Tổng quan về tình hình và lý do cần tái định vị tổ chức
Hiện nay thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã và đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid19. Ở Việt Nam, theo báo cáo của bộ Lao động – thương binh và xã hội từ 30/63 tỉnh thành có đến 322 doanh nghiệp tạm dừng hoạt động. 553 doanh nghiệp giảm quy mô và thu hẹp kinh doanh và đặc biệt, ngành may mặc, giày da, xây lắp chịu ảnh hưởng nặng nề.
Với ngành may mặc, theo báo cáo của Hiệp hội dệt may, 100% doanh nghiệp bị ảnh hưởng do dịch bệnh và khoảng 70% doanh nghiệp cắt giảm nhân sự trong tháng 3 và có thể 80% doanh nghiệp sẽ cắt giảm nhân sự trong tháng 4 và tháng 5. Tổng giám đốc công ty Viet Thang jeans cho biết dịch bệnh xảy ra ngành may mặc bị ảnh hưởng nặng nề và đối mặt với những bài toán về sản xuất, kinh doanh, nhân sự. Sự ảnh hưởng đến từ việc các thị trường chủ lực EU và Mỹ tạm ngưng đơn hàng cũng như nguồn cung đầu vào bị gián đoạn.
Với ngành da giầy, cùng tình trạng đối với ngành may mặc, các công ty của ngành da giầy cũng phải đồng loạt cắt giảm nhân sự. Theo thống kê của văn phòng hiệp hội da giày thì có khoảng 50% doanh nghiệp dừng việc, khoảng 600 ngàn lao động ảnh hưởng trong tháng 3/2020. Và trong tháng 4/2020 thì toàn bộ doanh nghiệp dừng việc với khoảng 1,2 triệu lao động bị ảnh hưởng. Công ty TNHH giày da Huê Phong đã phải cắt giảm hơn 2000 lao động trên tổng số hơn 4000 lao động. Lý do chính vẫn là sự ảnh hưởng từ thị trường lớn như EU, Mỹ cùng với sự gián đoạn trong nguyên liệu đầu vào.
Với ngành xây lắp, các doanh nghiệp về xây dựng, nhà thầu xây dựng lớn đang gặp phải khó khăn trước đại dịch Covid 19 khi bị đình trệ về thi công cũng như vấn đề về nguyên phụ liệu. Không chỉ vậy, các doanh nghiệp xây lắp còn gặp vấn đề về nguồn vốn và số lượng công trình. Công ty cổ phần tập đoàn xây dựng Hòa Bình cho biết doanh thu đã giảm 40% trong quý I năm 2020. Đó cũng là viễn cảnh chung của rất nhiều doanh nghiệp xây lắp trong đại dịch bởi sự hạn chế đi lại và những quy định giãn cách xã hội.
Trước những khó khăn chung của cả nền kinh tế thế giới cũng như khó khăn của các ngành nói chung và ngành bị ảnh hưởng nặng nề như may mặc, da giầy, xây lắp nói riêng. Việc tái cấu trúc, định vị lại hệ thống và tăng sức cạnh tranh doanh nghiệp của các CEO đang là vấn đề bức thiết nhất hiện nay.
Những thách thức và giải pháp cho ngành may mặc, da giầy và xây lắp sau đại dịch
Thách thức :
Trước những nỗ lực của chính phủ trong việc ngăn chặn đại dịch lây lan, hiện nay tình hình dịch của Việt Nam đã được kiểm soát và cả nước đang bước vào giai đoạn bình thường mới. Các doanh nghiệp đã bắt đầu hoạt động trở lại với những thách thức mới cần phải đối mặt.
Với ngành may mặc và da giày, các doanh nghiệp đứng trước khó khăn đến từ việc tìm kiếm nguồn đơn hàng mới. Bởi tuy tình hình dịch của Việt Nam đã được ngăn chặn nhưng các nước lớn trên thế giới vẫn đang diễn biến phức tạp nên nguồn đầu ra cho sản phẩm may mặc đang gặp khó khăn. Hơn thế nữa, ngành may mặc đối mặt với tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị chưa thể phục hồi được ngay vì nguồn nguyên vật liệu đầu vào phụ thuộc vào thị trường quốc tế. Một thách thức mà các doanh nghiệp ngành may mặc cần phải đối mặt đó là sự thâu tóm của các doanh nghiệp lớn nước ngoài. Bởi trong thời kì phục hồi sau đại dịch, nếu các doanh nghiệp tiềm năng của Việt Nam chưa có sự phục hồi và chuyển mình nhanh chóng thì nguy cơ bị thâu tóm bởi các doanh nghiệp mạnh nước ngoài là rất lớn.
