cao năng lực về chuyên môn cũng như kiến thức cho nhân viên. Bởi, nhân viên cũng có nhu cầu thăng tiến trong công việc và tích lũy nâng cao kiến thức, kỹ năng của mình theo thời gian.
Một điều quan trọng cần phải lưu ý đó là khi nhân sự nghỉ hưu, họ sẽ được hưởng những chính sách gì công ty. Đó là lương hưu hàng tháng và chuyến đi nghỉ mát hàng năm cho những nhân sự đó. Khi nhân viên được bảo đảm quyền lợi từ lúc vào làm đến lúc nghỉ hưu, họ sẽ có động lực và niềm tin để phát triển theo từng bước của cuộc đời.
2.Xây dựng văn hóa doanh nghiệp và kỹ năng lãnh đạo
Muốn giữ chân và thu hút nhân sự, điều cần thiết phải có là doanh nghiệp cần phải xây dựng văn hóa nghiệp hấp dẫn đối với nhân sự mới cũng như tạo sự thoải mái khi làm việc với nhân sự nòng cốt. Trước hết ta cần lý giải văn hóa doanh nghiệp là gì? Văn hóa doanh nghiệp là những chuẩn mực, giá trị, niềm tin, được hình thành và kết tinh theo thời gian từ tinh hoa quản lý và kinh doanh của doanh nghiệp.
Văn hóa doanh nghiệp là ‘’sức mạnh mềm’’ của doanh nghiệp trong thu hút và giữ chân nhân lực. Google là ví dụ minh họa cho sức mạnh của văn hóa doanh nghiệp, công ty xây dựng môi trường làm việc kích thích sự sáng tạo. Nhân viên được giao lưu cùng người nổi tiếng và còn có nhà trẻ miễn phí. Bởi, họ giữ chân và thu hút được nhân sự có tài nên không ngạc nhiên khi Google đang là tập đoàn hàng đầu trên thế giới .
Để xây dựng được văn hóa doanh nghiệp, lãnh đạo có vai trò then chốt. Họ phải đưa ra những quyết định hợp lý trong việc xây dựng hệ thống giá trị văn hóa và phải là người đi đầu trong việc thực hiện các mục tiêu đề ra. Lãnh đạo cần phải đề ra định hướng chiến lược, xây dựng quy chế khen thưởng, tạo môi trường làm việc cởi mở và tạo dựng nên tinh thần tập thể vững mạnh.
Hướng để doanh nghiệp xây dựng nên văn hóa gồm những bước chính như sau. Đầu tiên, lãnh đạo nên định hướng văn hóa và giá trị của công ty là gì. Đối với Google, họ hướng đến môi trường làm việc sáng tạo và thoải mái. Thứ hai, áp dụng và đưa vào thực tế bằng các bộ quy tắc ứng xử hay những điều lệ riêng của từng công ty. Thứ ba, đánh giá và điều chỉnh thường xuyên.
Đối với những công ty chưa có kinh nghiệm trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, họ có thể tìm đến dịch vụ của những công ty tư vấn chuyên nghiệp. Đó là những công ty có chuyên môn và nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn và quản lý.
3.Xây dựng hình ảnh và cơ sở vật chất của công ty
Ngoài những giải pháp kể trên, việc một công ty đầu tư vào hình ảnh của mình với xã hội cũng góp phần tạo nên sức hút cho nhân tài và giữ chân được nhân sự nòng cốt. Một công ty nếu xây dựng hình ảnh tốt sẽ có những lợi ích sau
Thứ nhất, một công ty có hình ảnh tốt thì sẽ có độ phủ thương hiệu rộng. Do vậy nhiều người sẽ biết đến công ty hơn và thu hút nhiều nguồn nhân lực hơn. Một công ty có trách nhiệm với xã hội và cộng đồng thì đối với nhân viên họ sẽ tạo điều kiện và môi trường tốt nhất để phát triển. Điều cốt lõi là sẽ khơi cho nhân viên cũng như ứng viên sự tự hào khi là một thành viên của công ty. Nhân viên cũng sẽ có tâm lý chung là khi bạn nhắc đến công ty mà người thân hay bạn bè đều biết đến thì sự hài lòng và muốn hiến cho công ty sẽ tăng cao. Đây là một cách tốt nhất để giữ chân và thu hút thêm nhiều nhân tài cho doanh nghiệp.
