Những doanh nghiệp thành công luôn phải xác định được mục tiêu thật rõ ràng. Chúng ta có thể hiểu đơn giản rằng, trong tổ chức, nhân viên và lãnh đạo phải có chung một mục tiêu thì mới hướng tới kết quả mong đợi. Tuy nhiên, để xây dựng mối liên kết giữa lãnh đạo và nhân viên, cùng hướng tới các mục tiêu chung là điều rất khó khăn nếu không có một hệ thống thiết lập mục tiêu và theo dõi hiệu suất phù hợp. Doanh nghiệp cần có một chiến lược nhằm quản lý, thiết lập các mục tiêu chung trong tổ chức. Đây chính là lý do mà OKRs ra đời.

OKRs là gì?

OKRs là viết tắt của “Objectives and Key Results” nghĩa là những mục tiêu và kết quả then chốt. Nó là một công cụ thiết lập mục tiêu cùng hợp tác được sử dụng bởi các nhóm và cá nhân để đặt các mục tiêu đầy thách thức, đầy tham vọng với kết quả có thể đo lường được. OKRs là cách để theo dõi tiến trình, tạo sự liên kết và khuyến khích sự tham gia các mục tiêu đo lường được.

OKRs hiện đang được sử dụng bởi Google, Intel và các công ty khác. Nó là một công cụ đơn giản để tạo sự nhất quán và sự tham gia xung quanh các mục tiêu có thể đo lường được. John Doerr là một trong những nhà đầu tư mạo hiểm thành công nhất bắt đầu sự nghiệp tại Intel và đầu tư thành công vào các công ty như Google, Amazon, v.v. Năm 1986, John tạo ra OKR và áp dụng phương pháp này vào Intel để rồi cạnh tranh thành công với đối thủ Motorola cuối cùng giành được thị phần đến 85%.

Vậy nên với OKRs việc quản trị của các doanh nghiệp nhỏ sẽ tốt hơn nhờ sự tập trung vào các mục tiêu nhất định quan trọng nhất, còn với các doanh nghiệp lớn sẽ giúp làm rõ ràng thông tin giữa các bộ phận và tạo mối quan tâm chung chứ không “chia bè kết phái”.

Cấu trúc OKRs

Cấu trúc của OKRs rất đơn giản, nó bao gồm 2 phần:

  1. Mục tiêu:

Chúng ta bắt đầu bằng cách xác định 3-5 mục tiêu chính ở cấp độ công ty, nhóm hoặc cá nhân. Mục tiêu cần có tham vọng, định tính, thời gian ràng buộc và hành động bởi người hoặc nhóm. Chúng ta cũng cần lưu ý rằng OKRs khác với KPI nên cần thận trọng khi truyền đạt ý tưởng tránh những hiểu lầm làm sai lệch cấu trúc OKRs.

  1. Các kết quả then chốt:

Với mỗi Mục tiêu, xác định 3-5 kết quả đo được. Các kết quả then chốt phải có tính định lượng, có thể đạt được và phải mang tính thách thức, khó khăn, nhưng không phải là không thể. Kết quả OKRs có thể dựa trên sự tăng trưởng, hiệu suất hoặc sự tham gia. Thường thì chúng thể hiện bằng con số, nhưng chúng cũng có thể hiển thị việc được làm hoặc không được làm, do đó, có thể thể hiện bằng hệ nhị phân 0 hoặc 1.

Ví dụ chúng ta có thể có việc làm theo kế hoạch này là ngày mai kiếm được 500 data từ Marketing Facebook, nếu như bình thường công việc này có thể chỉ hoàn thành được 70% nhưng việc có thể chạy được 500 data là hoàn toàn có thể chỉ là nó sẽ là thử thách lớn để có thể vượt qua.

Ví dụ về cách thiết lập OKRs

*Mục tiêu 1: Tăng số lượng cửa hàng lên 20%

Kết quả then chốt:

  • Chọn 40 ứng viên nhượng quyền mới vào tháng 3
  • Đào tạo 30 người trong số họ trước tháng 6
  • Ký hợp đồng với 25 người trong số họ trước tháng 9
  • Mở 20 cửa hàng trước tháng 12

Bây giờ, nếu theo dõi những con số đó trong suốt cả năm, chúng ta sẽ biết tiến trình đang đi đến đâu và thực hiện được những gì.

Tương tự, đối với mục tiêu khác:

*Mục tiêu 2: Tăng lợi nhuận 10%

Kết quả then chốt:

  • Triển khai hệ thống đấu giá ngược đăng ký nhà cung cấp và tiết kiệm 10% khi mua hàng
  • Thuê ngoài đội tàu phân phối cho các cửa hàng và giảm 25% chi phí
  • Khởi động các chiến dịch theo mùa vào Ngày Valentine, các bà mẹ và ngày của cha và tăng gấp đôi doanh thu từ năm ngoái.

Một lần nữa, nhân viên sẽ biết chính xác những gì họ phải làm để đạt được mục tiêu, cách họ sẽ được kiểm soát và những hành động cần được phát triển.

Mọi thứ trở nên dễ dàng và rõ ràng hơn rồi phải không?

Làm thế nào để sử dụng OKRs?

Sau khi xác định, hãy truyền đạt Mục tiêu và Kết quả then chốt cho mọi người. Nếu cần, điều chỉnh từ ngữ với nhau để mọi người có một sự hiểu biết chung.

Khi mọi người bắt đầu làm việc, họ sẽ cập nhật các chỉ số kết quả thường xuyên – tốt nhất là hàng tuần. Một mục tiêu được coi là được thực hiện khi 70-75% kết quả của nó đã đạt được. Nếu 100% kết quả mục tiêu được thực hiện, nó có thể không đủ tham vọng.

Kiểm tra lại OKRs thường xuyên là điều cần thiết và hãy linh hoạt. Nếu công ty, nhóm hoặc mục tiêu cá nhân thay đổi, hãy thoải mái thay đổi OKRs. Không có OKRs nào quan trọng hơn tri giác và công việc kinh doanh thực tế thường ngày.

Những lợi ích của OKRs

Khi được thiết lập và sử dụng thường xuyên, OKRs rất đơn giản để sử dụng và không mất nhiều thời gian để thực hiện. Thông thường, chỉ mất vài giờ mỗi quý để kiểm tra và xem xét OKRs, mặc dù nên kiểm tra chúng thường xuyên hơn một chút để theo kịp tiến độ và đánh dấu tiến trình đã nói hàng tuần.

Đồng hành xây dựng OKRs với OD CLICK

Để xây dựng được OKRs hiệu quả, không phải chỉ cần đưa ra những con số không thiết thực hay những con số quá tầm thường với hiện tại. Điều này rất khó bởi lẽ để nhân sự hiểu rằng OKRs không phải là đánh giá công việc mà là khuyến khích thực hiện công việc đó với năng suất tốt hơn chúng ta phải mất nhiều thời gian để đúc kết mà nguy cơ thất bại vẫn rất cao.

Với đội ngũ chuyên gia tận tâm và chuyên nghiệp, OD CLICK tin chắc rằng với kinh nghiệm thực tiễn cùng tư duy đổi mới liên tục thì OD CLICK sẽ từng bước xác định được mục tiêu và yêu cầu đề ra để hoàn thành được OKRs phục vụ cho doanh nghiệp và với mục tiêu cuối cùng là nâng cao được sự sự phát triển của doanh nghiệp.

OD CLICK biên tập!

Nguồn tham khảo:

https://felipecastro.com

https://www.coursehero.com

https://www.whatmatters.com

https://weekdone.com

error: Nội dung đã khóa !!