Thị trường kinh doanh thay đổi buộc các doanh nghiệp cũng phải có những động thái cho sự thay đổi để thức ứng với môi trường. Trong quá trình quản trị thay đổi, có các dự án thay đổi như tổ chức lại, sáp nhập, thay đổi lãnh đạo hay đưa vào vận hành một hệ thống mới dẫn đến việc các tổ chức cần phải lựa chọn những công cụ có thể giữ được sự cân bằng tổ chức, giúp các dự án có hiệu quả cao trong quá trình chuyển đổi. Mô hình Mc Kinsey 7S không còn xa lạ với doanh nghiệp và được sử dụng khá phổ biến trong thay đổi tổ chức. Đã có nhiều tổ chức áp dụng mô hình này, có tổ chức thành công nhưng cũng có một số thất bại. Vậy chúng ta hãy nhìn lại, sau nhiều thập kỷ mô hình 7S mang đến cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp Việt được và “mất” gì?
Mô hình 7S Mc Kinsey được gọi là công cụ phân tích, đánh giá và giám sát các thay đổi trong tình hình nội bộ cho các tổ chức kinh doanh. Nó xác định hiệu quả của tổ chức bằng cách kiểm tra sự liên kết của 7 yếu tố thiết yếu với các giá trị cốt lõi của tổ chức.
Mô hình này cung cấp một cách tiếp cận toàn diện cho tổ chức, được tạo bởi Robert Waterman, Tom Peters, Richard Pascale và Anthony Athos trong một cuộc họp năm 1978, bao gồm 7 yếu tố hoạt động như tác nhân thay đổi tập thể.
- Giá trị được chia sẻ: Được gọi là “mục tiêu siêu hạng”, đây là những giá trị cốt lõi của công ty được minh chứng trong văn hóa doanh nghiệp và đạo đức công việc chung.
- Chiến lược: Kế hoạch đưa ra để xây dựng và duy trì lợi thế cạnh tranh
- Cấu trúc: Cách thức tổ chức của công ty và hệ thống báo cáo liên cấp
- Hệ thống: Các hoạt động và thủ tục hàng ngày mà nhân viên tham gia để hoàn thành công việc
- Phong cách: Phong cách của nhà lãnh đạo được lan tỏa trong tổ chức
- Nhân viên: Các đặc điểm nhân lực, nhân khẩu học, giáo dục và thái độ của tổ chức.
- Kỹ năng: Kỹ năng thực tế và năng lực của nhân viên làm việc cho công ty.
Áp dụng mô hình 7S
Mô hình 7S Mc Kinsey là công cụ phổ biến về thay đổi tổ chức, làm thế nào để chúng ta có thể sử dụng nó trong một tình huống kinh doanh thực sự?
Có 5 bước để áp dụng công cụ này trong tổ chức:
- Đầu tiên, ban lãnh đạo cần tìm ra điểm có vấn đề trong hệ thống tổ chức để có thể áp dụng mô hình này.
- Bước tiếp theo là đảm bảo rằng thiết kế tổ chức là tối ưu: Nghiên cứu về mức độ liên kết của 7 yếu tố này với cấu trúc công ty.
- Sau khi phân tích được mức độ liên kết, ban lãnh đạo cần phải phác thảo các lĩnh vực cần thay đổi hoặc cần tổ chức lại cùng với các sửa đổi cần thiết.
- Tiếp theo là việc thực hiện thành công thay đổi theo kế hoạch với sự giúp đỡ của các chuyên gia tư vấn để đat được kết quả cao.
- Giám sát thường xuyên để duy trì hiệu quả tổ chức.
Mô hình Mc Kinsey 7S cung cấp các lợi ích:
Mô hình này đã được áp dụng thành công ở nhiều tổ chức kinh doanh và đã mang lại hiệu quả đáng kể trong các hoạt động ở tổ chức. Lợi ích mô hình này mang lại là:
- Cung cấp một phương pháp tiếp cận hiệu quả để chẩn đoán và hiểu về tổ chức.
