XÂY DỰNG TỔ CHỨC HỌC TẬP TRONG LĨNH VỰC Y TẾ TƯ NHÂN

 

TỔ CHỨC HỌC TẬP LÀ GÌ?

Tổ chức học tập là tổ chức đề cao quá trình tạo, giữ lại và chuyển giao kiến ​​thức. Mỗi một tổ chức sẽ dần hoàn thiện theo thời gian qua quá trình tích lũy kinh nghiệm. Từ những tích lũy đó đó tạo ra kiến ​​thức. Kiến thức này rộng, bao gồm bất kỳ chủ đề nào có thể tổ chức tốt hơn. Ví dụ có thể bao gồm các cách để tăng hiệu quả sản xuất hoặc phát triển các mối quan hệ nhà đầu tư có lợi. Kiến thức được tạo ra tại bốn đơn vị khác nhau: cá nhân, nhóm, tổ chức và tổ chức liên ngành. Học tập tổ chức xảy ra trong tất cả các quy trình hoạt động của tổ chức, và nó xảy ra với tốc độ khác nhau. Mục tiêu của việc xây dựng tổ chức học tập là thích ứng thành công với môi trường thay đổi, để điều chỉnh theo các điều kiện không chắc chắn và để tăng hiệu quả. Để tạo ra một tổ chức học tập cần tuân theo năm nguyên tắc kỷ luật về tầm nhìn chung, mô hình trí tuệ, sức mạnh cá nhân, giá trị của học nhóm và cuối cùng là tư duy hệ thống.

 

TẠI SAO DOANH NGHIỆP Y TẾ TƯ NHÂN CẦN XÂY DỰNG TỔ CHỨC HỌC TẬP?

Cùng với sự phát triển dân số của Việt Nam, ngành y tế nước ta đã có những bước tiến bộ vượt bậc trong những năm qua, tuy nhiên các cơ sở y tế Nhà nước vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đông đảo của người dân. Để đáp ứng thêm nhu cầu khám chữa bệnh, rất nhiều cơ sở y tế tư nhân ra đời từ đó hình thành nên một lĩnh vực mới là y tế tư nhân. Tính đến năm 2017, theo thống kê của bộ Y tế cả nước có 212 bệnh viện tư nhân hoạt động trên 46/63 tỉnh thành và hơn 30.000 phòng khám tư nhân đang hoạt động cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh cho các bệnh nhân. Cùng với xu hướng xây dựng nền kinh tế tri thức, các cơ sở y tế tư nhân cũng luôn phải coi trọng việc biến tổ chức thành một tổ chức học tập. Theo đánh giá của tác giả, một số lý do chính của việc này bao gồm:

Thứ nhất, đặc trưng của các công ty y tế tư nhân ở Việt Nam tính tới thời điểm hiện tại là có nhiều bất lợi hơn các tổ chức y tế nhà nước về cơ cấu quản lý, chính sách bảo hiểm,… Thông thường người lãnh đạo các cơ sở y tế tư nhân là những bác sĩ có tay nghề chuyên môn cao nhưng lại có ít kinh nghiệm làm kinh tế và quản trị tổ chức. Vì vậy việc học tập sẽ giúp tổ chức này xóa bỏ những điểm bất lợi không đáng có và có thể biến chúng thành ưu thế.

Thứ hai, xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và đặc điểm của ngành y tế là nguồn nhân lực chất lượng cao, yêu cầu chuyên môn cao và bắt buộc tuân thủ quy trình vì liên quan tới sức khỏe và tính mạng của khách hàng, được đào tạo bài bản, tuy nhiên hiện nay sự xuất hiện của những công nghệ mới và đặc biệt là công nghệ trong ngành y tế, đòi hỏi phải học tập nhiều.

Thứ ba, do điều kiện môi trường biến đổi phức tạp nên các loại mầm bệnh và các loại vi sinh vật gây bệnh cũng biến đổi một cách nhanh chóng và ngày càng khó dự đoán, chính vì vậy để có thể kịp thời nắm bắt và khống chế được sự thay đổi đó đòi hỏi một đội ngũ các y bác sĩ phải có hiểu biết và khả năng nắm bắt nhanh nhạy.

Thứ tư, sự cạnh tranh mạnh mẽ đến từ các tổ chức y tế nhà nước và các tổ chức y tế tư nhân khác. Y tế tư nhân ra đời muộn hơn so với các cơ sở y tế Nhà nước, khi mà người dân Việt Nam vốn quen với việc khám chữa bệnh tại các bệnh viện công. Để thay đổi được điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp tư nhân phải nỗ lực rất nhiều.