Với ngành xây lắp, các doanh nghiệp đứng trước khó khăn về sụt giảm nguồn vốn và số lượng công trình. Lý do bởi số lượng vốn đầu tư các dự án bất động sản đang có xu hướng giảm. Đó là tác động chung của cả nền kinh tế
Giải pháp :
Với ngành may mặc, các doanh nghiệp có thể tập trung vào khai thác dòng sản phẩm có khả năng tiêu thụ cao như khẩu trang. Bởi, hiện nay nhu cầu về khẩu trang ở thị trường Châu Âu, US đang rất lớn. Các doanh nghiệp cần tối ưu chi phí trong quá trình sản xuất và đồng thời tìm kiếm nhà cung cấp từ thị trường khác.
Với ngành da giầy, trước tình hình về lượng hàng tồn kho lớn dẫn đến chi phí về kho bãi và sự thiếu hụt nguồn cung đầu ra, các doanh nghiệp có thể đề xuất lên chính phủ để giảm thuê đất, giảm thuế VAT cũng như hỗ trợ nguồn vốn. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần phải sử dụng một cách hiệu quả và cần phải định vị lại tổ chức để đưa ra hướng đi đúng đắn.
Với ngành xây lắp, mở rộng thị trường, tham gia dự thầu nhiều dự án bao gồm cả công nghiệp, hạ tầng và tại nước ngoài.
Nhìn chung, các lãnh đạo doanh nghiệp trong các ngành cần phải tái định vị cơ cấu tổ chức và cạnh tranh để doanh nghiệp nhanh chóng ổn định và phát triển. Hiểu rõ những vấn đề của doanh nghiệp, chúng tôi đưa ra gợi ý về 5 thứ tự ưu tiên để tái cấu trúc, định vị lại doanh nghiệp và tăng cạnh tranh sau những ảnh hưởng nặng nề của đại dịch.
Năm thứ tự ưu tiên để tái cơ cấu tổ chức và cạnh tranh cho CEO :
1. XÁC ĐỊNH HƯỚNG ĐI VÀ NHẠY BÉN THAY ĐỔI
Trong sự bất ổn về kinh tế, xã hội trước sự ảnh hưởng của đại dịch Covid19, một điều thực sự quan trọng là các nhà lãnh đạo cần phải tái định vị được nhu cầu mới của khách hàng. Doanh nghiệp của mình đang gặp những vấn đề gì về tổ chức, về hoạt động kinh doanh đang có khó khăn gì? Từ đó, nhà lãnh đạo phải đưa ra được hướng đi trong dài hạn từ 1 đến 2 năm bởi sự phục hồi sau dịch cần khoảng thời gian rất dài để quay trở lại trạng thái hoạt động bình thường.
Với những quyết định quan trọng về sản phẩm hay tạm dừng dòng sản phẩm nào phải được cân nhắc và đưa ra quyết định kịp thời. Ví dụ, doanh nghiệp ngành may mặc có thể tập trung nguồn lực sản xuất mặt hàng khẩu trang sẽ mang lại khoản doanh thu chính trong thời điểm này. Điều này đòi hỏi các nhà lãnh đạo phải bám sát tình hình thị trường trong nước và quốc tế để có thể kịp thời đưa ra những điều chỉnh phù hợp về kế hoạch hoạt động.
Các nhà lãnh đạo có thể thành lập một đội nhóm chịu trách nhiệm về lên kế hoạch và theo sát chiến lược đã đề ra 1 đến 2 năm và theo sát những thay đổi thị trường. Nhóm với các thành viên đến từ nhiều phòng ban khác nhau có khả năng hành động nhanh và thay đổi hiệu quả kế hoạch từ 1 đến 2 năm.
