CON THUYỀN DẪN TỚI ĐẠI DƯƠNG XANH

Hiện nay, 90% doanh nghiệp thất bại trong vòng 10 năm kể từ khi họ thành lập. Có thể nói đó là một thống kê gây sốc, nhưng đó là thực tế cộng đồng doanh nhân thừa nhận. Nếu bạn muốn giảm thiểu sự ngẫu nhiên, thất bại trong thử nghiệm và sai sót trong việc tạo ra không gian thị trường mới, hãy xây dựng một con thuyền lớn và vững trãi đưa doanh nghiệp của bạn ra khơi tìm đến những đại dương xanh. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn làm theo năm bước có hệ thống để bạn tối đa hóa cơ hội tìm ra đại dương xanh của chính mình – chính là những bước tạo ra con thuyền đưa doanh nghiệp đến đại đương xanh.

Bước 1: Chọn đúng sản phẩm cho ​​đại dương xanh của bạn

Doanh nghiệp bắt đầu bằng cách nghiên cứu sản phẩm hoặc dịch vụ . Để giúp bạn thực hiện điều này, OD CLICK giới thiệu sơ đồ  “pioneer-migrator-settler” để giúp bạn tìm được khu vực tiềm năng nhất. 

Sơ đồ Pioneer-Migrator-Settler (PMS)

Một sơ đồ hữu ích cho một nhóm quản lý doanh nghiệp theo đuổi sự tăng trưởng lợi nhuận là kế hoạch của công ty trên Sơ đồ Pioneer-Migrator-Settler được tạo ra bởi W. Chan Kim và Renée Mauborgne.

Sơ đồ Pioneer-Migrator-Settler

(Nguồn: theo blueoceanstrategy.com)


Pioneer là những sản phẩm mang lại giá trị chưa từng có và tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận cao. Chúng khách với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, thực sự không có cạnh tranh trực tiếp và có một thị trường của riêng mình. 

Migrators là những sản phẩm và dịch vụ có giá trị cao nhưng không đổi mới. Những sản phẩm này nằm trên biên giới giữa Đại dương Xanh và Đỏ, có tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận nếu  một số thay đổi được thực hiện.

Settlers là các sản phẩm và dịch vụ tuân theo các tiêu chuẩn ngành. Chúng không cần sáng tạo, có ít hoặc không có tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận, và đối mặt với sự thu hẹp khách hàng, đó là đại dương đỏ. Hầu hết các sản phẩm trên thị trường hiện nay đều thuộc loại này. 

 

Bước 2: Nhận thức rõ ràng bạn đang ở đâu

Tiếp theo, bạn sẽ cần một công cụ hiển thị thực tế chiến lược hiện tại trong một hình ảnh đơn giản. Nó cho thấy cách bạn và đối thủ cạnh tranh tác động như thế nào với người mua và khách hàng và tại sao điều này lại thúc đẩy ngành công nghiệp của bạn hướng tới đại dương đỏ. 

Sơ đồ thị trưởng đơn giản theo từng phần

Sơ đồ thị trường đơn giản theo từng phần

(Nguồn: theo blueoceanstrategy.com)

Sơ đồ thị trường đơn giản theo từng phần thể hiện một sơ đồ đơn giản về môi trường của thị trường mà doanh nghiệp hoạt động, điều này cũng mang lại cảm giác tốt hơn về mức độ thay đổi liên quan đến từng tùy chọn.                          

 Thị trường cốt lõi, thị trường liền kề và thị trường chuyển đổi:

  • Thị trường cốt lõi (Core Market) là thị trường mà doanh nghiệp hiện đang ở hoặc có một lịch sử mà trong đó nó có thể dễ dàng tham gia lại với khung RPV* hiện tại của nó
  • Các thị trường liền kề (Adjacent Market) là những thị trường mà một tổ chức có thể tham gia bằng cách tận dụng một số khung RPV hiện tại của nó cũng như bổ sung cho nó các nguồn lực và khả năng mới.
  • Thị trường chuyển đổi (Transformational Markets) đại diện cho các thị trường mà tổ chức có thể cần phải chuyển đổi đáng kể Khung RPV của mình để có thể hoạt động và cạnh tranh hiệu quả.

(Khung RPV = Tài nguyên, quy trình và giá trị – một khung khả năng tổ chức đơn giản được phát triển bởi Clayton Christensen trong cuốn sách của ông The Innovators Dilemma)

Tích hợp với chiến lược đại dương xanh

Sơ đồ thị trường đơn giản theo từng phần tích hợp

(Nguồn: theo blueoceanstrategy.com)

Với lớp phân đoạn thị trường hiện tại, bạn có thể xây dựng khái niệm tạo ra các thị trường hoàn toàn mới được tìm thấy trong cuốn sách The Blue Ocean Strategy.

Việc thêm một vị trí trực quan cho các thị trường mới nổi có thể chưa tồn tại trên sơ đồ của các thị trường hiện có đặc biệt hữu ích khi một tổ chức cần phải tìm kiếm một cách sáng tạo các thị trường tăng trưởng mới.