Thứ năm, học tập để phát triển thêm tổ chức vì nhu cầu của người dân Việt Nam vẫn còn nhiều, tiềm năng thị trường lớn.

Từ những lý do trên một lần nữa khẳng định việc học hỏi là một quá trình lâu dài, không thể học theo kiểu nhất thời, bởi khoa học không chỉ phát triển một lần, sự phức tạp của các loại bệnh sẽ không ngừng lại, vì vậy cần phải học để có thể chủ động ứng phó với những biến đổi xã hội kinh tế, biến đổi tự nhiên.

 

MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN MỘT TỔ CHỨC HỌC TẬP

Mô hình bốn nhân tố ảnh hưởng tới tổ chức học tập

Katie Smith Milway and Amy Saxton đã xác định ra bốn nhân tố ảnh hưởng tới việc hình thành một tổ chức học tập như mô hình sau:

Katie và Amy cho rằng, trước tiên, các nhà lãnh đạo phải tham gia tích cực vào việc xây dựng tổ chức học tập. Họ cần chứng minh sự cam kết của họ bằng cách đặt ra một tầm nhìn và mục tiêu cho việc học tập, kết nối với thúc đẩy sứ mệnh, và họ phải đóng vai trò như những tấm gương bằng cách tham gia vào các hoạt động học tập. Các nhà lãnh đạo cũng cần phải nuôi dưỡng một nền văn hóa cải tiến liên tục để đánh giá việc học tập của tổ chức. Văn hóa tăng cường học tập bằng cách cung cấp các ưu đãi cho hành vi học tập và bằng cách đo lường và truyền đạt kết quả học tập. Tiếp theo, tổ chức cần phải xác định một cấu trúc học tập xác định những người chịu trách nhiệm về tổng hợp, chắt lọc, áp dụng và chia sẻ kiến ​​thức. Cấu trúc cũng nên bao gồm các mạng lưới và điều phối các chiến thuật giúp luồng thông tin giữa những người cần nó, khi họ cần nó. Cuối cùng, tổ chức phải thiết kế các quy trình kiến ​​thức trực quan phù hợp với cách mọi người làm việc. Các quy trình này xác định cách thức các nhân viên xác định chương trình học tập và cách họ thu thập, chọn lọc và áp dụng kiến ​​thức. Các quy trình này cũng bao gồm các hệ thống công nghệ để trao đổi kiến ​​thức, nhưng chúng cần phải giữ cho các tương tác giữa mọi người ở trung tâm.

Quá trình học hỏi Kolb

Kolb đưa ra mô hình phong cách học tập là một quá trình theo chu kỳ gồm bốn giai đoạn học tập khác nhau. Mỗi cá nhân và tổ chức không nhất thiết phải xuất phát từ cùng một điểm khởi đầu, nhưng nó nên đi theo cùng một trật tự. Theo David Kolb, quá trình học tập sẽ trở nên dễ dàng hơn thông qua bốn giai đoạn học tập, mặc dù mỗi người sẽ yêu thích một giai đoạn nhất định.

Nguồn: Theo Kolb, Experiential Learning Model – ELM

 

PHONG CÁCH HỌC TẬP

Dựa trên lý thuyết về tổ chức học tập và các nguyên tắc kỷ luật của tổ chức học tập, các tổ chức tự xây dựng cho mình một mô hình học tập phù hợp. Từ các mô hình đơn lẻ của từng tổ chức, David Kolb đã mô hình hóa tổ chức học tập để áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp ngày nay. Tư tưởng của David Kolb là trước tiên sẽ phân loại các hành vi học tập với bốn phong cách học tập tương ứng như sau:

Người thực hiện – Doers

Người thực hiện là “những người thể hiện sự kết hợp của việc chủ động thử nghiệm với kinh nghiệm thực tế”.

Người thực hiện thích các tình huống mà họ có thể làm việc càng nhanh càng tốt, và họ sẽ học hỏi tốt nhất trong môi trường họ có thể tự tay làm việc. Những người thực hiện rất cởi mở với các cơ hội học tập mới, họ rất giỏi trong việc giải quyết vấn đề, họ tìm thấy thử thách khi phải làm những công việc không quen thuộc.