2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN NHÂN LỰC
Sau khoảng thời gian phải làm việc ở nhà và nghỉ dịch, một vấn đề mà các nhà lãnh đạo cần phải lưu ý và giải quyết ngay đó là về động lực và năng suất của nhân viên. Trở lại sau dịch, nhân viên vẫn chưa bắt nhịp lại được với cường độ công việc gây ra những vấn đề như :
– Đi làm không đúng giờ
– Chưa hoàn thành công việc đúng hạn
– Hiệu quả của công việc chưa được như kỳ vọng
Vì vậy các nhà lãnh đạo cần phải thiết kế một phương án để thúc đẩy, tạo động lực lại cho nhân viên. Đối với những công ty có tiềm lực và đội ngũ nhân viên có chuyên môn họ cần phải tìm ra phương án đối vấn đề này, còn đối với những công ty chưa có đội ngũ chuyên môn làm vấn đề này, họ có thể nhờ đến các bên thứ ba – là các công ty Tư vấn quản trị để có được những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực trong nhân sự.
3. NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH
Về việc nâng cao khả năng cạnh tranh, ta xây dựng trên phương diện về khách hàng, chuỗi cung ứng, nền tảng tài chính, hệ thống website, công nghệ.
Để nâng cao lợi thế cạnh tranh, các nhà lãnh đạo phải đảm bảo hệ thống vận hành và nền tảng tài chính của doanh nghiệp phải ổn định và luôn theo sát phục vụ cho định hướng đã được lập từ 1 tới 2 năm. Muốn làm được điều đó, các lãnh đạo phải quản lý được khả năng thanh khoản và nguồn vốn lưu động cũng như tối ưu giảm thiểu chi phí. Muốn giảm thiểu chi phí, công ty nên xem xét cải thiện, đàm phán khéo léo các nhà cung ứng và vận chuyển hàng hóa.
Để cạnh tranh được, điều chúng ta cần đó là khách hàng, vì vậy các nhà lãnh đạo phải tập trung quản lý đội ngũ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Không chỉ vậy, công ty cần quản lý kênh bán hàng công digital bởi vì nhu cầu của khách hàng đối với kênh bán hàng online là lớn.
Về công nghệ, công ty có thể áp dụng cập nhật công nghệ mới nhất vừa giúp tăng sự hiệu quả năng suất cho các ngành may mặc, da giày hay xây lắp mà vừa có thể tối ưu chi phí.
Về chuỗi cung ứng, các nhà lãnh đạo cần đảo bảo trước tiên là nguồn cung nguyên vật liệu ổn định, hiện nay những quốc gia cung cấp nguyên liệu đầu vào như Trung Quốc, tình hình dịch cũng đã tương đối ổn định ở một số tỉnh, thành phố.
4. THAY ĐỔI CƠ CẤU TỔ CHỨC ĐỂ THÀNH CÔNG
Để tái cơ cấu, ta xét đến các yếu tố về nhận định lại nhu cầu của khách hàng, xây dựng lại chuỗi cung ứng, khả năng sáp nhập tổ chức
Trước sự ảnh hưởng nặng nề của đại dịch, nhu cầu của khách hàng cũng có sự thay đổi. Vì vậy các công ty cần phải có sự thích ứng chiến lược kinh doanh trước sự thay đổi nhu cầu của khách hàng.
Xây dựng lại chuỗi cung ứng và thiết kế lại hoạt động là yếu tố quan trọng trong tái cơ cấu tổ chức. Trong thời điểm dịch, những chuỗi cung ứng, nhà máy lớn đều gặp những tổn hại nặng nề vì vậy toàn bộ chuỗi cung ứng, sản xuất bị đình trệ lại. Để khắc phục tình trạng này, các nhà lãnh đạo công ty nên tối ưu hoạt động của doanh nghiệp cũng như tìm ra những nguồn cung và thị trường tiêu thụ mới. Điều này đòi hỏi phải có sự xem xét và tối ưu mô hình hoạt động để tăng năng suất.
