Trải qua hơn 120 năm xây dựng và phát triển (kể từ khi xây dựng nhà máy Xi măng Hải Phòng) và hơn 40 năm thành lập, hiện nay VICEM có 10 nhà máy sản xuất Xi măng với 16 dây chuyền sản xuất, công suất 20 triệu tấn Clinker và 27 triệu tấn xi măng/năm. Các nhà máy xi măng của VICEM có công nghệ hiện đại từ các nước EU, G7, được phân bố khắp đất nước. Các thương hiệu Xi măng của VICEM: Xi măng VICEM Hải Phòng, Xi măng VICEM Bỉm Sơn, Xi măng VICEM Hoàng Thạch, Xi măng VICEM Hà Tiên, Xi măng VICEM Bút Sơn, Xi măng VICEM Hoàng Mai… đã xây dựng các công trình trọng điểm của Quốc gia, công trình công nghiệp và dân dụng trên cả nước, ăn sâu vào tiềm thức của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, VICEM còn tham gia liên doanh với 3 công ty và nắm cổ phần chi phối/liên kết với 18 công ty tham gia chuỗi giá trị sản xuất và kinh doanh: Cung ứng Than, Thạch cao, vỏ bao, vận tải và phân phối sản phẩm. VICEM còn có Viện Công nghệ Xi măng làm nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu; công ty Tư vấn đầu tư & phát triển, chuyên tư vấn thiết kế dây chuyền công nghệ và sử dụng thiết bị Xi măng; Trường Trung cấp nghề kỹ thuật Xi măng đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề sản xuất Xi măng. Đội ngũ Cán bộ, Kỹ sư, Công nhân kỹ thuật VICEM dày dạn kinh nghiệm và kỹ năng trong quản lý và vận hành các nhà máy Xi măng là nguồn lực quan trọng của ngành xi măng Việt Nam.
Hiện nay VICEM đang tập trung vào việc nâng cao năng lực sản xuất, tối ưu hóa các dây chuyền công nghệ, phát huy tối đa nội lực. Cân đối phân bổ năng lực sản xuất phù hợp với từng thương hiệu, đảm bảo cân đối giữa năng lực sản xuất và thị trường. Tập trung thực hiện các công việc để cổ phần hóa công ty mẹ, các công ty 100% vốn Nhà nước để có nguồn vốn phát triển năng lực sản xuất bằng việc đầu tư mới, hoặc nhận chuyển giao các doanh nghiệp mà Chính phủ, Bộ Xây dựng giao cho VICEM, giữ vững vai trò trụ cột, là cân đối lớn của ngành xi măng Việt Nam; tiếp tục đổi mới công tác quản trị doanh nghiệp, xây dựng văn hóa doanh nghiệp tiên tiến, ứng dụng khoa học công nghệ để bắt nhịp kịp thời với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; tiếp tục quan tâm công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường, tham gia các chương trình an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo bằng nghĩa cử và đạo lý mà VICEM đã và đang thực hiện.
1. Bối cảnh ngành Xi măng Việt Nam
- Về sản lượng sản xuất
Trong QI/2020, sản lượng sản xuất của các nhà máy VICEM đạt 21,4 triệu tấn, tăng nhẹ 3% so với QI/2019. Nguồn cung xi măng trên thị trường không bị ảnh hưởng do các nhà máy được phép hoạt động bình thường, kể cả trong thời gian Việt Nam áp dụng biện pháp cách ly toàn xã hội. Các yếu tố đầu vào cho hoạt động sản xuất cũng có sự thuận lợi nhất định khi các chi phí sản xuất như chi phí than (~30% chi phí sản xuất) từ nguồn nhập khẩu đang giảm do nhu cầu than giảm tại 3 thị trường tiêu thụ lớn nhất là Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ ảnh hưởng bởi đại dịch.
Đồng thời, các Bộ, ban ngành Việt Nam đề xuất giảm một số chi phí có liên quan tới ngành xi măng như giá điện sản xuất, giá than trong nước, thuế tài nguyên trước những ảnh hưởng của dịch Covid-19 tới nền kinh tế. Trong đó, đề xuất giảm 10% giá điện sản xuất đã được chính phủ phê duyệt, áp dụng từ tháng 4 đến hết tháng 6/2020.
Nguồn: Tổng cục thống kê, Bộ tài chính, S&P Global Platts
- Về cơ cấu tiêu thụ xi măng tại Việt Nam
Theo Hiệp hội Xi măng Việt Nam, cơ cấu tiêu thụ xi măng tại Việt Nam được chia thành 4 loại. Trong đó: Xây dựng nhà ở chiếm 31%; Cơ sở hạ tầng chiếm 22%; Xây dựng nhà không để ở là 12% và Xuất khẩu chiếm 35%.