Thứ hai, khi có một hình ảnh tốt, họ sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh so với đối thủ trong việc thu hút ứng viên tài năng. Đối với ngành CNTT, nguồn nhân lực đang thiếu hụt, việc thu hút được nhân lực hơn so với đối thủ là điều quan trọng tạo nên vững mạnh cho doanh nghiệp đó trong ngành.
Công ty công nghệ NashTech đang làm tốt trong xây dựng hình ảnh khi tham gia nhiều hoạt động từ thiện, gây quỹ. Đặc biệt, tổ chức buổi tọa đàm và tham quan công ty hướng đến sinh viên cuối cấp với mục đích xây dựng hình ảnh.
Bên cạnh xây dựng hình ảnh công ty, cơ sở vật chất cũng là yếu tố cần được quan tâm. Bởi khi làm việc trong môi trường cơ sở vật chất hiện đại, không gian xanh, nhân viên cải thiện tâm trạng, làm việc hiệu quả hơn. Ngoài những khu làm việc chính, các công ty có thể cân nhắc khu phòng tập, khu phòng trà để nâng cao trải nghiệm nhân viên. Đây cũng là yếu tố quan trọng giữ chân và thu hút nguồn nhân lực.
Xây dựng các bước để triển khai trải nghiệm nhân viên thành công
Mô hình trên cho các doanh nghiệp cái nhìn khái quát về yếu tố để cải thiện trải nghiệm nhân viên. Mỗi doanh nghiệp có thể trọng tâm vào cải thiện những yếu tố riêng để đạt được hiệu quả như mong muốn. Sau đây là những gợi ý về triển khai các yếu tố trên giúp doanh nghiệp tối ưu và đạt được mục đích trong cải thiện trải nghiệm nhân viên
Về công việc, các công ty đề cao tính hiệu quả bằng việc sắp xếp nhân sự vào một nhóm phù hợp, các thành viên sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau và có tiếng nói hơn với lãnh đạo. Như vậy sẽ khiến nhân viên cảm thấy mình được trọng dụng, có giá trị và thấy thoải mái khi làm việc trong môi trường mà mọi người hỗ trợ nhau.
Về lãnh đạo, các công ty nên có chính sách quản lý nhân sự hiệu quả, thoải mái cho sự sáng tạo nhân viên nhưng vẫn đủ kỷ luật để kiểm soát tiến độ công việc. Ngoài ra, các lãnh đạo có thể có khóa học giúp nâng cao kỹ năng chuyên môn, giúp nhân viên phát triển. Như vậy sẽ tạo sự gắn kết hơn giữa lãnh đạo và nhân viên khi họ thấy họ đang được tiến bộ qua thời gian. Một yếu tố mà các lãnh đạo nên lưu ý, đó là nên truyền cảm hứng hay ngợi khen nhân viên để
Về môi trường tích cực, các công ty nên xây dựng môi trường làm việc giúp phát huy năng lực nhân viên và đảm bảo sự công bằng trong đánh giá và công nhận của từng cá nhân. Bởi mỗi cá nhân khi làm việc đều mong muốn sự công nhận của tổ chức, nếu công ty không duy trì được sự công bằng minh bạch thì việc nhân sự ra đi là điều khó tránh. Ngoài ra, các công ty có thể xây dựng môi trường làm việc riêng biệt khác với những công ty khác để tạo ra sự khác biệt nhằm tăng tính thu hút và giữ chân được nhân sự nòng cốt.