Sự sáp nhập mua lại công ty khác cũng là một cách đáng lưu ý khi có thể sáp nhập và mua một nhà máy sản xuất hoặc là nhà phân phối để có thể chủ động hơn trong chuỗi cung ứng của mình. Nhưng việc mua bán sáp nhập cần có chiến lược và sự tính toán phù hợp. Lúc này ý kiến của một đơn vị tư vấn chiến lược cũng có thể là một lựa chọn.
5. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT SỐ
Nhà lãnh đạo doanh nghiệp nên tập trung vào khai thác công nghệ, kỹ thuật số để nâng cao hiệu quả doanh nghiệp. Bởi, nó giúp doanh nghiệp về nhiều phương diện như quản trị, sắp xếp nhân lực, vận hành kinh doanh cũng như nâng cao hiệu quả sản xuất.
Với ngành may mặc hay da giầy có thể nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Ví dụ, hệ thống phân tích dữ liệu hiện đại có thể giúp doanh nghiệp may mặc hay da giầy có thể kiểm soát được chất lượng sản phẩm ở từng công đoạn.
Không chỉ vậy, công nghệ kỹ thuật số với khả năng phân tích, dự đoán thông qua số liệu sẽ góp phần quan trọng trong việc đưa ra chiến lược và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh cho không chỉ các ngành khác nói chung và ngành may mặc, da giầy hay xây lắp nói riêng.
Các lãnh đạo doanh nghiệp nên hình thành hướng tiếp cận mới tạo ra sự kết hợp chặt chẽ giữa con người là hệ thống kỹ thuật số. Để phát triển giải pháp công nghệ, nhà lãnh đạo cân nhắc đầu tư, xây dựng phòng ban về công nghệ.
Tầm quan trọng của chuyên gia
Ở phần trước, ta đã đề cập đến những phương thức, hoạt động cần làm để tái cơ cấu, cạnh tranh cho các nhà quản lý. Nhưng câu hỏi đặt ra là: Có phải công ty nào cũng có đủ chuyên môn cũng như nguồn lực để thực hiện những điều đó một cách hiệu quả? Do đó, vai trò của chuyên gia là thật sự quan trọng và cần thiết. Họ là những người có kinh nghiệm chuyên môn và lâu năm về đa dạng lĩnh vực như cơ cấu tổ chức, chuỗi cung ứng, quản trị nguồn nhân lực. Bằng những kinh nghiệm đó, họ sẽ có những tư vấn chuyên sâu và khách quan hơn cho các doanh nghiệp. Vai trò của chuyên gia tư vấn với doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở đó, sử dụng nguồn lực từ chuyên gia có thể giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phi khi chỉ phải theo hợp đồng trong một khoảng thời gian nhất định nhưng quá trình đó doanh nghiệp sẽ nhận được rất nhiều giá trị và gia tăng năng lực tổ chức.
Kết luận :
Theo đuổi những ưu tiên này sẽ rất cần thiết để giành chiến thắng trong cuộc chiến từ 12 đến 24 tháng tới và định vị công ty để giành chiến thắng trong tương lai. Các công ty nổi lên từ cuộc khủng hoảng mạnh mẽ hơn bao giờ hết sẽ là những công ty ra được quyết định nhanh chóng và hiệu quả trong thời gian trung và dài hạn. Nói một cách đơn giản, ngày mai người chiến thắng sẽ được xác định bởi hành động mà các CEO thực hiện hôm nay.
OD CLICK biên tập!
Nguồn tham khảo :
- https://baodauthau.vn/doanh-nghiep/nha-thau-xay-dung-chat-vat-chong-choi-dich-covid19-127240.html
- https://tinnhanhchungkhoan.vn/chung-khoan/doanh-nghiep-nganh-xay-dung-no-luc-vuot-bao-322909.html
- http://congdoanxaydungvn.org.vn/tin-tuc/t10785/doanh-nghiep-tham-don-covid-19.html
- https://vietnambiz.vn/qui-trinh-dau-cuoi-end-to-end-la-gi-dac-diem-20200421182003463.htm
- https://www.bcg.com/publications/2020/ceo-can-win-the-fight-and-transform-to-win-the-future.aspx?linkId=91266407&redir=true&fbclid=IwAR2PPBriqoSeOOB1esHN8Lm3iJbLYVYi6lq81QoOKxdk6LcXjiHytCsAL8w