- Về sản lượng tiêu thụ:
Từ năm 2015 đến năm 2019, sản lượng tiêu thụ Xi măng Việt Nam luôn tăng trưởng hàng năm. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng đầu năm 2020, theo số liệu của Hiệp hội Xi măng Việt Nam và Tổng cục Hải quan, so với cùng kỳ năm 2019, sản lượng tiêu thụ toàn ngành trong quí I/ 2020 ước tính giảm giảm gần 12% YoY, với sản lượng xuất khẩu giảm 15% YoY và tiêu thụ trong nước giảm 11% YoY. Tồn kho toàn ngành trong quí I/ 2020 tăng mạnh lên mức 4,8 triệu tấn.
Nguồn: Hiệp hội Xi măng Việt Nam
2. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp ở một số doanh nghiệp VICEM
Trải qua hơn 120 năm hình thành và phát triển, ngành Xi măng Việt Nam phần nào đã hình thành được những nét văn hóa đặc trưng. Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp trong ngành lại có những cách thức xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp khác nhau. Sau đây là ví dụ điển hình về xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp trong ngành VICEM.
- VICEM Hoàng Thạch khẳng định phong cách bằng văn hóa doanh nghiệp
Từ nhiều năm nay, bên cạnh việc xây dựng thương hiệu bằng chính chất lượng sản phẩm và dịch vụ, uy tín của Xi măng Vicem Hoàng Thạch còn được xây dựng trên nền tảng của văn hóa doanh nghiệp.
Nền tảng văn hóa doanh nghiệp của Xi măng Vicem Hoàng Thạch được xây dựng dựa trên nỗ lực không ngừng của nhiều thế hệ lãnh đạo, CBCNV Vicem Hoàng Thạch. Đến nay, truyền thống này đã trở thành giá trị chung và được thể hiện từ mỗi người lao động Vicem Hoàng Thạch, trong từng vị trí làm việc hàng ngày, qua cách ứng xử với nhau, với người tiêu dùng, với bạn hàng và đối tác. Cao hơn nữa, nó như thể hiện ở trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội và môi trường,…
Vicem Hoàng Thạch đã xây dựng Quy định tiêu chuẩn về đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, công nhân viên. Trong đó, nội dung chính của Quy định là yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên cần có phương pháp khoa học, trách nhiệm, tận tụy với công việc; Phối hợp và chủ động trong công tác và thực hiện lối sống cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tư; Nâng cao ý thức xây dựng đơn vị vững mạnh, biết đặt lợi ích của đơn vị lên trên lợi ích cá nhân; Tích cực học tập để nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp; Đoàn kết, tương trợ đồng nghiệp, tôn trọng và thực hiện tốt nội quy, quy chế của đơn vị…
Theo quan điểm của Vicem Hoàng Thạch, một doanh nghiệp có văn hóa còn là một doanh nghiệp biết giữ gìn hình ảnh thương hiệu với đối tác, với bạn hàng. Đến nay, nhiều đối tác vẫn gắn bó với Vicem Hoàng Thạch từ những ngày đầu thành lập.
Tạo dựng một hình ảnh doanh nghiệp biết vì cộng đồng chính là “điểm nhấn” văn hoá của Vicem Hoàng Thạch. Trong 5 năm gần đây, Vicem Hoàng Thạch không chỉ hỗ trợ chính quyền và nhân dân trên địa bàn mà còn ủng hộ, giúp đỡ các gia đình chính sách, bà mẹ Việt Nam anh hùng, các chiến sĩ biên phòng… trên phạm vi cả nước.
- Xi măng Bỉm Sơn xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp ở Công ty CP Xi măng Bỉm Sơn được biểu hiện trên 3 cấp độ. Ở cấp độ thứ nhất, là xây dựng trên những thực thể hữu hình. Theo đó, từ những việc nhỏ như thay thế, đồng bộ các miếng dán cửa kính; sắp xếp phòng làm việc, tủ hồ sơ theo quy định chung; hệ thống hóa văn bản; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị, điều hành; quy định về đồng phục… đến việc đầu tư lớn, đã từng bước được Công ty triển khai thực hiện. Cùng với việc đầu tư các dự án, công trình thiết thực phục vụ sản xuất, kinh doanh, công ty đã giải phóng mặt bằng khu trung tâm điều hành; từng bước quy hoạch lại mặt bằng nhà máy, hệ thống giao thông, chỉnh trang cảnh quan theo hướng xanh – sạch – đẹp, khắc phục được sự thiếu đồng bộ trước đây. Triển khai Chương trình 5S (sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ, săn sóc và sẵn sàng) nhằm bảo đảm sức khỏe, tạo tinh thần làm việc và bầu không khí cởi mở, khơi dậy ý thức trách nhiệm, tinh thần tự nguyện, tự giác của người lao động…
Ở cấp độ thứ 2, những yếu tố truyền thống được sàng lọc, kế thừa và phát huy, kèm theo đó là tầm nhìn, sứ mệnh, tuyên bố, những vấn đề thuộc triết lý kinh doanh, đã tạo nên bản sắc, bộ nhận diện riêng của Xi măng Bỉm Sơn, một doanh nghiệp ra đời từ tình hữu nghị Việt – Xô nhằm mục đích sản xuất xi măng phục vụ công cuộc tái thiết đất nước.
