ỨNG DỤNG MÔ HÌNH 7S TRONG PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC

Nền kinh tế nhiều biến động cùng với tốc độ phát triển của công nghệ 4.0 đòi hỏi các doanh nghiệp phải thay đổi và cải tiến không ngừng. Để thành công, mỗi doanh nghiệp cần có kiến thức về tổ chức nội bộ và tìm ra cách thức làm việc tốt hơn và hiệu quả hơn.

Mặc dù rất nhiều công cụ mới ra đời, song mô hình 7S của Tom Peters và Robert Waterman vẫn là một trong những công cụ hữu ích đối với doanh nghiệp. Bảy chữ “S” trong mô hình này đề cập đến bảy nhân tố:
1. Strategy
2. Structure
3. Systems
4. Style
5. Staff
6. Skills
7. Shared values

Theo mô hình này, những mối quan hệ giữa các nhân tố sẽ được tổ chức một cách bài bản và khoa học, và các nhân tố này sẽ hướng doanh nghiệp đi theo hướng đi chiến lược đã định sẵn.

Các nhân tố trong mô hình 7S đước chia thành Phần cứng (các nhân tố cứng) và Phần mềm (các nhân tố mềm). Những nhân tố cứng thường dễ nhận ra và tác động bởi nhà lãnh đạo như Chiến lược, Cấu trúc, Hệ thống. Trong khi đó những nhân tố mềm thường không dễ mô tả, vô hình và khó điều chỉnh hơn. Giá trị chia sẻ là nhân tố cốt lõi, được tạo nên từ các nhân tố khác, đồng thời ảnh hưởng mạnh tới sự phát triển của các nhân tố khác. Nếu một tổ chức có năng lực tốt, 7 yếu tố này cần kết nối và liên kết chặt chẽ với nhau.

Mô hình 7S chủ yếu được sử dụng để theo dõi các vấn đề hiệu suất trong một doanh nghiệp để cải thiện chúng. Việc phân tích kỹ càng 7 yếu tố, từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao làm gia tăng hiệu quả của tổ chức. Mô hình cho phép thiết lập một khung tham chiếu toàn diện so sánh tình trạng hiện tại (IST) với tình trạng kỳ vọng trong tương lai (SOLL). Khi đó, người sử dụng nhận ra những khác biệt và khoảng cách có thể xảy ra, trong đó những khoảng cách và khác biệt có thể xảy ra giữa IST và SOLL và có thể điều chỉnh tối ưu nhất.

Leave a Reply

error: Nội dung đã khóa !!