LÃNH ĐẠO CHIẾN LƯỢC ĐẠI DƯƠNG XANH

 

Chiến lược đại dương xanh là hướng đi nhiều thách thức, khi đó vai trò người lãnh đạo trở nên vô cùng quan trọng. Lãnh đạo chiến lược đại dương xanh là người nhanh chóng mang lại sự thay đổi về sức mạnh lãnh đạo. Nó khác với các phương pháp phát triển lãnh đạo truyền thống theo một số cách bao quát.

 

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÀ LÃNH ĐẠO CHIẾN LƯỢC ĐẠI DƯƠNG XANH

Thứ nhất, tập trung vào hành vi và hoạt động

Qua nhiều năm, rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những giá trị, phẩm chất và phong cách hành vi phù hợp cho một nhà lãnh đạo, và chúng là tiền đề cơ sở của các chương trình phát triển và huấn luyện điều hành. Tuy nhiên, những nhà lãnh đạo đại dương xanh lại tập trung vào hành vi, hoạt động để thúc đẩy động lực và kết quả kinh doanh của đội chứ không phải là những điều họ cần. Sự khác biệt  này là quan trọng và cần được nhấn mạnh. Việc thay đổi hành vi và hoạt động của mọi người dễ dàng hơn đáng kể so với giá trị, phẩm chất và đặc điểm hành vi của họ. Tất nhiên, việc thay đổi hoạt động của một nhà lãnh đạo không phải là một giải pháp hoàn chỉnh để có các giá trị, phẩm chất và các đặc điểm hành vi đúng đắn. Nhưng các hoạt động là điều mà bất kỳ cá nhân nào cũng có thể thay đổi, đưa ra phản hồi và hướng dẫn đúng.

Thứ hai, kết nối chặt chẽ với thực tế thị trường

Các chương trình phát triển lãnh đạo truyền thống có xu hướng khá chung chung và thường tách rời khỏi thương hiệu của công ty trong mắt của khách hàng và từ kết quả thị trường mà khách hàng mong đợi đạt được. Ngược lại, để thực hiện chiến lược đại dương xanh, những người phải đối mặt với thực tế thị trường đều được hỏi ý kiến để các nhà lãnh đạo có thể xác định những hành động cần làm để làm hài lòng khách hàng và các bên liên quan. Khi mọi người tham gia vào việc xác định các hoạt động, lãnh đạo sẽ giúp họ nắm bắt những thực tiễn và được kết nối với thực tế thị trường, giúp nhân viên có động lực cao để tạo ra các định hướng và các giải pháp mới trong hoạt động. Sự kết nối chặt chẽ với thị trường của lãnh đạo tối đa hóa việc chấp nhận các định hướng mới, đồng thời giảm thiểu chi phí thực hiện.

Thứ ba, phát triển năng lực lãnh đạo trên tất cả các cấp quản lý

Hầu hết các chương trình lãnh đạo tập trung vào các giám đốc điều hành cùng tác động trong hiện tại và tương lai của họ với công ty. Nhưng chìa khóa cho một tổ chức thành công là phát triển năng lực lãnh đạo ở mọi cấp độ. Một tổ chức xuất sắc là tổ chức khơi dậy được động lực và hành động của các nhà lãnh đạo cấp trung, các trưởng nhóm – những người đang tiếp xúc trực tiếp với thị trường. Một nhà điều hành cấp cao đã nói: “Sự thật là chúng tôi, người quản lý hàng đầu, không thực sự tham trong lĩnh vực này để đánh giá đầy đủ các hành động trung gian và tiền tuyến. Chúng tôi cần những nhà lãnh đạo hiệu quả ở mọi cấp độ để tối đa hóa hiệu quả hoạt động của công ty.”