Ở cấp độ thứ 3, là những giá trị cốt lõi, bao gồm các quy định về phân cấp, phân quyền, ủy quyền, trách nhiệm… và là những vấn đề mà công ty đang tập trung xây dựng. Trong đó công ty đã xây dựng bộ quy chế văn hóa doanh nghiệp và tiến hành xây dựng bộ quy tắc ứng xử chung. Kèm theo đó, Công ty sẽ xây dựng hệ thống đánh giá đến từng cá nhân nhằm thường xuyên rà soát, đánh giá năng lực công tác của mỗi cán bộ, công nhân viên để có chế độ đãi ngộ tương xứng.
- Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp hay văn hóa tổ chức là tập hợp những giá trị, chuẩn mực, niềm tin, chia sẻ được kết tinh theo thời gian, từ những nỗ lực quản lý và kinh doanh của doanh nghiệp. Xây dựng doanh nghiệp ngày nay trọng tâm là xây dựng tài sản vô hình của doanh nghiệp, mà cốt lõi là văn hóa doanh nghiệp, nhân tố quyết định trong việc thu hút nhân lực và xây dựng niềm tin với khách hàng, thị trường.
Bốn trụ cột tạo nên nền tảng văn hóa của một tổ chức theo mô hình của OD CLICK là: 1. Tư tưởng văn hóa – Sứ mệnh, Tầm nhìn, Hệ giá trị cốt lõi của doanh nghiệp; 2. Con đường văn hóa – Chiến lược phát triển kinh doanh; 3. Con người văn hóa – Công tác quản trị nhân lực; 4. Không gian văn hóa – Các tạo tác văn hóa hữu hình. Bốn trụ cột này luôn có sự bổ sung, gắn kết lẫn nhau, thống nhất theo một hệ triết lý riêng của doanh nghiệp. Đồng thời, thông qua thực tiễn, các giá trị và nhận thức quản trị, phải được điều chỉnh, đổi mới, để thích ứng với những biến động trên thị trường. Trong môi trường VUCA, thành công của doanh nghiệp là sức mạnh văn hóa doanh nghiệp, thất bại của doanh nghiệp cũng gắn với văn hóa doanh nghiệp không phù hợp hay sự bảo thủ trì trệ, bám vào những thói quen tập quán xưa cũ. Quản trị văn hóa doanh nghiệp trong TK21 phải hướng tới văn hóa thích ứng (Adaptive Cultures).
Dưới đây là mô hình xây dựng văn hóa doanh nghiệp của OD CLICK, mô hình này được OD CLICK xây dựng dựa trên kinh nghiệm 20 năm tư vấn, giảng dạy, và nghiên cứu, của Chuyên gia Đỗ Tiến Long.
OD CLICK là đơn vị đi đầu về xây dựng văn hóa doanh nghiệp, với đội ngũ chuyên gia có kiến thức hệ thống cùng kinh nghiệm thực tế tại nhiều tập đoàn, doanh nghiệp trong và ngoài nước, đồng hành cùng các doanh nghiệp xây dựng văn hóa doanh nghiệp mạnh, vì mục tiêu nâng cao hiệu quả tổ chức cũng như niềm tin của khách hàng và đội ngũ nhân lực. Quá trình tư vấn giúp cho doanh nghiệp hình thành, phát triển các đặc trưng văn hóa, tạo nên sự đồng nhất từ trên xuống dưới trong tổ chức, dựa trên những phân tích đánh giá thực tiễn khách quan, và sự phối hợp làm việc chặt chẽ giữa doanh nghiệp với tư vấn, trên một kế hoạch rõ ràng, tương tác liên tục, cùng với báo cáo định kỳ.
Các chuyên gia của OD CLICK không chỉ đồng hành cùng doanh nghiệp trong suốt quá trình tư vấn, mà còn cả sự hỗ trợ sau khi dự án kết thúc, tạo nên sự phát triển giá trị tri thức và hiệu quả của cả hai bên.
OD CLICK tổng hợp
Nguồn tham khảo:
- Báo cáo cập nhật ngành Xi măng của FPT Secuirities – Tháng 4/2020.
- Lịch sử và phát triển Tổng công ty Xi măng Việt Nam.
- http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/vicem-hoang-thach-khang-dinh-phong-cach-bang-van-hoa-doanh-nghiep-32423.htm
- https://ximang.vn/doanh-nghiep/chan-dung/xi-mang-bim-son-xay-dung-van-hoa-doanh-nghiep-7807.htm