Người phản chiếu – Reflector

Những người có phong cách học tập này ưu tiên cho trải nghiệm cụ thể, họ rút ra được kiến thức từ việc quan sát và tái đánh giá sự việc. Họ là những người thích suy nghĩ trước khi làm và họ rất giỏi trong việc giải quyết các vấn đề song song.

Họ muốn xem xét tất cả các góc độ có thể  liên quan đến một vấn đề nào đó, họ luôn nhìn thấy các phương pháp tiếp cận và giải pháp mới. Họ là những người mơ mộng mà không muốn bị thúc giục, họ muốn dành thời gian trước khi đưa ra quyết định.

Nhà tư tưởng – Thinkers

Người có phong cách học tập này là những người kết hợp giữa quan sát, tái đánh giá sự kiện và khái quát thành các khái niệm trừu tượng. Họ thích biến quan sát của họ thành các giả thuyết và lý thuyết mạch lạc.

Họ rất giỏi trong vấn đề lý luận, họ cũng thích làm việc độc lập hơn. Họ học tốt nhất trong các tình huống học tập có cấu trúc với các mục tiêu, lý thuyết và mô hình rõ ràng. Họ muốn được quyền đặt câu hỏi và thảo luận các chủ đề khác nhau.

Người ra quyết định – Deciders

Những người có phong cách học tập này thích việc khái quát các khái niệm cũng như chủ động trong vấn đề trải nghiệm. Họ thích được trải nghiệm các lý thuyết trong thực tế. Họ thường là nhân vật chủ động giải quyết vấn đề và cũng là người ra quyết định cuối. Họ học tốt nhất bằng cách đưa ra những quy luật rõ ràng, ngắn gọn, logic và những nguyên tắc mà họ có thể ngay lập tức đưa vào thực tế.  Họ là những người thực dụng và ghét lãng phí thời gian.

 

KINH NGHIỆM XÂY DỰNG TỔ CHỨC HỌC TẬP TRONG LĨNH VỰC Y TẾ TƯ NHÂN

Các tổ chức y tế tư nhân có thể chủ động trong việc đưa ra các quyết định của mình, như cơ cấu tổ chức như thế nào, sử dụng nguồn nhân lực,…chủ động trong việc lên kế hoạch về nội dung và chi phí đào tạo và học tập cho các cán bộ của mình. Những lao động trong ngành là những người có trình độ cao, tư duy tốt nên khả năng giác ngộ sẽ cao, việc đào tạo sẽ trở nên hiệu quả hơn.

Bên cạnh những cơ hội kể trên thì các tổ chức y tế tư nhân cũng gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình tổ chức học tập cho đội ngũ con người trong nội bộ. Thứ nhất phải kể đến tư tưởng của người lãnh đạo, họ có thể chưa nhận thức được tầm quan trọng của một tổ chức học tập nên việc học sẽ không được chú trọng đầu tư. Hơn nữa, hiện nay, một thực trạng không chỉ diễn ra ở lĩnh vực y tế tư nhân mà ở các doanh nghiệp Việt Nam họ vẫn coi việc đào tạo trong nội bộ công ty là chi phí chứ không phải một hoạt động đầu tư, chính vì vậy quá trình học tập không được tổ chức liên tục mà diễn ra gián đoạn, hiệu quả mang lại là không cao.

 

ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG MỘT TỔ CHỨC HỌC TẬP TRONG LĨNH VỰC Y TẾ TƯ NHÂN

Từ những phân tích trên, có thể thấy để xây dựng một tổ chức học tập trong lĩnh vực này thì cần nêu cao vai trò của người lãnh đạo bệnh viện, bên cạnh việc giỏi chuyên môn nghiệp vụ thì người lãnh đạo phải giỏi trong việc quản lý cũng như phát triển cơ sở của mình. Cần từng bước xây dựng một mô hình học tập tránh xáo trộn cơ cấu tổ chức. Lên kế hoạch một mô hình học tập thường xuyên và có sự trao đổi gắn kết giữa các thành viên trong tổ chức, tránh coi việc học là nhất thời. Lãnh đạo cơ sở y tế tư nhân có thể xây dựng một mô hình học tập phù hợp với tình hình thực tế của tổ chức mình.

 

Tài liệu tham khảo

Katie Smith Milway & Amy Saxton, “The Challenge of Organizational Learning” 

David Kolb & Roger Fry (1970), Experiential Learning Model – ELM

Leave a Reply

error: Nội dung đã khóa !!