Lãnh đạo chiến lược đại dương xanh được thiết kế để được áp dụng trên ba cấp quản lý khác nhau: cấp cao, cấp trung và trưởng nhóm. Các nhà lãnh đạo cần thiết kế riêng các phương pháp cho các nhiệm vụ khác nhau, mức độ quyền lực, và các môi trường khác nhau ở mỗi cấp độ. Mở rộng khả năng lãnh đạo sâu vào tuyến đầu sẽ giải phóng tài năng tiềm ẩn và thúc đẩy những nhân viên quan trọng, đồng thời tạo ra khả năng lãnh đạo mạnh mẽ ở nhiều cấp độ giúp tăng cường hiệu suất trên toàn tổ chức.

 

BA BƯỚC ĐỂ TRỞ THÀNH LÃNH ĐẠO CHIẾN LƯỢC ĐẠI DƯƠNG XANH

Bây giờ chúng ta hãy xem xét cách phát triển lãnh đạo chiến lược đại dương xanh vào thực tế. Nó bao gồm ba bước:

Bước 1: Nhìn vào thực tế lãnh đạo hiện tại

Một sai lầm phổ biến thường mắc phải là thảo luận về những thay đổi trong lãnh đạo trước khi giải quyết những khác biệt về ý kiến ​​và những gì các nhà lãnh đạo đang thực sự làm. Nếu không có một sự hiểu biết khái quát vị trí của lãnh đạo, tình hình thực tế hiện tại thì năng suất làm việc sẽ sụt giảm và sai lầm sẽ xảy ra.

Bước 2: Chuyển đổi vai trò lãnh đạo

Các nhà lãnh đạo mới được kỳ vọng sẽ tìm và sáng tạo ra bức tranh định hướng mới cho tổ chức. Quá trình chuyển đổi lãnh đạo thành công có thể giúp doanh nghiệp tiến gần hơn mục tiêu nhiều lần so với phương pháp cũ.

Bước 3: Thể chế hóa các phương pháp của lãnh đạo mới.

Sau khi chuyển đổi kết thúc, các nhà lãnh đạo mới cần tổ chức các cuộc họp để đưa ra bức vẽ chiến lược của tổ chức, xác định những gì cần được loại bỏ, giảm bớt, nâng lên và tạo ra. 

Các nhà lãnh đạo cùng với các trợ lý trực tiếp của họ phải giải thích cho mọi người cách phương pháp mới sẽ thực hiện như nào và hiệu quả ra sao. Để giữ cho mô hình mới luôn được duy trì trong tâm trí mọi người, các nhà lãnh đạo cần tổ chức các cuộc họp thường kỳ hàng tháng mà tại đó họ thu thập phản hồi của báo cáo trực tiếp về mức độ họ đang thực hiện chuyển đổi sang phương thức mới. Tất cả các nhận xét phải được minh họa bằng các ví dụ cụ thể. Người lãnh đạo có cắt giảm các hành động và hoạt động đã bị loại bỏ và giảm bớt không? Nếu có, làm thế nào? Nếu không, trong trường hợp nào tổ chức vẫn còn thực hiện? Tương tự như vậy, liệu tổ chức có tập trung nhiều hơn vào việc tăng thêm giá trị và thực hiện các hoạt động mới không? Mặc dù các cuộc họp có thể gây khó chịu lúc đầu, kể cả cho những nhân viên phải góp ý và giám sát ông chủ của mình. Tuy nhiên, không mất nhiều thời gian trước khi mọi người có thể thấu hiểu và tôn trọng lẫn nhau, như mọi người thấy những thay đổi trong lãnh đạo ảnh hưởng tích cực đến hiệu suất công việc của tổ chức như thế nào.

 

PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN BA BƯỚC TRỞ THÀNH LÃNH ĐẠO CHIẾN LƯỢC ĐẠI DƯƠNG XANH

Thứ nhất, tôn trọng các nhà lãnh đạo cấp cao và đưa họ làm mũi nhọn quá trình

Sự tham gia của các nhà lãnh đạo cấp cao là bắt buộc – họ tiến hành phân tích và đưa ra chiến lược. Điều này khiến mọi người cảm thấy hào hứng, sẵn sàng tham gia chiến lược đại dương xanh, cung cấp những thông tin cần thiết về hoạt động thực tế, giúp lãnh đạo có cái nhìn sáng suốt.

