BA QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ LÃNH ĐẠO
Trong suốt hành trình phát triển văn minh của loài người từ thuở xưa cho đến nay, chúng ta đã đạt được những tiến bộ vượt bậc. Tuy nhiên, theo báo cáo của các tổ chức trên thế giới, có vẻ như chúng ta vẫn chưa làm chủ được nghệ thuật lãnh đạo đích thực. Vấn đề là gì? Có lẽ nó bắt đầu với cách chúng ta định nghĩa và hiểu về chính khái niệm này. Sau đây là 3 quan niệm sai lầm thường gặp khi hiểu về lãnh đạo:
Thứ nhất, Lãnh đạo là ảnh hưởng đến người khác để đạt được mục đích
Trong các hội thảo về lãnh đạo, Rajeev Peshawaria – giám đốc điều hành Goldman Sachs International thường chia khán giả thành các nhóm nhỏ và yêu cầu họ điền tiếp vào câu “Lãnh đạo là hành động…” với 15 từ hoặc có thể ít hơn . Cho dù khán giả có nhiều đến thế nào và dù hội thảo tổ chức ở đâu trên thế giới, mỗi nhóm đều đưa ra mẫu câu gần giống nhau. Mọi người đưa ra quan điểm rằng:
Lãnh đạo là hành động thiết lập các mục tiêu, chia sẻ và truyền cảm hứng/ thúc đẩy mọi người cùng nhau hướng tới việc đạt được chúng.
Ngôn từ có thể có thay đổi một chút từ nhóm này sang nhóm khác, nhưng bản chất hầu như luôn giống nhau – lãnh đạo là những gì họ làm cho người khác.
Nhưng thật sự có phải vậy không?
Nếu chúng ta nhìn vào những người như Mahatma Gandhi, Nelson Mandela và Martin Luther King Jr., chúng ta có thể nhận thấy rằng họ không làm gì với người khác. Những gì họ đã làm là đặt ra những mục tiêu rất rõ ràng cho chính bản thân họ; và thúc đẩy bản thân đấu tranh không ngừng để đạt được chúng. Khi làm như vậy, họ trở thành những hình mẫu mạnh mẽ, và điều đó đã thúc đẩy và truyền cảm hứng cho những người khác tham gia vào cuộc hành trình của họ.
“Cuộc đời tôi là thông điệp của tôi” – Mahatma Gandhi
Thứ hai, Lãnh đạo là người có thẩm quyền để tạo sự khác biệt
Một bài tập thú vị khác mà Rajeev Peshawaria thực hiện là yêu cầu mọi người gọi tên nhà lãnh đạo của đất nước họ. Gần như ngay lập tức, mọi người gọi tên Tổng thống hoặc Thủ tướng của họ. Tiếp theo, Rajeev Peshawaria yêu cầu họ gọi tên người lãnh đạo công ty của họ, và một lần nữa, không ngần ngại, mọi người đều cho rằng đó là CEO hoặc Giám đốc điều hành. Nhưng khi Rajeev Peshawaria tiếp tục với câu hỏi thứ ba – lãnh đạo có giống như địa vị và quyền lực không? – Ông nhận được một sự im lặng . Bấy giờ, mọi người bắt đầu suy nghĩ.
Chúng ta luôn tự động cho rằng người có quyền lực nhất trong một nhóm là người lãnh đạo. Người quyền lực nhất đó luôn dẫn đầu .
Quan niệm sai lầm 2 bắt nguồn từ quan niệm sai lầm 1. Bởi vì mọi người cho rằng lãnh đạo sẽ ảnh hưởng đến người khác để hoàn thành công việc, nên việc cho rằng người có thẩm quyền nhất chính là người lãnh đạo. Một lần nữa, nếu chúng ta nhìn vào Gandhi, Mandela, King và các nhà lãnh đạo vĩ đại khác trong suốt lịch sử, chúng ta có thể thấy rằng trong hầu hết cuộc đời, họ không nắm giữ chức vụ, quyền lực cao nhất và không bao giờ chỉ huy quân đội. Những nhà lãnh đạo vĩ đại không quan tâm liệu họ có bao nhiêu thẩm quyền chính thức. Tuy nhiên, hầu hết mọi người luôn cho rằng vì họ không có đủ thẩm quyền để tạo nên sự khác biệt để trờ thành lãnh đạo.