Về Cơ hội trưởng thành, nhu cầu tất yếu của nhân viên khi làm việc là cần môi trường giúp họ phát triển về kỹ năng chuyên môn cũng như nhận thức. Về chuyên môn, công ty nên có khóa đào tạo thường xuyên cho nhân viên của mình. Ngoài ra, lộ trình thăng tiến trong doanh nghiệp của cá nhân là điều mà họ quan tâm nhất. Khi công ty cam kết tương lai và định hướng phát triển cho họ thì tính gắn kết với doanh nghiệp sẽ tăng cao.
VAI TRÒ CỦA OD CLICK
Hiểu được những khó khăn mà các doanh nghiệp gặp phải trong việc cải thiện trải nghiệm nhân viên, OD CLICK với cương vị là công ty tư vấn quản lý sẽ phát huy vai trò của mình cùng các doanh nghiệp với dịch vụ
Thứ nhất, công ty có công cụ để đánh giá chất lượng trải nghiệm nhân viên thông qua HR Auditing. Công cụ giúp phân tích hệ thống tuyển dụng, đánh giá nhân viên, phân tích hệ thống đãi ngộ cũng như năng lực đội ngũ quản lý. Bằng công cụ này, các công ty có cái nhìn tổng quan về trải nghiệm nhân viên và vấn đề trong vận hành hệ thống nguồn nhân lực, qua đó có cải tiến, thay đổi kịp thời.
Thứ hai, công ty có chương trình đào tạo phát triển năng lực cho đội ngũ nhân viên nhằm phát triển năng lực chuyên môn, qua đó áp dụng vào công việc để tăng tính hiệu quả. Ngoài ra,công ty có khóa đào tạo cho lãnh đạo để phát triển năng lực quản lý, tạo dựng niềm tin
Thứ ba, công ty có những đánh giá về hiện trạng văn hóa doanh nghiệp. Thông qua đánh giá đó nhận ra được vấn đề của nhân viên đang gặp phải và xem hiện tại họ có đang hài lòng với doanh nghiệp hay không? Sau xem xét vấn đề, công ty sẽ có những giải pháp cụ thể cho doanh nghiệp để cải thiện văn hóa và tạo sự hài lòng cho nhân viên.
Thứ tư, công ty tư vấn chính sách hoàn thiện bộ máy quản trị nhân viên. Các công ty cần phải có chính sách để quản trị nhân lực của mình như là chính sách về lương, thưởng, đánh giá hoàn thành công việc. Mục đích là tạo môi trường công bằng, minh bạch trong đánh giá và công nhận năng lực của mỗi cá nhân. Đây là nền tảng ảnh hưởng đến trải nghiệm của mỗi nhân viên.
Kết luận
Trải qua ba phần của chuyên đề về trải nghiệm của nhân viên trong ngành công nghệ thông tin, các bài viết đã cung cấp thông tin cho độc giả từ cái nhìn tổng quan về ngành IT, những yếu tố ảnh hưởng trải nghiệm nhân viên đến những ví dụ thực tiễn từ các doanh nghiệp xem họ đã làm những gì để nâng cao trải nghiệm.Trong bài viết này đã đưa ra những vấn đề còn tồn đọng và các giải pháp cho doanh nghiệp. Đội ngũ OD CLICK mong rằng các bài viết mang đến thông tin hữu ích với các độc giả và hứa hẹn sẽ tiếp tục mang đến những chuyên đề nóng trong những bài viết tiếp theo.
OD CLICK biên tập!
Nguồn tham khảo:
1. https://hro.vn/blog/van-hoa-doanh-nghiep-va-vai-tro-lanh-dao.html
2.https://blog.trginternational.com/vi/4-buoc-de-tao-dung-van-hoa-doanh-nghiep-hieu-qua-tu-con-so-0
4.https://congthuong.vn/2020-la-nam-nganh-cong-nghe-thong-tin-co-nhieu-bien-dong-129664.html