Thứ hai, mọi người được tham gia vào việc xác định những gì các nhà lãnh đạo nên làm

Khi các phương thức mới được tạo ra, việc mọi người có quyền tham gia xác định những hành động tiếp theo và có vai trò trong những thay đổi được thực hiện làm cho họ cảm thấy gắn bó sâu sắc hơn với các nhà lãnh đạo của họ. 

Thứ ba, mọi thành viên tổ chức đều có tiếng nói trong quyết định cuối cùng

Một phần của tổ chức thông qua các cấp quản lý sẽ được bỏ phiếu trong việc chọn phương thức của lãnh đạo mới. Mặc dù những người quản lý hàng đầu có tiếng nói cuối cùng và có thể phương án có số phiếu bầu cao nhất không được thực thi, họ cần giải thích rõ ràng cho quyết định của họ với mọi thành viên tổ chức.

Thứ tư,  đánh giá liệu các kỳ vọng có được đáp ứng hay không

Cuộc họp đánh giá hàng tháng giữa các nhà lãnh đạo và trợ lý trực tiếp của họ giúp tổ chức kiểm tra xem họ có đang tiến hành chiến lược hiệu quả hay không. Các cuộc họp đó giữ cho các nhà lãnh đạo trung thực, thúc đẩy họ tiếp tục thay đổi và xây dựng niềm tin vào cả quá trình và mục tiêu kỳ vọng của tổ chức. Bằng cách thu thập phản hồi từ các cuộc họp đó, lãnh đạo cấp cao có thể đánh giá mức độ hiệu quả khi chuyển sang chiến lược mới, trở thành đầu vào quan trọng trong đánh giá hiệu suất hàng năm.

Về cơ bản, món quà mà công bằng tạo ra là sự tin tưởng và sự hợp tác tự nguyện, một yếu tố quan trọng đối với mối quan hệ với người đi theo nhà lãnh đạo. Bất cứ ai từng làm việc trong một tổ chức đều hiểu được sự tin tưởng quan trọng như thế nào. Nếu nhân viên tin tưởng tổ chức và lãnh đạo, họ sẵn sàng cam kết lâu dài. Ngược lại, nếu nhân viên không tin tưởng lãnh đạo của họ, thì họ sẽ làm việc chỉ để bảo vệ vị trí của mình và chiến đấu với thành viên khác trong công ty thay vì hướng đến khách hàng và tạo ra giá trị. Không chỉ khả năng của họ sẽ bị lãng phí mà hiệu suất của công ty cũng giảm sút.

 

Chúng ta sẽ không bao giờ ngừng ngạc nhiên trước tài năng và năng lượng mà những lãnh đạo chiến lược đại dương xanh mang lại, họ sẽ chấm dứt sự lãng phí của lãnh đạo kém, mở ra hướng phát triển tuyệt với của công ty. Còn bạn, bạn đã sẵn sàng trở thành một nhà lãnh đạo chiến lược đại dương xanh?

 

Tài liệu tham khảo:

  1. W. Chan Kim và Renée Mauborgne, Chiến lược đại dương xanh, 2007, NXB Tri Thức.
  2. Nguyễn Trung Vãn (Chủ biên), Giáo trình Marketing Quốc tế, 2008, NXB Trường đại học Ngoại Thương.
  3. W. Chan Kim and Renée Mauborgne, Blue Ocean Stratery, 2005, Havard Business School Press.
  4. Adrian J. Slywotzky and David J. Morrison, The Profit Zone, 1997, The Businessweek Bestseller.
  5. Paul Bacsich, Lessons to be learned from the failure of the UK e-University, Middlesex University.

Leave a Reply

error: Nội dung đã khóa !!