 

Bước 3: Xác định các nhân tố ẩn mà bạn có thể biến thành cơ hội

Một khi bạn nhìn thấy con đường lớn, bạn có thể tưởng tượng bạn có thể ở đâu. Thách thức là phải phát triển một cái nhìn rõ ràng về các giả định và ranh giới của ngành công nghiệp của doanh nghiệp cũng giới hạn sức hấp dẫn và quy mô thị trường bằng cách xác định “điểm đau”. Những “điểm đau” này không phải là những hạn chế; chúng là là những cơ hội ẩn để thoát khỏi sự cạnh tranh và cung cấp các giải pháp mới cho các vấn đề tồn tại. Sơ đồ tiện ích người mua là công cụ giúp doanh nghiệp tìm ra các “điểm đau” và những cơ hội tiềm ẩn để phát triển trong tương lai.

Sơ đồ tiện ích người mua (The Buyer Utility Map)

Sơ đồ Tiện ích người mua, được phát triển bởi W. Chan Kim và Renée Mauborgne, giúp các nhà quản lý suy nghĩ từ góc nhìn nhu cầu. Nó phác thảo tất cả các đòn bẩy giúp doanh nghiệp có thể cung cấp tiện ích đặc biệt cho người mua cũng như những trải nghiệm khác nhau mà người mua có thể có với sản phẩm hoặc dịch vụ. Tư duy này giúp người quản lý xác định đầy đủ các không gian tiện ích mà một sản phẩm hoặc dịch vụ có thể lấp đầy. Sơ đồ tiện ích người mua có hai chiều: Chu kỳ trải nghiệm người mua (BEC) và Đòn bẩy tiện ích.

 

                                                                Các doanh nghiệp hiện tại tập trung

                                                              Những điều đại dương xanh hướng tới

Sơ đồ tiện ích người mua

(Nguồn: theo blueoceanstrategy.com)

Bằng cách định vị sự cung cấp mới trên một hoặc các không gian của sơ đồ tiện ích người mua, người quản lý có thể thấy rõ cách thức, và liệu ý tưởng mới có tạo ra một đề xuất tiện ích khác với các dịch vụ hiện có hay không. 

 

Bước 4: Đi từ ý tưởng lớn để tạo ra các tùy chọn đại dương xanh thực tế

Đến đây doanh nghiệp đã sẵn sàng để tạo ra các tùy chọn đại dương xanh thực tế đạt được cả sự khác biệt và chi phí thấp. Một công cụ hữu dụng để làm điều này là Mô hình sáu hướng đi (Six Paths Framework). Công cụ này sẽ giúp bạn thấy những cơ hội mà người khác chỉ nhìn thấy đại dương cạnh tranh màu đỏ. Để hiểu được những hiểu biết này và xây dựng chúng thành chiến lược, khuôn khổ bốn hành động là công cụ thường được sử dụng. Công cụ này sẽ tập trung doanh nghiệp vào những gì họ có thể loại bỏ, giảm thiểu, nâng cao và tạo ra, và xây dựng sáu hướng đi chiến lược trong đại dương xanh tiềm ẩn. 

Mô hình sáu hướng đi (Six Paths Framework)

Để giành chiến thắng,các công ty trong tương lai cần phải cố gắng để đánh bại các đối thủ cạnh tranh. Six Paths Framework được phát triển bởi W. Chan Kim và Renée Mauborgne cho phép các nhà quản lý giải quyết các rủi ro tìm kiếm mà nhiều công ty đang gặp khó khăn. Nó cho phép họ có thể xác định cần ra khỏi đại dương đỏ nơi chiến đấu khả sinh tồn, xây dựng lại ranh giới thị trường để tìm đến đại dương xanh thương mại hấp dẫn.

Mô hình sáu hướng đi

(Nguồn: theo blueoceanstrategy.com)

Khuôn khổ 4 hành động

Khuôn khổ 4 hành động được phát triển bởi W. Chan Kim và Renée Mauborgne được sử dụng để tái tạo lại các yếu tố giá trị của người mua trong việc tạo ra một đường cong giá trị mới hoặc hồ sơ chiến lược. Để phá vỡ sự cân bằng giữa sự khác biệt và chi phí thấp trong việc tạo ra một đường cong giá trị mới, khuôn khổ đặt ra bốn câu hỏi chính, được thể hiện trong biểu đồ, để thách thức logic chiến lược của ngành.

Khuôn khổ bốn hành động

(Nguồn: theo blueoceanstrategy.com)

 

Bước 5: Khởi động đại dương xanh của bạn

Bước thứ năm và cuối cùng là nơi bạn sẽ tìm hiểu làm thế nào để bước vào đại dương xanh của bạn, nhanh chóng kiểm tra thị trường và khai thác tối đa tiềm năng của nó.

Bài viết khái quát năm bước để dẫn tới đại dương xanh của doanh nghiệp. Hãy thực hiện theo những bước trên một cách linh hoạt, triển khai chi tiết từng bước và sử dụng các công cụ khôn ngoan, để có thể đạt được thành công.

 

Tài liệu tham khảo:

  1. Building a Growth Factory: Scott D. Anthony & David S. Duncan. AS
  2. The Innovators Dilemma: Clayton Christensen
  3. Blue Ocean Skift book
  4. Các học thuyết của Kim & Mauborgne
  5. blueoceanstrategy.com

Leave a Reply

error: Nội dung đã khóa !!