TRIỂN VỌNG CHO CÁC SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ NGÀNH HÀNG

TIÊU DÙNG NHANH (FMCG) TẠI VIỆT NAM

Xu hướng tiêu dùng hướng tới sự tiện lợi

Lối sống kết nối và bận rộn đang làm ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Người tiêu dùng trên khắp thế giới cảm thấy ngày càng căng thẳng do những thay đổi trong lối sống, giờ làm việc nhiều hơn và thời gian đi làm như dài hơn. Nhu cầu về sự tiện lợi ngày càng tăng lên cho một loạt các sản phẩm, đặc biệt ở ngành hàng tiêu dùng nhanh, giúp đơn giản hóa cuộc sống của người tiêu dùng. Những bữa ăn chuẩn bị sẵn, các dịch vụ giao hàng tận nhà hoặc văn phòng và các dịch vụ công nghệ mua hàng “theo yêu cầu”.

Hơn một phần tư người tiêu dùng toàn cầu cho biết họ tìm kiếm sản phẩm giúp cuộc sống của họ dễ dàng hơn (27%) và thuận tiện để sử dụng (26%), trong khi khoảng 1/5 người tiêu dùng đang tìm kiếm các sản phẩm phù hợp cho hộ gia đình nhỏ (20%) ) và được điều chỉnh theo nhu cầu cụ thể (19%).

Sau đây là một số yếu tố đưa người tiêu dùng hướng tới sự tiện lợi và bằng cách hiểu được những yếu tố đó, các công ty có thể thích ứng và nâng cao các giải pháp của họ khi nhu cầu của người tiêu dùng nhanh chóng phát triển.

  1. Lối sống của người tiêu dùng đang thay đổi (bận rộn hơn, kết nối hơn và di chuyển nhiều hơn)
  2. Họ có những mối lo ngại mới ( Căng thẳng – Quá tải – Các vấn đề về sức khỏe)
  3. Sự lan truyền của công nghệ làm cho mọi thứ trở nên thuận tiện mọi lúc mọi nơi
  4. Sự tự động hóa, dịch vụ giao hàng nhanh, sự phát triển của các sàn giao dịch điện tử, tiêu dùng tự động

Cùng với đó, chỉ số niềm tin người tiêu dùng Việt Nam một lần nữa đạt mức kỉ lục trong quý I, 2019

Tăng 7 điểm so với quý cuối năm 2018, Việt Nam một lần nữa đạt mức kỷ lục trong Chỉ số niềm tin người tiêu dùng (Consumer Confidence Index – CCI), với 129 điểm phần trăm (pp).

So với quý 4 năm 2018, điểm số CCI của Việt Nam có mức tăng lớn nhất ở châu Á Thái Bình Dương, khiến Việt Nam trở thành quốc gia lạc quan thứ 3 trên toàn cầu

Sự tăng trưởng mạnh mẽ này là tác động của sự lạc quan đối với cơ hội việc làm và tài chính cá nhân, cũng như mức độ sẵn sàng chi tiêu của người Việt Nam. Sự gia tăng đáng kể điểm số này cho thấy rằng người tiêu dùng tiếp tục thay đổi theo hướng tích cực cho bản thân và gia đình họ. Theo đó, nhà sản xuất và bán lẻ cần nắm bắt các xu hướng mới nhất trong thị trường tiêu dùng và cần hành động nhanh hơn để đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của người tiêu dùng.

Triển vọng cho các sàn thương mại điện tử và ngành hàng FMCG

Nguồn: Nielsen

Theo báo cáo Thương mại điện tử của Nielsen 2018, trong số những người tiêu dùng truy cập vào internet thì có đến 98% người tiêu dùng đã mua hàng trực tuyến, tăng 1% so với năm 2017.

Thương mại điện tử cho ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) đã chứng kiến sự thành công gần đây tại nhiều thị trường trên toàn cầu nhờ vào các khoản đầu tư mới vào công nghệ, các công ty khởi nghiệp và những đổi mới mô hình kinh doanh.

Theo số liệu mới nhất từ Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số phát hành vào cuối tháng 9/2018, doanh thu thương mại điện tử trong năm 2017 của Việt Nam đã đạt 6,2 tỉ USD, tăng trưởng 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Những công ty thương mại điện tử, đặc biệt là bộ ba Shopee, Lazada và Tiki, đang cạnh tranh quyết liệt trong cuộc đua tranh giành người dùng và xác lập vị trí dẫn đầu trong nền kinh tế số. Công ty nghiên cứu thị trường Asia Plus vừa công bố một báo cáo chuyên sâu về tình hình phát triển của thương mại điện tử Việt Nam trong năm 2018 so với các năm 2016 và 2017. Theo nghiên cứu này, sự thâm nhập của thương mại điện tử hiện đạt tới 80%.

Ở nhiều thị trường đang phát triển, sự xâm nhập và sử dụng Internet ngày càng tăng, các dịch vụ ngân hàng trực tuyến, ví thanh toán di động tiện lợi khiến việc tăng chi tiêu cho tiêu dùng và cơ sở hạ tầng được cải thiện đang là yếu tố chủ đạo nhằm giúp tăng doanh thu FMCG kênh thương mại điện tử. 

Sắp tới, làn sóng phát triển tiếp theo trong xu hướng mua hàng trực tuyến có thể sẽ được thúc đẩy bởi những cải tiến về mặt kỹ thuật số như đề xuất được cá nhân hóa cho người tiêu dùng dựa trên hành vi mua sắm có lập trình và hành vi trực tuyến.

Nguồn tham khảo:
1. https://www.nielsen.com

2. https://www.brandsvietnam.com

 

Leave a Reply

error: Nội dung đã khóa !!