Gandhi, Mandela và King là một trong những ví dụ nổi bật nhất về sự lãnh đạo mạnh mẽ trong thế kỷ 20, nhưng không phải về bản thân quyền lực. Khả năng truyền cảm hứng cho hàng triệu người đến từ niềm tin mạnh mẽ của chính họ vào một tập hợp các giá trị mà họ không bao giờ thỏa hiệp và theo đuổi một mục đích lớn hơn bản thân họ. Bởi vì mục đích của họ bắt nguồn từ những hệ giá trị được giữ vững, và vì nó lớn hơn chính bản thân họ, nên họ mất đi nỗi sợ hãi. Bởi vì họ không sợ, vì vậy, họ không bao giờ bỏ cuộc. Và bởi vì họ không bao giờ bỏ cuộc, họ không bao giờ thất bại. Không ai trao quyền cho họ bởi các chức danh hoặc quyền hạn – nguồn sức mạnh của họ nằm trong chính họ.
“Tôi không bao giờ thất bại. Hoặc là tôi chiến thắng, hoặc là tôi học được gì.” – Nelson Mandel
Thứ ba, Lãnh đạo = Theo dõi
Là cha mẹ, chúng ta vui vẻ khi con cái lắng nghe và vâng lời. Khi chúng quá nổi loạn, chúng ta không thích điều đó. Ngay từ rất sớm, một đứa trẻ đã được giáo dục rằng cách tốt nhất để bé được đánh giá cao và khen thưởng là tuân theo các hướng dẫn của cha mẹ một cách càng chặt chẽ càng tốt. Khi đứa trẻ đi học, quan niệm sai lầm tương tự tiếp tục trong trường lớp. Học sinh nào được giáo viên ưu ái trong hầu hết các lớp học? Đó là học sinh ngoan ngoãn nhất. Không chỉ vậy, những đứa trẻ ngoan ngoãn nhất thường trở thành lớp trưởng hoặc giám sát lớp học. Một lần nữa, chúng ta cổ vũ cho sự giám sát dưới danh nghĩa lãnh đạo.
Trong doanh nghiệp, một số công ty đo lường hiệu quả lãnh đạo, quản lý bằng cách nhìn vào số liệu khảo sát sự tham gia, ủng hộ của nhân viên. Điều đó chỉ khiến các nhà quản lý tránh đưa ra những quyết định khó khăn có thể mất lòng nhân viên.
Vấn đề vẫn tiếp tục ngay cả trong phòng họp. Khi một CEO trình bày một định hướng và kế hoạch chiến lược mới, và yêu cầu Hội đồng quản trị phê duyệt, những câu hỏi đầu tiên mà Hội đồng quản trị thường hỏi là: Đây có phải là một kế hoạch tốt nhất? Có bao nhiêu người khác đã chứng minh mô hình này thành công? Nếu CEO có thể đưa ra ví dụ về những thành công khác, Hội đồng quản trị sẽ nhanh chóng phê duyệt kế hoạch. Nhưng nếu CEO nói rằng chưa có ai làm điều đó, điều đó khiến Hội đồng quản trị không thoải mái.
Bill Gates sẽ không xây dựng một hệ điều hành mới và tiếp theo, Larry Page hoặc Sergey Brin sẽ không xây dựng được một công cụ tìm kiếm nào cả. Sao chép theo những người khác, tức là chúng ta cộng thêm những thứ quen thuộc theo công thức 1+n. Nhưng khi bạn làm một cái gì đó mới, bạn sẽ đi từ 0 đến 1. Trong thế giới ngày mai, nhà vô địch sẽ không giành chiến thắng bằng cách cạnh tranh một cách tàn nhẫn trong thị trường ngày hôm nay; họ sẽ thoát khỏi sự cạnh tranh hoàn toàn, bởi vì doanh nghiệp của họ sẽ phải là duy nhất.
– Peter Thiel, người sáng lập PayPal.
Lãnh đạo tốt rất khó mặc dù hàng tỷ đô la được dành cho việc phát triển năng lực lãnh đạo mỗi năm trên khắp thế giới. Một trong những lý do chính vì chúng ta hoàn toàn hiểu sai về lãnh đạo là gì ngay từ đầu. Lãnh đạo không phải là chỉ huy người khác, lãnh đạo cũng không phải sự giám sát. Lãnh đạo chính đích thực là không ngừng học hỏi, phát triển với một mong muốn cháy bỏng để kiến tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn, và không từ bỏ khi gặp khó khăn.
Nói cách khác, lãnh đạo là:
Sống theo một tập hợp các giá trị cá nhân được giữ vững và không bao giờ thỏa hiệp, trong bất kì hoàn cảnh nào.
Theo đuổi một mục tiêu dựa trên những giá trị đó, với ý chí lớn hơn chính bản thân.
Nguồn tham khảo: https://www.forbes.com