- Mô hình không chỉ phát triển về mặt lý thuyết mà còn được thử nghiệm và áp dụng trong thay đổi tổ chức.
- Khi các bộ phận thiết yếu của công ty được liên kết chặt chẽ với tầm nhìn thì tổ chức sẽ đạt mục tiêu mong muốn tốt hơn.
- Mô hình giúp các bộ phận và quy trình khác nhau có thể đồng bộ lại với nhau trong trường hợp sáp nhập tổ chức.
- Tạo điều kiện cho việc áp dụng có hệ thống các chính sách, quy định và chiến lược của ban lãnh đạo
- Ban dự án có thể phân tích những tác động của việc thay đổi văn hóa doanh nghiệp, chính sách, chiến lược, cấu trúc, công nghệ với tổ chức.
“Góc khuất” của mô hình Mc Kinsey 7S
Mặc dù mô hình này hữu ích cho việc đạt được các mục tiêu của công ty nhưng nó cũng tiêu tốn khá nhiều thời gian, công sức của nhân viên, nhà quản lý và cản trở các hoạt động khác. Cụ thể có một số hạn chế như sau:
- Những kết luận của phân tích đôi khi không hỗ trợ thiết thực: Khi ban dự án phân tích mức độ liên kết của 7 yếu tố, đôi khi những phân tích đó không hỗ trợ trong thực tế với các hoạt động diễn ra ở tổ chức.
- Ban lãnh đạo có khả năng bỏ sót một số vấn đề nảy sinh khi thực hiện các chiến lược.
- Nhà phân tích thiếu giải thích đúng đắn về chiến lược thực hiện.
- 7S chủ yếu là mô hình tĩnh, đó là một khuôn khổ trì trệ, ngắn hạn vì kết quả không thể được phân tích sớm như vậy.
- Khó khăn để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình này trong một tổ chức kinh doanh.
- Khung này nhấn mạnh vào việc phân tích các yếu tố bên trong của tổ chức, bỏ qua các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh.
Như vậy, tổ chức cần xác định rõ nền tảng tổ chức, những giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp đã có để có những quyết định đúng đắn cho sự thay đổi. Mô hình 7S là mô hình rất quan trọng giúp các doanh nghiệp hiểu và phân tích rõ hơn các yếu tố hoạt động của mình. Việc lựa chọn mô hình và áp dụng mô hình đó sao cho hiệu quả trong tổ chức là một quá trình trong tiến trình thay đổi của tổ chức. Những người điều hành tổ chức cần vận dụng mô hình khéo léo sao cho hiệu quả cao nhất cũng như có chiến lược đúng đắn trong quá trình thay đổi của thị trường, lựa chọn đơn vị Tư vấn hỗ trợ một cách sáng suốt là bước đi đầu tiên quyết định thành công của dự án.
Trong các dự án Tư vấn đổi mới phát triển tổ chức mà OD CLICK triển khai hỗ trợ, chúng tôi luôn thấu hiểu mỗi doanh nghiệp là một trường hợp cá biệt, không thể áp dụng cách thức triển khai cũ (kể cả thành công) với doanh nghiệp hiện tại. Trên cùng một mô hình, chúng tôi vận dụng tuyệt đối không áp dụng. Khi sử dụng 7S trong doanh nghiệp OD CLICK tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Phân tích xác định đặc thù của doanh nghiệp.
- Xác định những giá trị nào nên thay đổi, những giá trị nào cần được duy trì và phát triển
- Cùng tham gia xây dựng chiến lược và hệ thống
Khi làm việc cùng OD CLICK, giá trị mạnh mẽ nhất mà doanh nghiệp nhận được đó chính là “Sức mạnh phát triển từ bên trong tổ chức”, đảm bảo tính cam kết và phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Nguồn tham khảo: