1. Nhân sự là giá trị cốt lõi của tổ chức
(Bài từ nghiên cứu của BCG) – Trong nền kinh tế tri thức hiện nay, con người có vai trò quyết định và là nguồn lực quan trong nhất trong tổ chức. Theo xu thế chung, nền kinh tế sản xuất dần chuyển sang thương mại và dịch vụ, khi đó vốn đầu tư sẽ trở nên kém quan trọng hơn, không còn là yếu tố quyết định cạnh tranh thành công của doanh nghiệp. Con người trở thành yếu tố quyết định đến kết quả và hiệu quả hoạt động của tổ chức.
Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt, trong đó vốn và công nghệ không còn là yếu tố tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn nhất của doanh nghiệp. Con người mới là yếu tố quyết định, bởi con người sử dụng vốn, sử dụng công nghệ và các nguồn lực khác để thực hiện hóa mục tiêu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào sở hữu đội ngũ nhân sự có trình độ và kỹ năng tốt hơn sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh và đạt năng suất cao hơn các đối thủ trong ngành. Vì vậy, thách thức của hầu hết doanh nghiệp hiện nay không phải năng suất của tài sản tạo ra mà là năng suất của nhân viên.
Các doanh nghiệp đều thấy được vai trò của đội ngũ nhân sự trong tổ chức. Tuy nhiên, không có nhiều doanh nghiệp đo lường kết quả của nhân viên một cách có hệ thống. Những thước đo thiên về vốn theo truyền thống vẫn được các doanh nghiệp áp dụng, kể cả những doanh nghiệp hoạt động về thương mại và dịch vụ. Cách thức này không cho lãnh đạo biết nhiều về nhân viên và hiệu quả của đội ngũ nhân sự trong tổ chức. Ví dụ, bảng cân đối kế toán của một công ty phần mềm vẫn thể hiện công ty có lãi, làm ăn hiệu quả, mặc dù công ty đó đã mất đi hơn nửa số kỹ sư hàng đầu. Điều đó chưa ảnh hưởng ngay đến kết quả hiện tại, nhưng tương lai doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn và là tổn thất lớn cho doanh nghiệp.
2. Phương pháp đo lường năng suất nhân viên
Phương pháp đo lường hiệu quả tổ chức truyền thống, thông qua đo lường vốn và chi phí tài chính chưa thật sự hiệu quả đối với những doanh nghiệp hoạt động về lĩnh vực thương mại, dịch vụ. Trong đó, họ chủ yếu sử dụng con người và tri thức. Điều đó đặt ra vấn đề phải sử dụng một phương pháp nào đó để đánh giá, đo lường hiệu quả hoạt động của tổ chức. Phương pháp đo lường năng suất nhân viên là một giải pháp hiệu quả cho tổ chức.
Đo lường năng suất nhân viên cần phải được áp dụng và chia sẻ rộng rãi hơn để doanh nghiệp do lường tốt hơn hiệu quả hoạt động. Sau đây là mô hình đo lường năng suất nhân viên của Workonomics:
(Theo BCG)
Mô hình đo lường năng suất nhân viên sử dụng thước đo năng suất nhân viên nhằm loại bỏ được những biến hóa và thể hiện sự đóng góp giá trị thực sự của mỗi nhân viên. Giá trị do mỗi nhân viên tạo ra (năng suất của nhân viên) là phần giá trị công ty có thể, trên nguyên tắc, chấp nhận chi trả cho một nhân viên trung bình mà vẫn đạt được thu nhập trên vốn theo yêu cầu. Với cách tiếp cận này, mối quan hệ giữa hệ thống thiên về vốn theo truyền thống và hệ thống thiên về nhân viên rất đơn giản.
(Theo BCG)
Năng suất trong Workonomics chỉ là một thước đo trong một loạt các thước đo chi tiết thiên về nhân viên. Những thước đo này trả lời cùng một câu hỏi về nhân viên như phương pháp đo lường kết quả truyền thống và hệ thống quản trị trả lời về vốn.
Để đánh giá kết quả từ góc độ nhân viên, trước hết nhìn vào giá trị cổ đông tạo ra bởi công ty và từng đơn vị kinh doanh. Sau đó, thay vì nhìn vào các động lực thúc đẩy kết quả dưới góc độ số vốn đầu tư, năng suất của vốn, chi phí vốn, chúng ta nhìn vào con số nhân viên đang làm việc trong đơn vị, năng suất, chi phí của họ. Thay vì đặt câu hỏi liệu chúng ta đã quyết định đúng trong việc đầu tư vốn vào đúng nhà máy, đúng thiết bị, chúng ta đặt câu hỏi: liệu chúng ta đã có một lực lượng lao động phù hợp với năng lực và kỹ năng cần thiết. Chúng ta không hỏi liệu thiết bị có được vận dụng tối đa, mà hỏi liệu nhân viên đã được khai thác tối đa hay chưa?
3. Hiệu quả mang lại cho tổ chức
Sử dụng phương pháp đo lường năng suất nhân viên, doanh nghiệp sẽ đạt được những lợi ích sau:
Một là, căn cứ vào kết quả đo lường hiệu suất nhân viên, doanh nghiệp sẽ xây dựng chính sách nhân sự phù hợp với chiến lược phát triển của tổ chức;
Hai là, doanh nghiệp có căn cứ để đưa ra quyết định tuyển thêm nhân sự hay quyết định thôi việc đảm bảo vẫn đảm bảo năng suất và hiệu quả hoạt động chung của tổ chức;
Ba là, sắp xếp, bố trí nhân sự vào các bộ phận, vị trí phù hợp nhằm mang lại hiệu quả cho tổ chức;
Bốn là, phát triển năng lực của từng cá nhân, từng bộ phận giúp nâng cao hiệu quả hoạt động toàn tổ chức;
Năm là, thu hút, phát triển nhân sự có trọng tâm, phù hợp với văn hóa và định hướng phát triển tổ chức.
Nguồn tham khảo:
Abridgment of Quantifying Employee Contribution, Felix Barber, Jeff Kotzen, Eric Olsen, and Rainer Strack, 2002 (excerpted from Shareholder Value, May–June 2002)