Trong khủng hoảng, nhà lãnh đạo cần phát triển năng lực của mình để trở thành trụ cột mãnh mẽ hỗ trợ cho các thành viên trong tổ chức. Khi đó, lãnh đạo sẽ được mọi người đi theo và ủng hộ. Khủng hoảng được ví như những con thiên nga đen của lãnh đạo, vậy nên họ cần tập trung nguồn lực giúp tổ chức vượt qua khủng hoảng càng sớm càng tốt.

Cuộc khủng hoảng Covid-19 cũng giống như mọi cuộc khủng hoảng khác, nó là cơ hội cũng như thách thức cho các doanh nghiệp. Lúc này, cần hành động của các giám đốc điều hành và đội ngũ quản trị khủng hoảng, họ chính là những người quyết định số phận của tổ chức.

Theo một nghiên cứu thực hiện trên 70 triệu đánh giá của các giám đốc điều hành, một nhà lãnh đạo xuất chúng phải là người giỏi nhất trong số 20%  các nhà lãnh đạo hàng đầu. Nghiên cứu cho thấy có  bốn phẩm chất của một nhà lãnh đạo vĩ đại là:

(1) Có tầm nhìn và chiến lược;

(2) Thúc đẩy sự tăng trưởng;

(3) Nhạy bén về tài chính;

(4) Quản trị khủng hoảng.

Phẩm chất “quản trị khủng hoảng” được đánh giá thấp, thường bị bỏ qua và không phải là yêu cầu hàng đầu đối với lãnh đạo cho đến khi khủng hoảng xảy ra. Các nhà lãnh đạo quản trị khủng hoảng thường phải chịu trách nhiệm lập kế hoạch và thực hiện ứng phó với mối đe dọa lớn đối với một doanh nghiệp, chẳng hạn như hỏa hoạn, vi phạm an ninh, lỗi máy tính, lỗi sản phẩm phải thu hồi hoặc tổn thất tài chính.

Lãnh đạo phải là những người tiên phong, học cách chấp nhận rủi ro và không ngừng phát triển năng lực lãnh đạo. Hành động với tốc độ cao, rút ra những bài học kinh nghiệm trong thất bại sẽ giúp nhà lãnh đạo trưởng thành hơn. Đồng thời, nhà lãnh đạo cũng cần thích nghi tốt với những thay đổi và biến động của môi trường kinh doanh.

Một nhà lãnh đạo luôn phải đưa ra những quyết định trong sự thiếu thông tin và nguồn lực. Đặc biệt, trong khủng hoảng sự mơ hồ, thiếu thông tin càng lớn hơn theo cấp số nhân. Vậy làm thế nào để các nhà lãnh đạo quản trị được những phản ứng của chính họ đối với sự mơ hồ?

Sau đây là 6 lưu ý lãnh đạo nên thực hiện để tránh sự mơ hồ trong khủng hoảng:

  1. Dự đoán những gì sẽ xảy ra ở phía trước
  2. Sắp xếp các khóa đào tạo
  3. Giao tiếp liên tục
  4. Lắng nghe
  5. Học hỏi kinh nghiệm để áp dụng trong tương lai
  6. Cải thiện bản thân

Nhà lãnh đạo cần phát huy tối đa những năng lực của mình để giúp tổ chức vượt qua được những thách thức và khủng hoảng. Họ xác định rủi ro, chuẩn bị kế hoạch dự phòng, phục hồi và quản lý các nguồn lực trong cuộc khủng hoảng. Họ cũng quản lý thông tin liên lạc với nhân viên, khách hàng, cổ đông và giới truyền thông để giảm thiểu thiệt hại cho danh tiếng của doanh nghiệp.

Dưới đây là năm năng lực thiết yếu của lãnh đạo trong quản trị khủng hoảng

Thứ nhất: Năng lực truyền thông

Khi xảy ra khủng hoảng việc cần thiết nhất chính là sự truyền thông kịp thời, nhanh chóng giữa lãnh đạo – nhân viên và nhân viên – nhân viên để cho nhân sự cảm thấy được tin tưởng và luôn được sát cánh bên cạnh. Đây là vừa là nguồn động lực vừa là cách để truyền tải các thông điệp, phương pháp một cách hiệu quả nhất

Thứ hai: Tư duy phản biện

Đây là kỹ năng quan trọng để có thể giữ vững lập trường của bản thân cũng như sẵn sàng chỉ ra những lỗi sai và tồn động trong bộ máy hoặc trong kế hoạch thực thi. Một người có tư duy phản biện cũng sẽ dễ dàng thuyết phục được những người xung quanh với lý luận chắc chắn và sắc bén.

Thứ ba: Năng lực ra quyết định

Khi đã xác định được kế hoạch cũng như mục tiêu và yêu cầu, việc đưa ra được quyết định cũng là một kỹ năng quan trọng. Đứng trước một cuộc khủng hoảng để ra được một quyết định đứng đắn là rất áp lực và người đưa ra quyết định cũng phải chịu trách nhiệm nhưng qua đó sẽ xây dựng niềm tin của nhân sự đối với lãnh đạo.

Thứ tư: Năng lực giao tiếp

Giao tiếp không chỉ là biết cách nói ra vấn đề mà còn phải biết lắng nghe những ý kiến khác cẩn thận đặc biệt trong khủng hoảng là tình thế mà rất dễ gây ra sự hiểu lầm và không minh bạch.

Thứ năm: Năng lực học hỏi

Điều quan trọng sau tất cả những kế hoạch, giải pháp là người lãnh đạo phải biết tự học hỏi, nhìn nhận lại những điều được và chưa được để tiếp tục phát huy sửa đổi, sẵn sàng đón nhận những thử thách tiếp theo.

Thế giới luôn vận động không ngừng đòi hỏi người lãnh đạo phải có tầm nhìn, nắm vững những điều đã làm được để có thể phát triển hơn nữa. Đây cũng là tấm gương sáng để nhân viên noi theo, trở thành sức mạnh tập thể vượt qua khủng hoảng. OD CLICK tin rằng với kinh nghiệm và sự thấu hiểu tình hình hiện nay của các doanh nghiệp tại Việt Nam, OD CLICK sẽ cung cấp những bộ công cụ phù hợp, kịp thời để các doanh nghiệp có thể đứng vững trước những thách thức của thời đại mới.

OD CLICK biên tập!

Tài liệu tham khảo:

https://www.cfo.com

https://hbr.org

https://work.chron.com

error: Nội dung đã khóa !!