ĐỔI MỚI TƯ DUY LÃNH ĐẠO TRONG THẾ KỶ 21
Bước vào viễn cảnh kỷ nguyên số của thế giới, các tổ chức đòi hỏi nhà lãnh đạo phải là người tiên phong, định hướng chiến lược cho tổ chức. Những nhà lãnh đạo luôn chịu áp lực từ việc tham gia các vấn đề xã hội, hướng dẫn nhân viên học cách thích nghi với hoạt động trong một mạng lưới. Tuy nhiên, nhiều báo cáo cho rằng, tổ chức kỳ vọng rất nhiều từ những khả năng lãnh đạo mới, xong họ vẫn sử dụng những mô hình và cách tư duy cũ. Đáng lẽ họ cần phát triển những kỹ năng lãnh đạo để nhanh chóng theo kịp đà thay đổi của thế giới. Nhiều năm qua, rất nhiều tổ chức nói rằng họ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm và phát triển những nhà lãnh đạo của tương lai. Năm 2019, Global Human Capital Trend (GHCT) đã khảo sát và đưa ra kết quả với con số 80% tổ chức đánh giá cao sự cần thiết về lãnh đạo. Tuy nhiên chỉ có 41% cho rằng mình đủ sẵn sàng để đạt tới điều kiện trở thành lãnh đạo.
Khác với những nhà lãnh đạo ở thế kỷ trước, thế kỷ 21 lãnh đạo cần phải tập trung vào những mục tiêu kỹ năng sau :
- Dẫn dắt đội nhóm trước những tình huống không rõ ràng và thiếu thông tin;
- Quản lý đội nhóm trước những vấn đề ngày càng phức tạp;
- Am hiểu nhiều về công nghệ hiện đại;
- Quản lý được sự thay đổi của khách hàng;
- Có kỹ năng về quản trị nhân lực;
- Giải quyết được những vấn đề về tự nhiên và văn hóa xã hội.
Vậy điều này có nghĩa là gì?
Nhiều người tin rằng các tổ chức có nhu cầu mới về kỹ năng lãnh đạo. Họ cần những kỹ năng đặc biệt để đóng góp vào sự thành công của tổ chức.
Theo GHCT
Biểu đồ trên là kết quả khảo sát của GHCT khi đặt ra câu hỏi đâu là kỹ năng cần thiết của một nhà lãnh đạo trong thế kỷ 21. Có 81% người trả lời cho rằng tổ chức cần những lãnh đạo có khả năng dẫn dắt đội nhóm qua những trường hợp phức tạp và không rõ ràng. Trong khi đó, 44% tham gia khảo sát nói rằng tổ chức cần người có khả năng dẫn dắt và đổi mới nhanh hơn. Để dẫn dắt đồng đội đến với thành công nhanh hơn, một nhà lãnh đạo phải nghĩ đến việc vượt qua thử thách trong những trường hợp không rõ ràng và thiếu thông tin. Điều này đòi hỏi một sự tự tin và đồng thời tránh gặp phải những điều tiêu cực. Khi đối mặt với sự thiếu rõ ràng, một nhà lãnh đạo sẽ đặt ra những câu hỏi:
- Đâu là những nhiệm vụ cần thiết để gia tăng giá trị cho tổ chức?
- Đâu là những thách thức doanh nghiệp cần phải vượt qua?
- Đâu là những việc bạn cần/ không cần chịu trách nhiệm?
- Những biểu hiện nào nên tiếp tục tồn tại trong tổ chức?
Đâu là những yếu tố ảnh hưởng đến tư duy lãnh đạo ?
Mặc dù nhiều tổ chức đã xây dựng lại mô hình lãnh đạo mới hay thậm chí là thay đổi cơ cấu, thế kỷ 21 vẫn luôn có sự thay đổi khi được đặt trong một hoàn cảnh nhất định.
Theo GHCT
Có 4 yếu tố dẫn đến sự khác biệt cho lãnh đạo của thế kỉ 21:
- Công nghệ mới
- Tốc độ thay đổi
- Sự thay đổi về nguồn nhân lực và sự kỳ vọng của nhân viên
- Sự thay đổi về kỳ vọng của khách hàng
Trong kỷ nguyên 4.0, con người không còn tin vào việc những báo cáo doanh số thường niên hay doanh số quý là mốc đo duy nhất cho sự thành công của một doanh nghiệp. Họ đánh giá một doanh nghiệp dựa trên ảnh hưởng của doanh nghiệp đó đối với cộng đồng, môi trường, khách hàng. Chính vì vậy, những nhà lãnh đạo chỉ chuyên chú vào việc hoành thành chỉ tiêu và cạnh tranh không ngừng bị coi là người có tầm nhìn hạn hẹp. Đồng thời, không tiếp xúc với những thử thách trước những doanh nghiệp lớn tầm hơn.
Việc lãnh đạo hiệu quả trong thế kỷ 21 chính là hoạt động trong hoàn cảnh được tạo nên bởi sự thay đổi về nhân khẩu học, kỳ vọng về khách hàng, sự biến đổi về công nghệ thông tin và tốc độ thay đổi nhanh chóng. Deloitte tin rằng làm mới cái nhìn của một người về nội dung này là một sự cần thiết để quyết định cách những nhà lãnh đạo kết hợp những kỳ vọng truyền thống với kĩ năng lãnh đạo mới để giúp doanh nghiệp theo đuổi thành công.
Đứng giữa sự chuyển giao của những thế hệ, các nhà lãnh đạo phải đối mặt với nhiều sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ, kinh tế và xã hội. Việc tồn tại trong sự chuyển giao này đòi hỏi những nhà lãnh đạo phải phát triển cho mình những kỹ năng mới để thích nghi và vượt qua nhiều rào cản về sự minh bạch, hợp tác nội bộ và quản lý hiệu suất.
Dựa vào quá trình thay đổi của từng cá nhân, các doanh nghiệp Việt Nam nên cố gắng theo kịp sự thay đổi, xây dựng lại mô hình đào tạo để phù hợp với cái tên nhà lãnh đạo của thế kỷ 21.
Nguồn tham khảo:
https://drive.google.com/file/d/1vgKrqQlEOumQxU4X4sEge8XkEOQv9UZj/view